Thạc Sĩ Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai trong những năm tới

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về
    phát triển đội ngũ doanh nhân, từ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội
    ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm qua, đề tài đề xuất định hướng, các
    giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến
    năm 2020.
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết
    những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về doanh nhân và phát triển đội ngũ
    doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói
    chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng;
    - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân ở một số quốc
    gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế
    chuyển đổi, có điều kiện tương đồng, từ đó rút ra những bài học có thể vận
    dụng vào thực tiễn Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng;
    - Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai
    những năm qua, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân;
    - Chỉ ra những yêu cầu mới mà công cuộc đổi mới trong giai đoạn đẩy
    mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đang đặt ra
    đối với đội ngũ doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai;
    - Đề xuất định hướng, các giải pháp và kiến nghị với Đảng, Chính phủ,
    Tỉnh ủy, UBND Đồng Nai và các cơ quan liên quan nhằm phát triển đội ngũ
    doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
    Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    trên, đề tài tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu sau:
    Nội dung thứ nhất: Những vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ doanh
    nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở phạm vi quốc gia và địa phương,
    kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia trên thế giới.
    Trong nội dung này, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể
    sau đây: (1) Một số vấn đề cơ bản về doanh nhân, bao gồm các quan niệm về
    doanh nhân; vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời
    kì đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; các
    tố chất cần có của doanh nhân; các kĩ năng mà doanh nhân phải có; các điều
    kiện để trở thành doanh nhân. (2) Các yếu tố tác động tới sự hình thành và
    phát triển các tố chất và kĩ năng của doanh nhân. (3) Các tiêu chí phân loại,
    các tiêu chí và phương pháp đánh giá đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh.
    (4) Kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia và bài học
    thực tiễn rút ra cho Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng.
    Nội dung thứ hai: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay.
    Trong phần này, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau
    đây: (1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển doanh nghiệp và
    doanh nhân qua các thời kì. (2) Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ
    doanh nhân Đồng Nai qua các thời kì. (3) Đánh giá chung về đội ngũ doanh
    nhân Đồng Nai.
    Nội dung thứ ba: Dự báo các xu hướng vận động của nền kinh tế Việt
    Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng và những yêu cầu mới đối với doanh
    nghiệp và doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
    Trọng tâm của nội dung này bao gồm những vấn đề sau đây: (1) Dự
    báo xu hướng vận động của môi trường kinh doanh và của nền kinh tế Việt
    Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng đến năm 2020, những thuận lợi và
    khó khăn, thời cơ và thách thức đang đặt ra trước các doanh nghiệp Đồng Nai.
    (2) Dự báo những yêu cầu mới đối với đội ngũ doanh nhân Đồng Nai và phát
    triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai tới năm 2020.
    Nội dung thứ tư: Đề xuất định hướng và các giải pháp, các kiến nghị
    nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
    Trong nội dung này đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu
    sau: (1) Đề xuất định hướng phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai đến
    năm 2020. (2) Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân
    Đồng Nai trong những năm tới. (3) Đề xuất các kiến nghị với các cơ quan
    liên quan.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng chính là
    đội ngũ doanh nhân và những vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ doanh
    nhân trên địa bàn Đồng Nai.
    Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở
    việc nghiên cứu đội ngũ doanh nhân người Việt Nam, bao gồm chủ sở hữu
    doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội
    đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc
    (tổng giám đốc) trong các doanh nghiệp của người Việt Nam trên địa bàn tỉnh
    Đồng Nai với 4 hình thức tổ chức là công ty TNHH, công ti cổ phần, DNTN
    và doanh nghiệp hợp danh, hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
    nghiệp và dịch vụ, trong thời gian từ 1975 đến nay. Ngoài ra, các giải pháp và
    kiến nghị mà đề tài dự kiến đề xuất chủ yếu thuộc phạm vi quản lí của cơ
    quan quản lí nhà nước các cấp.
    3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật được sử dụng
    Cách thức tiếp cận: Đề tài là một tập hợp nhiều nội dung, chịu tác
    động tổng hợp, nhiều chiều với đối tượng nghiên cứu rất rộng. Do đó, đề tài
    sử dụng cách tiếp cận hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung
    đến hệ thống bộ phận. Trước hết phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận và
    thực tiễn về xây dựng đội ngũ doanh nhân trong nền KTTT định hướng
    XHCN ở Việt Nam. Phần này sẽ là cơ sở phân tích những vấn đề liên quan
    đến đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai - bộ phận cấu thành của kinh tế, xã hội
    Việt Nam. Cách tiếp cận này một mặt xác định rõ những vấn đề mang tính
    nguyên tắc, cốt lõi của hệ thống, mặt khác loại bỏ được những ảnh hưởng
    nhiều chiều gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu.
    Bên cạnh đó, đề tài sử dụng cách tiếp cận đa chiều do bản thân đội ngũ
    doanh nhân Đồng Nai vừa là bộ phận cấu thành trong không gian tổ chức
    quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng vừa là bộ phận
    cấu thành trong hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, sự vận động
    phát triển của nó do nhiều yếu tố quy định. Như vậy, khi nghiên cứu nội dung
    đề tài, các cách tiếp cận nêu trên sẽ phát hiện và giải quyết vấn đề từ hai phía:
    Nhìn nhận những vấn đề liên quan tới đội ngũ doanh nhân Đồng Nai với
    những phân tích khách quan theo phân hệ của hệ thống và nhìn nhận vấn đề
    trực tiếp từ kinh tế, xã hội Đồng Nai nhằm làm rõ những vấn đề cần giải
    quyết, đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp.
    Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề
    tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
    chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm, đường
    lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương
    pháp nghiên cứu như:
    1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lí thuyết): Dựa trên những cơ sở lí
    thuyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển đội ngũ doanh nhân
    nói riêng và thực tiễn về những vấn đề này ở một số nước trên thế giới, đặc
    biệt là các nước đang phát triển, đề tài phân tích, đánh giá, dự báo các yêu cầu
    mà mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trước đội ngũ doanh nhân ở
    nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra định
    hướng và các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này những năm tới.
    2. Phương pháp điều tra xã hội học: Nội dung điều tra tập trung vào 2
    vấn đề chính sau đây:
    - Nhận thức của xã hội, các cơ quan quản lí nhà nước và bản thân
    doanh nhân về vị trí, vai trò của doanh nhân đối với công cuộc xây dựng và
    phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.
    - Những tiềm năng, thế mạnh, điểm yếu và yêu cầu đối với đội ngũ
    doanh nhân Đồng Nai khi Việt Nam gia nhập WTO.
    Với các nội dung trên, đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra tương ứng.
    Địa bàn điều tra: Đề tài thực hiện điều tra ở 3 địa bàn, gồm Đồng Nai,
    Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Trong đó chủ yếu tập trung vào lấy số liệu trên
    địa bàn Đồng Nai, các địa phương khác nhằm đối chiếu so sánh.
    Đối tượng điều tra: Tập trung vào 4 nhóm đối tượng chính: (1) Các chủ
    doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh. (2) Công nhân trong các doanh nghiệp. (3)
    Cán bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. (4) Một
    số tầng lớp dân cư.
    Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủ yếu
    theo nguyên tắc lấy mẫu xác suất của Krejcie và Morgan. Ngoài ra, đề tài còn sử
    dụng nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng như một nguyên tắc trợ giúp.
    3. Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân
    tích, so sánh nhằm đưa ra kết luận về thực trạng đội ngũ doanh nhân và phát
    triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai.
    4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Tiến hành một số thảo luận
    nhóm tập trung, đối tượng tham gia là cán bộ quản lí nhà nước của tỉnh Đồng
    Nai, một số giám đốc doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nghiên cứu . để tìm
    hiểu quan điểm, nhận thức và thực tiễn xây dựng đội ngũ doanh nhân ở Đồng
    Nai. Phương pháp này cung cấp các số liệu định tính, được kết hợp chặt chẽ
    với phương pháp Điều tra xã hội học. Các số liệu của 2 phương pháp này sẽ bổ
    sung cho nhau.
    5. Phương pháp chuyên gia: Một số hội thảo được tổ chức trong quá
    trình thực hiện nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá
    cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
    6. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu
    một số cán bộ chủ chốt các ban, ngành trong tỉnh, một số chuyên gia và đại
    diện của Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Nai, Phòng Thương mại và Công nghiệp
    Việt Nam, Cục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội
    doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam, Ban Đổi mới
    và Phát triển doanh nghiệp trung ương và một số nhà nghiên cứu.
    7. Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và
    dự báo định lượng nhằm dự báo những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ
    doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020.
    Cách thức thu thập số liệu: (1) Thu thập gián tiếp hay nghiên cứu tại
    bàn [Desk Study] (kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các
    nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các nguồn thông tin chính
    thức; tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
    Internet .); (2) Thu thập dữ liệu trực tiếp hay nghiên cứu thực tế [Field
    Study] (phỏng vấn sâu [In-depth interview]: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu
    một số cán bộ quản lý, điều hành thực tiễn và một số nhà nghiên cứu; thảo
    luận nhóm tập trung [Focus Group Discussion]; điều tra xã hội học [Survey];
    quan sát tham dự [Participatory Observation]).
    Ngoài ra, để có thêm căn cứ thực tiễn phục vụ nghiên cứu và có cơ sở
    so sánh, đề tài đã tổ chức khảo sát ở Hà Nội, Đà Nẵng - những địa phương là
    trọng điểm kinh tế, có lực lượng doanh nhân đông đảo, có nhiều nét tương
    đồng với Đồng Nai, từ đó vấn đề nghiên cứu sẽ bộc lộ rõ hơn.
    4. Kết cấu của báo cáo tổng kết
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, các nội
    dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 03 chương:

    Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát
    triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay

    Chương 2: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay

    Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở
    Đồng Nai trong những năm tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...