Luận Văn Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường phát triển, ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong việc
    cung cấp các dịch vụ tiện ích cho sự phát triển nền kinh tế xã hội và đời sống con người.
    Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã hình thành hệ thống NHTM và từng bước thích nghi với cơ chế thị
    trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động của các NHTM còn mang nhiều dấu ấn của loại
    hình ngân hàng (NH) truyền thống như chủng loại dịch vụ ngân hàng (DVNH) nghèo nàn, chất lượng dịch vụ
    thấp. Có thể thấy, NHTM Việt Nam chưa thực sự là “bà đỡ” cho nền kinh tế thị trường (KTTT) phát triển.
    Muốn tồn tại trong cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải nâng cao chất lượng hoạt
    động toàn diện, đặc biệt là phát triển các loại hình DVNH.
    Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN) là một NHTM Nhà nước lớn có qui mô hoạt động rộng
    khắp cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, NHCT VN đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và đã đạt
    được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một NH chỉ hoạt động các dịch vụ truyền thống như cho vay, nhận gửi
    tiền, đến nay NHCT VN đã phát triển thêm các DVNH mới như tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, chi trả
    kiều hối, mua bán ngoại tệ, đầu tư tài chính . Tuy vậy, danh mục dịch vụ cung cấp chưa đủ lớn về số lượng
    và chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống; cơ cấu phát triển giữa các loại hình dịch vụ cung
    cấp chưa hợp lý; chất lượng dịch vụ thấp, việc phát triển dịch vụ mới còn chậm nên chưa tạo ra ưu thế cạnh
    tranh trên thị trường.
    Ngoài ra, việc phát triển DVNH tại NHCT VN còn nhiều bất cập cả trong nhận thức và triển khai tổ chức
    thực hiện. Để có thể phát triển DVNH ở quy mô thích hợp cần nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và
    thực tiễn liên quan. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển DVNH đang đòi hỏi
    cấp thiết đối với NHCT VN trong cạnh tranh và hội nhập.
    Từ thực tiễn trên, đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Công
    thương Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu trong luận án.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Phát triển DVNH nói chung, phát triển DVNH tại NHCT VN nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của
    nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và hoạt động thực tiễn. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này
    khá phong phú, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề phát triển DVNH, tuỳ theo góc độ
    tiếp cận.
    - Về cơ sở lý luận phát triển DVNH. Có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đã đề cập đến lý
    luận về phát triển DVNH, tuy nhiên mới chỉ được lồng ghép trong việc nghiên cứu ở giác độ các nghiệp vụ
    của NHTM như: Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, Lê Văn Tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm
    2001; Giáo trình Maketing ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2003;
    Giáo trình ngân hàng thương mại, Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2004; Tín dụng và
    thẩm định tín dụng ngân hàng, Nguyễn Minh Kiều, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2007 .
    Các công trình khoa học, các bài báo trên đã đưa ra quan niệm, nhận thức về DVNH, phân tích về mặt lý
    luận việc đánh giá, đo lường chất lượng DVNH, môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh trong phát triển
    DVNH.
    - Về phát triển các DVNH. Có nhiều công trình khoa học, các bài báo nghiên cứu về phát triển DVNH
    tại các NHTM, từng NHTM và tại NHCT VN đã được công bố như: Đa năng hoá hoạt động NHTM trong cơ
    chế thị trường, năm 1995, Luận án phó tiến sỹ của Đặng Minh Châu; Đa dạng hoá nghiệp vụ NH nhằm nâng
    cao hiệu quả kinh doanh của NHCT VN, năm 2001, Luận án tiến sỹ kinh tế của Võ Kim Thanh; Giải pháp
    đa dạng hoá các hình thức huy động và sử dụng vốn của NHCT VN, năm 2001, Luận án tiến sỹ kinh tế của
    Nguyễn Văn Thạnh; Các giải pháp tạo vốn của NHTM Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện
    đại hoá đất nước, năm 2002, Luận án tiến sỹ kinh tế của Phạm Xuân Lập; Nâng cao năng lực cạnh tranh của
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năm 2008, Luận án tiến
    sỹ kinh tế của Phan Hồng Quang; Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam,
    năm 2008, Đề tài khoa học cấp bộ của trường Đại học Thương mại .
    - Về công tác quản trị DVNH. Một số công trình nghiên cứu về công tác quản trị trong việc phát triển
    DVNH như: Quản trị NHTM, Peter S.Rose, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2001; Chuẩn mực quản trị
    2
    rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM theo hiệp định Besel II và việc áp dụng tại Việt Nam, năm
    2006, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Anh Tuấn; Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
    của NHCT VN, năm 2006, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Xuân Hoè.
    - Về nghiên cứu của tác giả. Trước khi đặt vấn đề nghiên cứu “Định hướng và giải pháp phát triển dịch
    vụ ngân hàng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, bản thân tác giả đã bảo vệ thành công luận văn thạc
    sỹ kinh tế và có ba bài viết đăng trên Tạp chí khoa học về phát triển DVNH tại NHCT VN. Để có thêm cơ sở
    lý luận và thực tiễn về vấn đề trên, trong thời gian là nghiên cứu sinh, tác giả đã có thêm bảy bài viết đăng
    trên Tạp chí Khoa học về phát triển DVNH và những vấn đề liên quan đến phát triển DVNH.
    Như vậy, qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án mà tác giả có điều kiện
    tham khảo, có thể thấy, tuy đã đề cập nhiều về những vấn đề lý luận, thực tiễn hoặc một khía cạnh nào đó
    về phát triển DVNH, đưa ra một số giải pháp phát triển DVNH hoặc lồng ghép trong các nội dung nhằm
    đổi mới hoạt động của NH, nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sỹ về
    định hướng và giải pháp phát triển DVNH tại NHCT VN. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn
    đề lý luận và thực tiễn về định hướng và giải pháp phát triển DVNH tại NHCT VN là rất cần thiết, đặc biệt
    trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO, sự canh tranh hoạt động, cụ thể là cạnh tranh trong việc cung
    cấp DVNH trên thị trường là vô cùng quyết liệt. Để hoàn thành đề tài, tác giả có kế thừa và chọn lọc những
    ý tưởng có liên quan, giúp cho việc nghiên cứu, đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển DVNH tại
    NHCT VN.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ cơ sở lý thuyết, thực tiễn của phát triển DVNH và đề xuất giải pháp phát triển các DVNH của
    NHCT VN trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu mở rộng về lượng, nâng cao về chất các DVNH và lấy hoạt động DVNH tại NHCT
    VN giai đoạn từ năm 2003 - 2007 làm đối tượng khảo sát trực tiếp, đồng thời có tham khảo, so sánh với hoạt
    động dịch vụ của một số NHTM khác và đề xuất các giải pháp phát triển DVNH phù hợp với điều kiện của
    nền kinh tế thị trường nói chung và NHCT VN nói riêng trong thời kỳ từ 2008 đến 2015 và các năm tiếp theo.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân
    tích, tổng hợp có phê phán, điều tra thống kê nhằm hệ thống hóa, và rút ra các kết luận cần thiết. Trong chừng
    mực có thể, luận án dựa trên các phương pháp điều tra và phỏng vấn những cá nhân có liên quan đến đề tài để
    xây dựng cơ sở dữ liệu minh họa hoặc chứng minh cho luận điểm của tác giả.
    6. Những đóng góp của luận án
    - Luận án đã đưa ra quan niệm khái quát về DVNH, nội dung phát triển DVNH và các tiêu chí đo lường
    mức độ phát triển DVNH của một NHTM cụ thể, đó là: mức độ gia tăng số lượng DVNH, thị phần DVNH,
    mức độ đa dạng hoá DVNH, sự hài lòng của khách hàng, thương hiệu và khả năng cạnh tranh của NHTM.
    - Chứng minh bằng số liệu thực tế điểm mạnh và chỉ ra các điểm yếu của NHCT VN trong phát triển
    DVNH.
    - Luận án chứng minh rằng, NHCT VN còn nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển DVNH. Để làm được điều
    đó NHCT VN cần lựa chọn:
    + Định hướng phát triển DVNH: phát triển toàn diện cả bề rộng lẫn bề sâu các loại DVNH; đổi mới cơ
    cấu các loại hình dịch vụ; hoàn thiện, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hiện có đồng thời mở rộng
    thêm các loại hình DVNH mới, hiện đại; thực hiện đa dạng hoá các loại hình DVNH nhằm đáp ứng nhu cầu
    ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    + Giải pháp phát triển DVNH: hoạch định và coi trọng chiến lược phát triển dịch vụ toàn diện trong hệ
    thống chiến lược kinh doanh NH; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá DVNH; đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật
    và công nghệ NH; hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin; đẩy mạnh chương trình quản trị kinh doanh
    DVNH theo nguyên tắc, thông lệ quốc tế, thực hiện chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày thành 3
    3
    chương,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...