Luận Văn Định hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao su Sao Vàng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    Thị trường tiêu thụ sản phẩm và vai trò của thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm
    I . Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
    1. Khái niêm về thị trường
    Thị trường hình thành , tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triẻn của nền sản xuất hàng hoá . Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bán , để trao đổi . Trong kiểu tổ chức kinh tế này , toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng , sản xuất cái gì sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào đều thông qua việc bán , mua , thông qua hệ thông thị trường và do thị trường quyết định .
    Cơ sở của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này và người sản xuất khác , do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định . Phân công lao động xã hội khiến mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất định Song nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đòi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm với nhau , phụ thuộc vào nhau đồng thời , quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất , đã tách biệt những người sản xuất về kinh tế , người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau . Sản phẩm lao động trở thành hàng hóa và được đem bán hay trao đổi tại thị trường.
    Có thể nói rằng thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá . Lúc đầu người ta hiểu rằng thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hoá theo quan điểm cũ về thị trường thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá , đặc trưng ở đây là cả 3 yếu tố người mua , người bán , hàng hoá phải cùng được xuất hiện tại một không gian và địa điểm cụ thể , tại một địa điểm xác định . Nhưng khi sản xuất hàng hoá ngày càng trở nên phát triển , nền kinh tế hiện đại có sự phân công lao động ngày càng sâu sắc , trong đó mỗi người chuyên sản xuất một thứ gì đó , nhận tiền thanh toán và mua hàng hóa cần thiết từ số tiền đó . Như vậy trong nền kinh tế hiện đại có rất nhiều thị trường các nhà sản xuất tìm đến .
    Thị trường tiêu thụ hàng hóa của một doanh nghiệp là thị trường đầu ra của doanh nghiệp , như ta đã biết thị trường của doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra ( thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ) , một doanh nghiệp muốn tồn tại thì việc làm tốt 2 công tác đầu vào và đầu ra giữ v ai trò vô cùng quan trọng
    Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người mua hàng hóa ở đó doanh nghiệp đóng vai trò là người bán
    Như vậy ta có thể định nghĩa thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như sau :
    Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một quá trình , trong đó người bán là doanh nghiệp và người mua là khách hàng của doanh nghiệp tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng sản phẩm , là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền giữa doanh nghiệp và người mua sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
    2 . Các bộ phận cấu thành nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
    2.1. Cầu của thị trường
    Cầu phản ánh số lượng mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng thanh toán với một giá cả nhất định , ở một thời điểm nhất định , hay nói cách khác , cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán .
    Ta nhận thấy giữa cầu và nhu cầu có mối liên hệ với nhau , song chúng không đồng nhất với nhau . Có thể có nhu cầu vể hàng hóa , song không có tiền đảm bảo giá cả nhất định của hàng hóa đó thì sẽ không xuất hiện cầu .
    Giữa cầu và số lượng hàng hóa đưa ra thị trường để thoả mãn nhu cầu có tỷ lệ nghịch . Nếu số lượng sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng tăng thì mức độ cấp thiết của sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng giảm . Do vậy , trong nền kinh tế thị trường phạm trù cầu luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng , nó là cơ sở cho mọi chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp .
    2.2.Cung hàng hoá
    Cung hàng hoá là số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mang ra bán trên thị trường theo một mức giá nhất định . Giữa cung hàng hoá và sản xuất có mối quan hệ với nhau , nhưng chúng không phải là một . Cụ thể là có nhập khẩu mà cung trên thị trường lớn hơn sản xuất .
    Cung hàng hóa của doanh nghiệp là một loại cung vĩ mô do doanh nghiệp tự dự trữ hoặc mua từ bên ngoài .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...