Luận Văn Định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình đổi mới đất nước và tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt
    động báo chí cách mạng là trận địa nóng bỏng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, vì nó
    liên quan đến an ninh thông tin quốc gia, đến sự tồn vong của Đảng và chế độ chúng
    ta. Chính vì vậy, Chỉ thị 22/CT-TƯ của Bộ Chính trị (khóa VIII) đã chỉ rõ: Báo chí -
    xuất bản đặt phải dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động
    trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức
    chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ
    nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
    nước. Chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí - xuất bản là độc lập dân tộc và chủ
    nghĩa xã hội.
    Trong thời gian qua, cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất
    nước, hoạt động báo chí nước ta đã có nhiều đổi mới, vươn lên mạnh mẽ và đạt được
    những thành tựu to lớn. Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục
    đích, đối tượng phục vụ, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng,
    Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân. Tuy nhiên, bên
    cạnh những thành tựu thì hoạt động báo chí nước ta cũng tồn tại nhiều hạn chế, yếu
    kém, đặc biệt là đang có những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),
    không theo định hướng chính trị, làm giảm hoặc phản tác dụng thông tin tuyên
    truyền Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng một hệ thống lý luận về
    định hướng XHCN trong hoạt động báo chí, cũng như những giải pháp thiết thực để
    bảo đảm cho hoạt động này phát triển đúng định hướng XHCN, góp phần phục vụ đắc
    lực công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
    Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách đó, tác giả đã chọn vấn đề: "Định hướng x∙ hội
    chủ nghĩa trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ
    chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    * Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ về lý luận, thực tiễn và thực trạng của vấn đề định hướng XHCN
    trong hoạt động báo chí ở nước ta, luận án xác định một số quan điểm cơ bản và những
    giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm định hướng XHCN trong hoạt động báo chí ở nước ta
    hiện nay.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ quan niệm về hoạt động báo chí và định hướng XHCN trong hoạt động
    báo chí.
    - Phân tích thực trạng định hướng XHCN trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện
    nay, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề cần giải
    quyết trong quá trình hoạt động báo chí theo định hướng XHCN.
    - Xác định một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu để bảo đảm định hướng
    XHCN trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    * Đối tượng nghiên cứu
    !Syntax Error, *
    2
    Là những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc định hướng XHCN trong hoạt động
    báo chí cách mạng ở nước ta hiện nay (nhất là đối với thể loại báo chí chính trị - xã
    hội).
    * Phạm vi nghiên cứu
    - Bàn về hoạt động báo chí theo nghĩa hẹp, đó là quá trình truyền bá thông tin mang
    tính định hướng của các cơ quan báo chí, các nhà báo đến các tầng lớp nhân dân, nhằm
    góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã
    hội chủ nghĩa.
    - Các loại hình báo chí cơ bản được khảo sát, bao gồm: Báo in, báo nói, báo hình,
    báo điện tử. Thời gian khảo sát từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
    (1986) đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    * Cơ sở lý luận
    Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    và đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về định hướng XHCN, hoạt động báo
    chí và những vấn đề liên quan.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu cơ bản sau: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
    phương pháp lôgíc - lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê,
    hệ thống hóa; phương pháp điều tra xã hội học .
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Chỉ ra những nội dung cơ bản của việc định hướng XHCN trong hoạt động báo
    chí ở nước ta.
    - Đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những
    thành tựu, hạn chế đó, cùng những vấn đề đặt ra đối với định hướng XHCN trong hoạt
    động báo chí ở nước ta.
    - Nêu lên những giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm định hướng XHCN trong hoạt
    động báo chí ở nước ta.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo để các cơ quan lãnh đạo, quản
    lý báo chí đề ra những phương hướng và giải pháp thiết thực phục vụ công tác định
    hướng, quản lý, phát triển báo chí đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước.
    - Luận án có thể làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về báo chí và
    cho giới báo chí trong nhiệm vụ tuyên truyền phát triển đất nước theo định hướng
    XHCN.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, tổng quan vè tình hình nghiên cứu đề tài, kết luận và danh mục
    tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...