Luận Văn Định loại và xác định vai trò truyền bệnh của các thành viên trong nhóm loài muỗi Anopheles minimus

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: “Định loại và xác định vai trò truyền bệnh của các thành viên trong nhóm loài muỗi Anopheles minimus tại Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa bằng kỹ thuật PCR



    Mở Đầu


    Từ cuối thập kỷ 1980, bệnh sốt rét có chiều hướng tăng cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết trong cả nước và đỉnh cao là vào năm 1991 với hơn một triệu ca mắc và 4.646 ca tử vong. Nguyên nhân của nó là những khó khăn về kỹ thuật như ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi thay đổi tập tính, muỗi sống ngoài nhà và tăng sức chịu đựng với hóa chất diệt côn trùng, cùng với việc di biến động dân cư lớn và khả năng đầu tư cho chương trình còn hạn chế. Tất cả nguyên nhân này dẫn đến việc chuyển hướng chiến lược từ tiêu diệt sốt rét sang phòng chống sốt rét ở Việt Nam từ đầu những năm 1990. Khánh Hòa có đặc điểm riêng cũng nằm trong khung cảnh sốt rét chung của cả nước.[2]
    Bệnh sốt rét lưu hành ở hầu hết các khu vực đồi núi Việt Nam với mức độ khác nhau. Mức độ lưu hành khác nhau cả về thời gian và không gian, đều do tác động của môi trường tự nhiên, ký sinh trùng, muỗi – trung gian truyền bệnh và sinh thái người. Yếu tố sinh thái người bao gồm khía cạnh văn hóa, kinh tế cũng như các hoạt động phòng chống của nhà nước. ở Việt Nam ít ai nghi ngờ về khâu tổ chức của chương trình này. Qua hai thập kỷ, biến động của tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong chỉ có thể giải thích do sự thay đổi về cường độ cũng như hiệu quả của các cố gắng trong các hoạt động phòng chống sốt rét.
    Các nhà sốt rét học Việt Nam dù có nhiều thiện chí cũng phải miễn cưỡng từ bỏ dần dần ý tưởng tiêu diệt hoàn toàn bênh sốt rét ở Việt Nam. Vào cuối thập kỷ 80, bệnh sốt rét lại tăng lên do các yếu tố: ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, di biến động dân cư lớn, hệ thống y tế tuyến xã hoạt động kém và thiếu các nguồn lực (tài chính và các nguồn DDT) để duy trì các hoạt động của hệ thống phòng chống sốt rét. Điều này đã dẫn đến đỉnh cao các vụ dịch vào năm 1991 và 1992, sau đó tuy đã lẫy lại được tinh thần phòng chống sốt rét nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng các phương pháp hiện có là không thể tiêu diệt được sốt rét mà phải cố gắng lâu dài.[8]
    Trong khi đó ở một số địa phương, rõ ràng là mức độ lưu hành sốt rét vẫn cao, đặc biệt là những nơi có chiến lược phòng chống cần phải tính toán kỹ nhằm đem lại hiệu quả tối ưu, và tính bền vững của các hoạt động cũng có tầm quan trọng nhất định. Đã từ lâu, người ta nhận biết rằng một số khu vực thuộc Nam Đông dãy Trường Sơn là nơi có nhiều sốt rét nhất. Bệnh này vẫn dai dẳng ở đây bất chấp mọi cố gắng to lớn của các hoạt động như phun DDT, điều trị sốt rét hàng loạt trong nhiều thập kỷ. Trong các khu vực đó có huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa đã được các nhà sốt rét học Việt Nam coi là “ nôi sốt rét của Việt Nam”.[1]
    Trước năm 1989, số ca sốt rét chiếm khoảng 25 – 30% tổng số ca nhập viện chung trong huyện, nhưng tỷ lệ này tăng lên gần 90% vào năm 1991 với 3.763 ca sốt rét trên tổng số 4.202 ca chung, trong đó có 120 ca sốt rét nặng và 16 trường hợp tử vong. Tỉnh Khánh Hòa ( dân số khoảng 890.000 người) thống kê được 16.397 ca sốt rét năm 1991, trong đó có 922 ca sốt rét biến chứng và 198 trường hợp tử vong ( số liệu của trạm sốt rét, KST-CT Khánh Hòa). Tỷ lệ ký sính trùng kháng Chloroquine ( RII & RIII) lên tới 50% và kháng Fansidar trên 80% ( số liệu theo dõi in vitro và in vivo của Viện Sốt Rét KST-CT). Kết quả các đợt điều tra ở Khánh Vĩnh cho thấy tỷ lệ hiện mắc gần 50% trên tổng số dân, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi ( 80-90% ở xã Khánh Phú năm 1992) mà P.falciparum chiếm một nửa. Kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy An.dirus, loài muỗi truyền bênh sốt rét nguy hiểm có mật độ rất cao ở đây cùng với An.minimus, loài muỗi truyền bênh sốt rét phổ biến ở Việt Nam. Biện pháp phun DDT trong nhà là hoàn toàn thất bại với An.dirus, loài muỗi sống ngoài nhà vì nó tránh tiếp xúc với diện phun. Hơn nữa, cấu trúc nhà ở của dân nghèo ở đây rất sơ sài, vách đan bằng tre thưa, nên diện phun hẹp và hiệu quả phun tồn lưu ( ICON) Lambdacyalithrine kém ( Nguyễn Thọ Viễn, 1992).
    Khu vực có những đặc điểm trên đã được chọn làm điểm nghiên cứu dài hạn đại diện cho một vùng có nhiều khó khăn trong công tác PCSR đồng thời cũng phù hợp với điều kiện khí hậu cần và giao thông trong tất cả các mùa. ở Khánh Vĩnh, xã Khánh Phú được chọn làm điểm nghiên cứu thực địa vì dân cư và môi trường nghiên cứu tương đối ổn định – còn ở các xã khác, dân cư biến động lớn và mức độ phá rừng nhanh.

    Mục đính của Dự án Nghiên cứu Sốt rét Khánh Phú là nhằm nghiên cứu chi tiết về tình hình côn trùng và dịch tễ sốt rét, trên cơ sở đấy tìm ra chiến lược PCSR trong tương lai cho khu vực này, cũng như cho những nơi khác có mức lan truyền mạnh như ở đây. Cụ thể là sau gia đoạn nghiên cứu cơ bản, sẽ tiến hành nghiên cứu đánh giá các biện pháp can thiệp dưới hình thức và phạm vi có tính khả thi và bền vững trong diện rộng ở Việt Nam, chú trọng đến những khía cạnh thực tế là có hạn chế về khả năng nhân lực và tài lực.
    Dự án Khánh Phú cũng có mục đích phát triển là tăng cường khả năng nghiên cứu cho cán bộ sốt rét của Việt Nam. Do phạm vi và mục đích lâu dài, dự án có thể phát triển trở thành trường học cho cán bộ sốt rét thực địa ở Việt Nam. Với mục đích này, giá trị của dự án cũng đáng kể và bắt đầu thu hút được các nhóm nghiên cứu ( ngay cả từ nước ngoài) vào Khánh Phú, nơi có thể tận dụng các cơ sở vật chất và các số liệu cơ bản có sẵn cho các nghiên cứu sâu hơn.
    ở Việt Nam, nhóm loài Anopheles minimus bao gồm 4 đồng hình là An.minimus, An.acnitus, An.pampanai, An.varuna, trong đó An.minimus được xác định là vec tơ sốt rét chủ yếu ở vùng rừng núi trong cả nước ( Trần Đức Hinh và cs 1987, 1992). Đồng thời An.aconitus cũng được coi là vec tơ phụ ở miền rừng núi. Các loài trong nhóm loài này rất đa hình và có những đặc điểm hình thái gối nhau, do đó làm cho việc phân loại bằng dấu hiệu hình thái gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc tìm phương pháp phân biệt chính xác các loài trong nhóm này và xác định vai trò truyền bệnh là hết sức cần thiết vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
    Định loại và xác định vai trò truyền bệnh của các thành viên trong nhóm loài Anopheles minimus tại Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa bằng kỹ thuật PCR với mục tiêu:
    - Định loại các loài trong nhóm loài An.minimus tại Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa bằng kỹ thuật PCR.
    - Xác định máu vật chủ bằng kỹ thuật PCR.
    - Xác định vai trò truyền bệnh bằng kỹ thuật PCR.



    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu 4
    Mở Đầu 5
    Chương 1 8
    Tổng quan tài liệu liên quan 8

    1.1. Đại cương về các thành viên trong nhóm loài 8
    1.1.1. Anopheles ( Cellia) minimus Theobald, 1901 9
    1.1.2. Anopheles pampanai Buetiker and Beales, 1950 11
    1.1.3. Anopheles (Cellia) acontitus Donitz, 1902 11
    1.1.4. Anopheles varuna Iyengar, 1924 11
    1.2. Những nghiên cứu về sự đa hình của các thành viên trong nhóm loài Anopheles minimus 12
    1.3. Những nghiên cứu về vai trò truyền bệnh và tính ưa vật chủ của các vectơ 16
    1.3.1. Những nghiên cứu về vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi 16
    1.3.2. Xác định tính ưa vật chủ của vectơ 17
    1.4. Kỹ thuật PCR 17
    Chương 2 20
    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 20

    2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
    2.1.1. Vị trí phân loại 20
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.2.1. Thu thập mẫu tại thực địa 21
    2.2.2. Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm 21
    2.2.2.1. Phương pháp tách chiết ADN của muỗi 21
    2.2.2.2. Định loại muỗi trưởng thành bằng kỹ thuật PCR 22
    2.2.2.3. Xác định máu vật chủ bằng kỹ thuật PCR 24
    2.2.2.4. Xác định ký sinh trùng sốt rét trong muỗi bằng kỹ thuật PCR 26
    Chương 3 29
    Kết quả nghiên cứu và thảo luận 29

    3.1. Kết quả nghiên cứu 29
    3.1.1. Kết quả định loại các loài muỗi trong nhóm loài Anopheles minimus tại Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. 29
    3.1.2. Kết quả phân tích về vai trò truyền bệnh và tính ưa vật chủ của các thành viên trong nhóm loài An.minimus tại Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa 39
    3.1.2.1. Kết quả phân tích tính ưa thích vật chủ bằng kỹ thuật PCR 39
    3.1.2.2. Kết quả phân tích tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét bằng kỹ thuật PCR 43
    3.2. Bàn luận 46
    Kết luận và đề nghị 48
    Kết luận: 48
    Đề nghị: 48
    Tài liệu tham khảo 49


    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu


    An: Anopheles
    Bp: Base pair
    Cs: Cộng sự
    DDT: Dicholor diphenyl trichloroethane
    EDTA: Etilendiamin tetraaxetic axit
    ELISA: Enzyme linked immunosobent assay
    G: Vòng/phút
    KST-CT-TW: Ký sinh trùng- côn trùng- trung ương
    PCR: Polymerase chain reaction
    RFLP: Restriction fragment length polymorphism
    SDS: Sodium dodecyl sulfate
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...