Định hướng vận dụng chương trình sách giáo khoa phổ thông cấp tiểu học sau năm 2015 cho học sinh dân

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013 – 05NV
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Huệ Yên
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 20013/ tháng 8 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ: 54 dân tộc với khoảng 90 ngôn ngữ. Ngoài người Kinh (chiếm khoảng 86%), các dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 14%, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009) thường sinh sống ở vùng điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cùng với môi trường sống nói trên, những rào cản về tâm lý, ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa đã kìm hãm phát triển giáo dục ở những vùng này.

    Trong những năm qua, nhiều chính sách về giáo dục và đào tạo đối với vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã được ban hành, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền quốc gia Song chất lượng, hiệu quả giáo dục vùng dân tộc vẫn luôn ở tình trạng còn nhiều yếu kém, bất cập, tụt hậu so với các vùng có điều kiện thuận lợi.

    Thực tế triển khai đổi mới CT, SGK phổ thông cấp TH đặt ra một số vấn đề về CT, SGK: 1/ CT chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn nảy sinh giữa tính thống nhất (ở tầm quốc gia) và sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, về đặc điểm văn hoá của các vùng miền khác nhau; về năng lực, nhu cầu và hứng thú học tập rất khác nhau của từng đối tượng HS. 2/ Một bộ SGK sử dụng cho các nhóm đối tượng HS trong những điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khác nhau trong toàn quốc tỏ ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn dạy học

    Để khắc phục những khó khăn trong việc triển khai CT GDTH ở vùng dân tộc thiểu số, Bộ GD&ĐT và các địa phương đã đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp TH. Tuy nhiên, cũng có thể thấy, các văn bản quản lí, chỉ đạo thực hiện CTTH ở vùng dân tộc chưa kịp thời nên đã gây khó khăn cho việc quản lí chỉ đạo ở cơ sở

    Trong xu thế chung về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đổi mới CT, SGK phổ thông là một tất yếu. Nghị quyết số 29-NQ/TW khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà truờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

    Vì vậy, khi xây dựng CT, SGK cấp TH sau năm 2015, cần thiết phải có định hướng vận dụng CT, SGK dành cho HS dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo các em được tiếp cận CT, SGK vừa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong CT, vừa phù hợp với vùng miền, phù hợp với tâm lý, ngôn ngữ, văn hóa của HS DTTS vùng khó khăn.

    Tiểu học là cấp học đầu tiên, thuộc giai đoạn 1 của GDPT, là giai đoạn bắt buộc (gồm TH và THCS), người học cơ bản hình thành nhân cách, trang bị kiến thức kỹ năng tối thiểu. Khi đến trường, HSTH (nhất là HS lớp 1) gặp rất nhiều khó khăn vì trẻ non nớt, các thói quen học tập chưa được hình thành, khả năng thích ứng môi trường học tập còn hạn chế.

    Từ thực tiễn triển khai CT SGK năm 2000; kết quả học tập của HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số số giai đoạn 2000-2010; trên cơ sở nguyên tắc và định hướng đổi mới CT giáo dục phổ thông 2015, cần thiết phải có định hướng vận dụng CT, SGK phổ thông cấp tiểu học sau 2015 cho HS DTTS vùng khó khăn.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Căn cứ định hướng đổi mới CT GDPT sau năm 2015, đề xuất định hướng vận dụng CT, SGK phổ thông cấp tiểu học sau năm 2015 cho HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xây dựng CT, SGK phổ thông nói chung và cấp TH nói riêng; Thực tiễn vận dụng CT, SGK cấp TH ở vùng dân tộc thiểu số (rà soát các đề tài NC, báo cáo khảo sát, Dự án hỗ trợ và các CT, SGK, tài liệu hỗ trợ được sử dụng ở vùng dân tộc thiểu số; Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu); Những định hướng đổi mới giáo dục trong Nghị quyết 29 của BCH TW và những đặc thù của HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Kết quả rà soát các công trình nghiên cứu vận dụng CT, SGK cấp TH năm 2000 ở vùng dân tộc thiểu số cho thấy: Những khó khăn, bất cập của CBQL và GV ở địa phương trong thực hiện CT, SGK cấp TH. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp vận dụng CT, SGK phổ thông cấp TH sau năm 2015 dành cho HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Giáo dục tiểu học ở một số tỉnh thuộc vùng dân tộc còn nhiều khó khăn (theo phạm vi khảo sát các đề tài, dự án).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa vấn đề về cở sở, nguyên tắc xây dựng CT, SGK; Tâm lý HS dân tộc thiểu số;

    Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Hồi cứu tài liệu nghiên cứu, đánh giá về thực trạng triển khai CT GDPT hiện hành tại vùng dân tộc thiểu số; Hồi cứu các CT tài liệu đã dùng cho HSPT dân tộc thiểu số; Các nghiên cứu về CT, SGK dành cho HS dân tộc thiểu số; Lấy ý kiến chuyên gia về xây dựng CT GDPT ở trung ương và địa phương.

    Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác: thống kê toán học (khi xử lý kết quả nghiên cứu)

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận

    1.1. Các khái niệm cơ bản
    1.2. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015
    1.3. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa cấp tiểu học sau năm 2015

    Chương 2. Cơ sở thực tiễn

    2.1. Kinh nghiệm quốc tế
    2.2. Kinh nghiệm trong nước
    2.3. Kết quả học tập của HS dân tộc thiểu số trong CT tiểu học năm 2000

    Chương 3. Định hướng vận dụng chương trình sách GK phổ thông cấp TH sau năm 2015 cho HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

    3.1. Cơ sở vận dụng
    3.2. Nguyên tắc vận dụng CT, SGK cấp tiểu học cho HS dân tộc thiểu số
    3.3. Định hướng vận dụng CT, SGK

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Nhóm đề tài đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra: Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng CT, SGK phổ thông nói chung và cấp TH nói riêng; Thực tiễn vận dụng CT, SGK cấp TH ở vùng dân tộc thiểu số (rà soát các đề tài NC, báo cáo khảo sát, Dự án hỗ trợ và các CT, SGK, tài liệu hỗ trợ được sử dụng ở vùng dân tộc thiểu số; Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu). Những định hướng đổi mới giáo dục trong Nghị quyết 29 của BCH TW và những đặc thù của HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

    Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế về xây dựng CT, SGK; Kế thừa kết quả các nghiên cứu và kinh nghiệm triển khai CT, SGK cấp TH hiện hành ở vùng DTTS; Căn cứ định hướng đổi mới giáo dục sau năm 2015, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng vận dụng CT, SGK TH sau năm 2015 cho HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn như sau:

    Về chương trình: Vận dụng CT linh hoạt, phù hợp với HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

    Về Sách giáo khoa:

    Giải pháp 1: Biên soạn một số bộ SGK phù hợp với năng lực HS dân tộc thiểu sốvùng khó khăn. SGK phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa và môi trường sống của địa phương ở 3 vùng. Những khó khăn về học TV của HS DTTS phần nào được tháo gỡ. Đây là giải pháp phù hợp và có tính khả thi cao.

    Giải pháp 2: Biên soạn một bộ SGK phù hợp với năng lực HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Việc biên soạn một bộ SGK dành cho HS dân tộc thiểu số đã chú ý tới sự khác biệt của việc học tập bằng NN1 và NN2. Đây là giải pháp dễ thực hiện hơn ở giải pháp 1. Tuy nhiên, HS của 53 dân tộc thiểu số trên toàn quốc (với đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, đặc điểm tâm lý và môi trường sống khác nhau) vẫn phải học chung một bộ SGK, nhất là SGK môn TV. Hơn nữa, việc biên soạn 01 bộ SGK cho các vùng dân tộc thiểu số đòi hỏi năng lực CBQL và GV để đáp ứng thực hiện CT. Trong điều kiện giải pháp 1 không được chấp nhận, nhóm nghiên cứu xin được đề xuất vận dụng giải pháp 2. Đây là giải pháp cần phải có đối với HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn trong CTGD cấp TH sau 2015.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Muốn giáo dục ở vùng dân tộc có kết quả, cần có bước đi, cách làm giáo dục phù hợp với đặc thù từng vùng. Khi vận dụng CT, SGK phải tính đến đặc thù này để có cách vận dụng làm cho CT, SGK phát huy được tính hành dụng, đảm bảo được mục tiêu của CT đề ra. Việc nghiên cứu vận dụng CT, SGK phổ thông cấp tiểu học sau năm 2015 cho HS dân tộc thiểu số chính là nhằm tìm bước đi, cách làm giáo dục cho phù hợp.

    Để chuẩn bị cho đổi mới CT, SGK phổ thông sau năm 2015, với đối tượng HS dân tộc thiểu số, vận dụng CT, SGK theo hướng nào cho phù hợp là điều hết sức quan trọng. Tổ chức biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy và học theo CTTH sau 2015 cho HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn theo phương án có tính khả thi cao đã đề xuất ở trên.

    Đổi mới đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ GV và CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới CT, SGK sau năm 2015 cho HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

    Ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường TH ở vùng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu, điều kiện tối thiểu thực hiện CT, SGK sau năm 2015.

    Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tính chủ động và sáng tạo của các cơ sở giáo dục để họ chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với địa phương.
    Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo, CBQL giáo dục và HS dân tộc thiểu số vùng khó khăn.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...