Tiểu Luận Định kiến xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Định kiến xã hội


    MỞ ĐẦU​

    Xung quanh vấn đề về định kiến xã hội (ĐKXH) đã có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau:

    - Theo từ điển : ĐKXH là ý kiến có trước mang tính chủ quan. Là thái độ cá nhân đánh giá tiêu cực một chiều dựa vào quy ước xã hội dẫn đến phân biệt xã hội.

    - ĐKXH và định khuôn xã hội là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới tri giác xã hội của chúng ta, chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế các nhà tâm lý học xã hội đã định nghĩa chúng như sau :

    + “Định kiến xã hội là thái độ sẵn có về đối tượng, về một sự kiện xã hội nào đó, thường mang hàm ý xấu.

    Thuật ngữ Định khuôn xã hội do nhà bác học Mỹ Lippman đưa ra để nói đến những biểu tượng bền vững được đơn giản hoá khái quát hoá và sơ đồ hoá mỗi khi nhìn nhận đối tượng mà thiếu hụt thông tin” (Trích trong tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận (TLH-NVĐLL, T.256).

    + “ĐKXH như một thái độ của cá nhân bao hàm một chiều đánh giá thường là tiêu cực đối với các hạng người hay các loại nhóm, tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ”. (Trích trong những khái niệm cơ bản của TLHXH).

    + “Định kiến xã hội bao hàm một sự phán xét “tốt” hay “xấu” của chúng ta đối với những người khác, ngay cả trước khi biết rõ họ hoặc biết được lý do hành động của họ : (Trích trang : Những con đường của TLH).

    II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI :

    - Định kiến thể hiện trong tất cả các khía cạnh, các lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế văn hoá, tôn giáo, pháp luật

    - Như đã đề cập ở phần trên định kiến và khuôn mẫu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, định kiến được nảy sinh từ khuôn mẫu. Vì thế nó có nhiều đặc điểm giống khuôn mẫu.

    - “Trong hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế, định kiến xã hội giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức, đưa ra một hình ảnh giản ước về đối tượng.

    - Định kiến gắn chặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể tiếp thu được và cũng có thể từ bỏ được. Nó gây ảnh hưởng tới hành vi vào những thời điểm nhất định và có khả năng suy giảm vào thời điểm khác.

    - Trong quá trình tri giác lẫn nhau, các định kiến có thể dẫn đến hai hậu quả : thứ nhất, làm đơn giản hoá quá trình nhận thức người khác ngăn cản việc hiểu biết người khác một cách chính xác. Thứ hai : cách định kiến xã hội thường dẫn đến thái độ khó chịu với đối tượng tri giác.

    - Các định kiến còn mang chức năng biện minh xã hội cho những hành vi của cá nhân. Để chứng minh chó đặc điểm trên, Sherif đã tổ chức hoạt động vui chơi cho hai nhóm con trai không quen biết nhau. Sau đó, tổ chức thi đấu các trò chơi cho hai nhóm này. Tác giả nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm. Nhóm nào cũng cho mình giỏi hơn, trội hơn nhóm kia, và cả hai đều coi thường nhau. Theo tác giả chính trong mối nhóm đã hình thành những định khuôn làm chuẩn cho hành vi của nhóm đó, nó mang chức năng biện minh, dự báo các xung đột hành vi của chúng” (Trích trong TLHXH - Những vấn đề lý luận T.265-268).

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...