Tiểu Luận Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2015
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thất nghiệp và thiếu việc làm - một vấn đề "nóng" của mọi thời đại, mọi quốc gia đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế thị trường. Thất nghiệp là một trong những vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút, khó khăn về kinh tế sẽ tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển.
    Tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế - đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sản lượng và đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp mang lại ở nhiều nước to lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất kỳ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Những kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy rằng, thất nghiệp phát triển luôn gắn với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp . làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của mọi người (đó là những khoản lãng phí lớn nhất trong nền kinh tế hiện đại mà mọi quốc gia trong tiến trình phát triển của mình không thể bỏ qua).
    Hiện nay, trên thế giới có hơn 1 tỷ người (chiếm khoảng 30%) trong lực lượng lao động thiếu việc làm (trong đó, 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng chính sức lao động của mình). Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15-24 không thể tìm được công ăn việc làm. Điều đó cho thấy, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội mang tính chất thời sự toàn cầu. An toàn việc làm, an toàn lương thực và môi trường . đã, đang và sẽ là những yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong đó có vấn đề giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động là nhiệm vụ đặt ra đối với bất cứ nhà nước nào.
    Tại Việt Nam, các chủ trương và chính sách giải quyết việc làm trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã được Nhà nước thể chế hoá thành một chương riêng trong Bộ luật lao động (ban hành năm 1994). Mở rộng việc làm là một trong ba vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong bối cảnh thế giới đang diễn ra trong khủng hoảng toàn cầu về công ăn việc làm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian gần đây đang có xu hướng chững lại, cộng với sức ép dân số lên thị trường lao động rất lớn, việc tăng cường các nỗ lực giải quyết việc làm của Chính phủ là hết sức cần thiết trước mắt cũng như trong thời gian tới.
    Hà Nội cũng như một số địa phương khác trong cả nước, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng (tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Hà Nội hiện cao nhất so với cả nước). Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội, nhằm tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự ghiệp CNH-HĐH Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển kinh tế -xã hội Thủ đô, em xin tập trung nghiên cứu đề tài:
    "Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2015 ".
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3 phần:
    Phần I: Cơ sở lý luận về việc làm và thất nghiệp ở các nước đang phát triển.
    Phần II: Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành phố hà nội giai đoạn 2000-2008
    Phần III: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2015
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...