Luận Văn Định hướng và phát triển vùng nguyên liệu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định hướng và phát triển vùng nguyên liệu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2010

    Cây chè từ lâu đã gắn bó thân thuộc với con người Việt Nam. Trong cuộc sống tâm hồn con người, nhiều dân tộc đã nâng việc uống nước chè lên thành một loại hình văn hoá, một thứ nghi lễ.
    Ở Nhật Bản, Trung Quốc đã hình thành “Trà đạo”, một hoạt động văn hoá mang nhiều nét bản sắc dân tộc, gắn với việc tu dưỡng đạo đức thanh cao, nâng lên những vẻ đẹp tâm hồn trong hoà hiếu, nhân ái với nhau hơn, hoà hợp hơn, tôn trọng nhau hơn, rộng lượng đối với nhau.
    Ở Việt Nam, sản phẩm chè và uống chè có vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ giao tiếp, cưới xin, ma chay, hội hè, nghi lễ đình đám, thờ cúng Trong nông thôn nhiều vùng nước ta, ấm nước chè có tác dụng làm gần gũi thêm tình thân ái hàng xóm láng giềng, làm nồng ấm thêm thêm sự thông cảm, chia sẻ của những người nông dân sau những ngày bận bịu vì công việc đồng áng. Quanh ấm nước chè xanh bên cạnh nồi khoai lang luộc, những người nông dân gắn bó với nhau bằng thứ tình cảm lân bang sâu đậm, tạo nên sức mạnh của cộng đồng trong việc chung sức gìn giữ và làm đẹp thêm xóm làng.
    Ngoài ra, cây chè còn là cây giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường sinh thái, cây chè cũng là cây tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.
    Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về nông sản cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
    Sản phẩm chè của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Thị trường trong nước cũng đòi hòi số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, chủng loại và bao bì ngày càng đa dạng.
    Trong những năm gần đây, một khó khăn cho ngành chè Việt Nam là tình trạng cung ứng nguyên liệu không đủ cho các nhà máy chế biến. Hơn nữa việc phát triển ngày càng nhiều cơ sở chế biến chè đã làm cho nhu cầu về nguyên liệu chè ngày càng tăng. Điều này đã đòi hỏi ngành chè Việt nam phải có một chiến lược cũng như phương hướng thích hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu chè.
    Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, em đã chọn đề tài “Định hướng và phát triển vùng nguyên liệu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2010” cho Luận văn của mình. Em hy vọng với đề tài này sẽ góp một phần nào cho ngành chè Việt nam có những bước đi thích hợp trong việc phát triển vùng nguyên lệu chè.
    Bố cục của đề tài gồm có 3 phần chính như sau:
    Chương I: Sự cần thiết phát triển vùng nguyên liệu chè.
    Chương II: Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2010.
     
Đang tải...