Thạc Sĩ Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 4

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 8

    1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 8

    1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế 8

    1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 10

    1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 15

    1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 15

    1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 17

    1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 23

    1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước. 24

    1.3.1. Kinh nghiệm Thái Lan 24

    1.3.2. Kinh nghiệm Malaysia 27

    1.3.3. Kinh nghiệm Indonesia 30

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1986 - 2002 34

    2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2002 34

    2.1.1. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ 35

    2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng: nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản 40

    2.1.3. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp: trồng trọt- chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp. 48

    2.1.4. Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt 54

    2.1.5. Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi 70

    2.2. Khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam từ sau đổi mới 76

    2.2.1. Những thành tựu nổi bật 76

    2.2.2. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua 79

    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 83

    3.1. Định hướng giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 83

    3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam 88

    3.2.1. Xây dựng các quy hoạch tổng quan phát triển các ngành sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. 88

    3.2.2. Củng cố và mở rộng thị trường cho hàng nông sản, đặc biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu. 91

    3.2.3. Tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 93

    3.2.4. Phát triển công nghiệp chế biến giải quyết đầu ra cho hàng nông sản và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. 97

    3.2.5. Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần. 98

    3.2.6. Tổng kết và nhân rộng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. 102

    3.2.7. Đổi mới chính sách và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng. 103

    KẾT LUẬN 105

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108




    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 1: Cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1986-2002 42

    Bảng 2: Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp (%) 43

    Bảng 3: Chi ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn 1996-2001 43

    Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ 49

    Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng trồng trọt- chăn nuôi và dịch vụ 1990-2002 51

    Bảng 6: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 1986-2002 (theo giá so sánh 1994) 55

    Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) 56

    Bảng 8: Cơ cấu diện tích lương thực 58

    Bảng 9: Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm 63

    Bảng 10 : Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm 66

    Bảng 11: Diện tích và giá trị sản xuất cây ăn quả 1990-2002 68

    Bảng 12: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)/ha đất 70

    Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 1994 71

    Bảng 14: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) 71

    Bảng 15: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) 72



    DANH MỤC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 1 - Cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam giai đoạn 1986-2002 36

    Biểu đồ 2 - Sự gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 1986-2002 41

    Biểu đồ 3 - Tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1986-2002 41

    Biểu đồ 4 - Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ 49

    Biểu đồ 5- Tốc độ tăng trưởng trồng trọt- chăn nuôi và dịch vụ 1990-2002 (%) 51

    Biểu đồ 6- Sự gia tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt 55

    Biểu đồ 7- Cơ cấu các nhóm cây trồng 56



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm qua, thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự túc, lạc hậu Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam không những đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia mà còn có xuất khẩu. Hơn thế nữa, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu còn có vị thế và thị phần cao trên thị trường quốc tế.

    Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hiện nay, sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các nguồn lực nông nghiệp của Việt Nam vẫn đang bị sử dụng một cách lãng phí và hiệu quả thấp. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ . và với hơn 75% lực lượng lao động nhưng nông nghiệp chỉ đóng góp 23% vào tổng sản phẩm quốc dân.

    Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết hội nghị TW 5 khoá VII đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn”. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được coi là nội hàm của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của ngành nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

    2. Tình hình nghiên cứu

    Chuyển dịch cơ cấu là nội hàm của sự phát triển kinh tế. Nông nghiệp lại là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, kinh tế và quản lý. Điển hình là các công trình như:

    - Tác động của cơ chế quản lý kinh tế với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Luận án PTS của Nguyễn Hữu Đức, 1996.

    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, TS. Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998.

    - Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Chủ biên Lê Quốc Sử, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001.

    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình CNH, HĐH, Luận án PTS của Vũ Ngọc Kỳ, 1996.

    Tuy nhiên, do mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu khác nhau, phần lớn các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên diện rộng là cơ cấu kinh tế nông thôn hoặc nếu có nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp trong một tỉnh. Một vài nghiên cứu có đề cập đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hay tác động của việc quản lý Nhà nước đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhưng việc khái quát và luận giải quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam một cách rõ ràng, khoa học dường như chưa được đề cập đến. Đề tài này sẽ cố gắng lấp những chỗ trống kể trên.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn

    ã Mục đích nghiên cứu:

    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

    ã Nhiệm vụ nghiên cứu:

    Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

    - Hệ thống hóa và phân tích một số luận điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước;

    - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay và chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của quá trình đó;

    - Đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, song vì Luận văn nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi rộng của cả nước nên chỉ giới hạn nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp phân theo ngành (gọi tắt là cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp) và sự chuyển dịch cơ cấu ấy. Đồng thời, ngành nông nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm ba nhóm ngành là: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

    - Phạm vi nghiên cứu: sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam trên phạm vi cả nước, có tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trong khu vực.

    - Thời gian nghiên cứu: từ 1986 đến 2002

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản, đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp . để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

    6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn

    - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

    - Phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam

    - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của Việt Nam

    7. Kết cấu của Luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương.

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

    Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam 1986-2002

    Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...