Thạc Sĩ Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán ngân sách nhà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Để góp phần quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ
    động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử
    dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu
    quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu
    phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an
    ninh, đối ngoại, cần thiết phải tăng cường chức năng kiểm soát NSNN.
    Kiểm soát NSNN luôn là một khâu không thể thiếu, không thể tách rời
    trong quá trình quản lý, điều hành nền tài chính và có tính chất chiến lược của
    mỗi quốc gia. Việc kiểm tra, kiểm soát đó phải được thực hiện một cách thường
    xuyên, đồng bộ ở tất cả các nội dung chi ngân sách, trong đó chi thường xuyên
    được coi là nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể chi tiêu công của Việt Nam, bởi
    chi thường xuyên bao gồm các loại chi đa dạng, có phạm vi tác động rộng, chứa
    đựng nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó chi cho hoạt động của bộ máy Nhà
    nước chiếm tỷ trọng lớn . Vì vậy cần thiết phải thường xuyên kiểm tra, kiểm
    soát nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nước, cho người nộp thuế về
    việc quản lý và sử dụng tiền nộp tiền thuế của dân, do đó cần phải có cơ quan
    độc lập về chuyên môn đưa ra ý kiến khách quan về chi tiêu NSNN, trong đó có
    chi thường xuyên.
    Từ khi thành lập đến nay, KTNN đã triển khai hàng ngàn cuộc kiểm toán
    thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó kiểm toán chi thường xuyên tại các cấp ngân sách
    là một nhiệm vụ thường xuyên liên tục. Thông qua đó đã góp phần lành mạnh
    hóa nền tài chính quốc gia, tăng thu, giảm chi cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng và
    từng bước ngăn chặn tình trạng chi sai mục đích, lãng phí, thất thoát tiền của
    nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm toán chi thường xuyên đối
    với ngân sách các cấp cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, trước hết là do quy
    trình quyết định dự toán chi thường xuyên, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân
    sách còn nhiều bất cập, song cũng còn do nhận thức và trách nhiệm của Thủ 2
    trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách chưa cao, cũng như nhận thức về vai trò
    của cơ quan Kiểm toán Nhà nước chưa được coi trọng, nên đã làm cho hiệu quả
    và hiệu lực quản lý NSNN trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chính
    vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức
    kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán ngân sách nhà nước các cấp”
    để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và nâng cao tính minh bạch
    trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN là một yêu cầu hết sức bức xúc trên cả
    hai mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và phân tích thực tiễn về
    kiểm toán chi thường xuyên đối với NSNN các cấp, đề xuất các quan điểm và
    giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán chi thường xuyên đối
    với NSNN các cấp, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng
    NSNN nói chung, chi thường xuyên ở nước ta trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các khoản chi thường xuyên
    trong báo cáo quyết toán NSNN các cấp.
    Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức kiểm toán chi thường xuyên trong báo cáo
    quyết toán NSNN các cấp, qua các giai đoạn của quy trình NSNN do KTNN thực hiện.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương
    pháp duy vật biện chứng và phương pháp trừu tượng hoá làm phương pháp luận
    chung. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp;
    phương pháp thống kê so sánh và kết hợp nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm
    toán của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian qua.
    5. Dự kiến những đóng góp của Đề tài
    - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm toán kiểm toán
    chi thường xuyên ngân sách nhà nước các cấp;
    - Đưa ra những đánh giá về thực trạng kiểm toán chi thường xuyên ngân
    sách nhà nước các cấp hiện nay ở nước ta; - Đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa
    chất lượng kiểm toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước các cấp ở nước ta
    trong thời gian tới.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; đề tài
    được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận kiểm toán chi thường
    xuyên NSNN các cấp
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán chi thường xuyên NSNN các cấp
    và kinh nghiệm nước ngoài
    Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán chi
    thường xuyên NSNN các cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...