Luận Văn Định hướng xây dựng và phát triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải đô thị tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU .6

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 9

    1. Khái niệm cơ bản về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt 9

    1.1. Thành phần và tính chất của nước thải .9

    1.2. Các thông số của nước thải có ảnh hưởng tới môi trường .12

    1.3. Các phương pháp xử lý nước thải .13

    1.3.1. Phương pháp lý học .14

    1.3.2. Phương pháp hóa học .15

    1.3.3. Phương pháp sinh học 16

    1.3.4. Xử lý nhiệt .17

    2. Tầm quan trọng của ngành xử lý nước thải .17

    2.1. Trên lĩnh vực kinh tế 17

    2.2. Trên lĩnh vực xã hội 20

    CHƯƠNG II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM .21

    1. Các nhân tố chung .22

    1.1. Nguồn cung nước sạch .22

    1.2. Nguồn vốn và công nghệ 24

    1.3. Tài nguyên thiên nhiên .25

    2. Cầu thị trường về xử lý nước thải .27

    2.1. Quá trình đô thị hoá 27

    2.2. Quá trình công nghiệp hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư .28


    2.3. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO 32

    3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ .32

    4. Vai trò của chính phủ 33

    4.1. Các cơ quan quản lý hoạt động xử lý nước thải .33

    4.2. Các văn bản pháp luật về xử lý nước thải 34

    4.3. Cách thức theo dõi và đánh giá hoạt động xử lý nước thải 37

    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NGÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
    VÀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 39

    1. Khái quát về thị trường xử lý nước thải tại Việt Nam hiện nay 39

    2. Thực trạng xử lý nước thải công nghiệp .40

    2.1. Thực trạng chung .40

    2.3. Khu vực Đông Nam Bộ 41

    2.4. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 46

    3. Thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt 48

    3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt ở TP HCM 50

    3.2. Xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Nội .52

    CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH XỬ LÝ
    NƯỚC THẢI TRONG THỜI GIAN TỚI .54

    1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển hệ thống xử lý nước thải .54

    2. Các giải pháp đối với Việt Nam 58

    2.1. Đối với việc xử lý nước thải tại các KCN, KCX 58

    2.2. Sử dụng vốn vay ODA cho các dự án về XLNT 59

    2.3. Kêu gọi đầu tư và sự tham gia của tư nhân vào ngành XLNT .60

    KẾT LUẬN .63

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    NTCN:Nước thải công nghiệp
    NTSH: Nước thải sinh hoạt
    XLNT: Xử lý nước thải
    KCN: Khu công nghiệp
    KCX: Khu chế xuất
    WSC: Công ty cung cấp nước
    URENCO: Công ty nước sạch và vệ sinh môi trường
    SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    CNH: Công nghiệp hóa
    SXCN: Sản xuất công nghiệp
    MOSTE: Bộ khoa học, công nghệ và môi trường
    DOSTE: Sở khoa học, công nghệ và môi trường
    NEA: Tổng cục môi trường quốc gia
    MoNRE: Bộ tài nguyên môi trường
    EIA: Đánh giá tác động môi trường (Environmental impact assessment)


    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    Bảng

    Bảng 1: Các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học của nước thải và nguồn sinh ra nó

    Bảng 2: Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý trong quá trình xử lý nước thải

    Bảng 3: Các thông số của nước thải ảnh hưởng tới môi trường

    Bảng 4: Các cơ quan quản lý môi trường ở Việt Nam

    Bảng 5: Giá trị tới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

    Sơ đồ:

    Sơ đồ 1: Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học
    Sơ đồ 2: Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
    Sơ đồ 3: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
    Sơ đồ 4: Xử lý nhiệt
    Sơ đồ 5: Các KCN quanh hệ thống sông Đồng Nai

    Biểu đồ

    Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành công nghiệp nước của Mỹ

    Biểu đồ 2: Số lượng KCN, KCX trên cả nước qua các năm

    Biểu đồ 3: Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1990-2008


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Trong vài năm trở lại đây, vấn đề xử lý nước thải ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ từ các cơ quan, ban ngành có liên quan mà còn từ đông đảo quần chúng nhân dân. Một thực trạng dễ nhận thấy là ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp và khu đô thị đã ở trong tình trạng báo động. Tình trạng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước hiện đang rất phổ biến. Theo kết quả điều tra của Bộ Công Thương, cho đến tháng 7/2008, trong số 154 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên toàn quốc thì chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25,3%), 27 khu công nghiệp đang xây dựng và 27 khu có đã có kế hoạch xây dựng. Bên cạnh đó, sức ép của quá trình đô thị hóa (ĐTH), gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây nên tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn, thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước ngày một ô nhiễm trầm trọng. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, ô nhiễm nước thải còn gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Ngân hàng thế giới ước tính, mức thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu quản lý chất thải và nước thải lên đến 1,3% thu nhập quốc dân, vào thời kỳ suy giảm kinh tế, mức thiệt hại này có thể cao hơn nữa. Trong khi đó, cơ chế chính sách phát triển chậm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có tính pháp lý cao để thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực xử lý nước thải. Rõ ràng, xử lý nước thải hiện nay đã trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, không những nhà nước cần đưa ra một chiến lược rõ ràng cũng như một bản quy hoạch chi tiết để củng cố và phát triẻn ngành xử lý nước thải, mà tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội cũng phải chung tay hành động thì mới có thể giải quyết được vấn đề này.

    Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược và ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc của vấn đề xử lý nước thải, em quyết định chọn đề tài “Định hướng xây dựng và phát triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải đô thị tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

    3 . Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và các khu đô thị của Việt Nam

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là

     Đưa đến một cái nhìn tổng thể về hiện trạng phát triển của ngành CN xử lý nước thải tại các khu đô thị và các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay.

     Đề xuất định hướng và mô hình phát triển cho ngành xử lý nước thải của Việt Nam

     Kiến nghị cho các cơ quan ban ngành Việt Nam một số biện pháp về hoàn thiện khung pháp lý và các biện pháp quản lý ngành xử lý nước thải

    4 . Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh sử dụng các số liệu nguyên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó phương pháp mô hình hoá sử dụng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ sẽ được sử dụng trong tất cả các chương để khái quát và làm rõ vấn đề.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và các khu đô thị của Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Kết quả nghiên cứu dự kiến của đề tài là:

     Nêu lên được đối tượng và đặc điểm của ngành xử lý nước thải

     Phân tích hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay.

     Đưa ra được định phát triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    • 6.doc
      Kích thước:
      3.3 MB
      Xem:
      0
    • 6.pdf
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...