Thạc Sĩ Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam (110 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và đưa nền kinh tế phát triển sánh ngang với các cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhưng làm thế nào để các chủ trương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đề mà Chính phủ cần phải suy tính.

    Các nước phát triển trên thế giới đã tìm ra lời giải cho bài toán, đó là phát triển Chính phủ điện tử. Hầu hết các nước này đã nhận thức được rằng Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trong tương lai, nước nào có một nền Chính phủ điện tử phát triển, nước đó sẽ có lợi thế hơn các nước khác. Không một nước nào muốn bị tụt hậu so với các nước, do đó, phát triển Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng chung của các quốc gia trên toàn thế giới.

    Thế nhưng, ở nước ta, khái niệm Chính phủ điện tử đối với hầu hết mọi người là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và hết sức lạ lẫm. Hầu như chẳng ai biết Chính phủ điện tử là gì chứ không nói gì đến việc liệu Chính phủ điện tử sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước. Hiện nay có rất ít, nếu không nói là không có tác giả trong nước nào đề cập đến vấn đề Chính phủ điện tử. Các nước phát triển trên thế giới đã đề ra và thực hiện chiến lược Chính phủ điện tử từ nhiều năm trước, vậy mà nước ta mới bắt đầu triển khai các đề án tin học hoá quản lý nhà nước. Khởi động chậm như vậy thì nước ta còn rất lâu mới đuổi kịp các nước khác.

    Do vậy, nghiên cứu về Chính phủ điện tử là vấn đề rất cần thiết đối với nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: "PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM" với hy vọng phần nào đó nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này cũng như đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Khoá luận bắt đầu bằng việc nghiên cứu những nội dung cơ bản về Chính phủ điện tử với mục đích đem lại cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về Chính phủ điện tử. Từ đó, khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu về chiến lược và tổng hợp một số dữ liệu về thực trạng phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước tiêu biểu, cụ thể là ba nước Mỹ, Australia và Singapore, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử. Phần cuối cùng của bài khoá luận sẽ dành để tìm hiểu và đánh giá các tiền đề cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt nam, từ đó đề ra định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Bài viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp nghiên cứu tham khảo và tổng hợp tài liệu; Phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh.

    4. Kết quả nghiên cứu
    Qua nghiên cứu về chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ba nước Mỹ, Singapore và Australia, khoá luận đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho các nước đi sau. Khoá luận cũng đã đi sâu tìm hiểu về tình hình chuẩn bị cho phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.Từ đó, khoá luận đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với khả năng của nước ta.

    5. Bố cục

    Đề tài gồm ba chương:

    Chương I: Tổng quan về chính phủ điện tử

    Chương II: Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

    Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam


    MỤC LỤC

    Nội dung


    Lời nói đầu

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

    1. Sự ra đời Chính phủ điện tử
    2. Khái niệm về Chính phủ điện tử 11
    3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống 16

    II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ . 17
    1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government) 17
    2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business) 17
    3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C (Government to Citizen)

    III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 18
    1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ
    2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước 19
    3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân

    CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
    1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới
    2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương lai

    II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ
    1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ
    2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ
    3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ
    III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA
    1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Australia
    2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Australia
    3. Thực trạng Chính phủ điện tử Australia

    IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE

    1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore
    2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore
    3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore

    V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC

    1. Những cơ hội được tạo ra khi phát triển Chính phủ điện tử
    2. Những thách thức phải giải quyết trong phát triển Chính phủ điện tử

    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

    I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .
    1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông
    2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử
    3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử của Chính phủ
    4. Cơ sở pháp lý
    5. Vấn đề bảo mật thông tin
    6. Hệ thống thanh toán điện tử 69

    II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

    1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
    2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ
    III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
    1. Định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ
    2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam

    Kết luận .

    Tài liệu tham khảo
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    AGLS: Government Locator Service Standard

    ATO: Australian Taxation Office CIO: Chief Information Officer G2B: Government to Business G2C: Government to Citizen G2E: Government to Employee
    G2G: Government to Government

    ICT: Information and Communication Technology

    IEE: Internal Effectiveness and Efficiency

    IMSC: Information Management Strategy Committee

    IPT: Integrated Project Team

    NOIE: National Office for the Information economy

    OMB: Office of Management and Budget

    RCB: Registry of Companies and Businesses

    RCSA: Recruitment and Consulting Service Association
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...