Thạc Sĩ Định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi tỉnh Khánh Hòa
    Kết cấu luận văn.
    - Chương 1: Một số lý luận chung về hoạch định chiến lược phát triển cảng biển
    - Chương 2: Thực trạng phát triển Cảng Ba Ngòi và sự cần thiết phải hoạch định chiến lược phát triển
    - Chương 3: Định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020


    LờI Mở ĐầU
    1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.
    Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, có nhiều vũng vịnh nổi tiếng như
    vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh . thuận lợi để phát triển hệ
    thống cảng biển, ngành vận tải biển nói riêng vàkinh tế biển nói chung. Do
    vậy, xây dựng vàphát triển hệ thống cảng biển làmột trong những hướng ưu
    tiên để phát triển kinh tế đất nước.
    Trong những năm qua, kinh tế đất nước phát triển với nhịp độ khá cao,
    tăng trưởng GDP bình quân 7,5%/năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình
    quân khoảng 22%/năm. Trong 6 năm (2001 – 2006), tổng khối lượng hàng
    hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt trên 729 triệu tấn, riêng năm
    2006 đạt 154,5 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2005. Hệ thống cảng biển
    Việt Nam đã góp phần lưu thông đến 90% tổng lượng hàng hóa xuất nhập
    khẩu của cả nước.
    Hệ thống cảng biển đã đóng góp rất lớn cho việc lưu thông hàng hóa
    xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển mạnh trong những năm
    qua. Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ngày càng tăng nhanh
    chóng khi chúng ta ranhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Dự báo đến
    năm 2010, tổng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam
    đạt khoảng 239 triệu tấn/năm vàđến 2020 là480 triệu tấn/năm. Trong khi đó
    cơ sở hạ tầng, quản lý, khai thác của các cảng biển, vai trò quản lý vàđiều tiết
    của Nhànước trong lĩnh vực hàng hải vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống cảng
    biển Việt nam trong xu thế hội nhập chưa thực sự năng động, chủ động trong
    hoạch định chiến lược kinh doanh vàxây dựng các giải pháp chiến lược phát
    triển. Nhiều cảng còn quá phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vàđịnh hướng
    của Chính phủ. Theo chủ trương của Chính phủ vàngành Giao thông vận tải,
    lộ trình hội nhập kinh tế với khu vực vàquốc tế, hoạt động khối cảng đang
    được chuyển nhanh hơn theo hướng thương mại hóa, đầu tưchiều sâu, cải tiến
    2
    tổ chức vàquản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đây làhướng
    đi đúng đắn để các cảng trong hệ thống cảng biển Việt Nam có tầm nhìn xa
    hơn, nắm bắt cơ hội xây dựng chiến lược vàcác giải pháp chiến lược phù hợp.
    Cảng Ba Ngòi làđầu mối lưu thông hàng hóa quan trọng của khu vực
    Nam Trung bộ vàTây Nguyên. Tổng hợp sốliệu 10 năm quản lý vàkhai thác
    dịch vụ cảng biển (1996 – 2006), cảng đã có những bước phát triển đáng kể.
    Sản lượng thông qua cảng năm 2006 tăng gấp 3,5 lần năm 1996, doanh thu
    năm 2006 tăng gấp 7 lần, có thể tiếp nhận tàu 30.000 tấn cập cầu làm hàng an
    toàn. Tuy nhiên, quy mô vàthị trường của cảng còn nhỏ, sản lượng năm 2006
    thông qua cảng khoảng 1 triệu tấn, chiếm 13% sản lượng thông qua của nhóm
    cảng biển Nam Trung bộ vàchiếm 0,65 % sản lượng thông qua hệ thống cảng
    biển Việt Nam, trong khi nhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu trong khu vực
    ngày càng tăng. Trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt
    Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 vàQuyết định số 861/BGTVT ngày 6/4/2004 của Bộ
    Giao thông vận tải, Cảng Ba Ngòi được quy hoạch ở nhóm 4 đến 2010, với 2
    bến dài 350m, sản lượng 1,5 đến 2,5 triệu tấn, cỡ tàu 30.000 DWT. Trong khi
    hiện tại, Cảng Ba Ngòi chỉ có 01 cầu cảng với chiều dài 182m với công suất
    thiết kế 1 triệu tấn/năm nhưng sản lượng hàng thông qua đã đạt trên 1 triệu tấn
    năm 2004 vànăm 2006 tàu 30.000 DWT cập cảng xếp dỡ hàng hóa an toàn,
    không phải lợi dụng thuỷ triều. Hơn nữa, quy hoạch này vàcác quyết định
    điều chỉnh chi tiết các nhóm cảng biển gần đây làđịnh hướng chung, chỉ dừng
    lại ở việc xác định cỡ tàu vào cảng, tấn thông qua vàvị trí xây dựng cảng,
    chưa đưa ra những giải pháp để thực hiện quy hoạch. Trong khi đó, môi
    trường kinh doanh liên tục thay đổi theo sự phát triển kinh tế khu vực vàquốc
    gia. Thực tế cho thấy, trong hệ thống cảng biển Việt Nam mới chỉ có một số
    đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch cảng biển khu
    vực thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, việc phân tích, đánh giá môi trường kinh
    3
    doanh nhằm hoạch định định hướng vàcác giải pháp chiến lược phát triển đối
    với doanh nghiệp cảng biển nói chung, Cảng Ba Ngòi nói riêng trong bối cảnh
    hiện nay làyêu cầu cấp bách.
    Xuất phát từ mong muốn góp phần thiết thực vào sự phát triển của
    doanh nghiệp đang công tác, tôi chọn chủ đề: ”Định hướng vàcác giải pháp
    chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 ” làm
    đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Vận dụng những lý thuyết về hoạch định chiến lược để phân tích
    đánh giá thực trạng môi trường nội bộ vàtác động môi trường bên ngoài
    đến quá trình phát triển Cảng Ba Ngòi nhằm đề xuất định hướng vàgiải
    pháp chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi đến năm 2010 vàtầm nhìn đến
    năm 2020.
    3. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Những luận cứ khoa học để hoạch định chiến lược
    phát triển cảng biển nói chung vàCảng Ba Ngòi nói riêng.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Không gian: Cảng Ba Ngòi trong hệ thống cảng biển Việt Nam vàtrong
    mối quan hệ với phát triển kinh tế – xã hội vùng Nam Trung bộ vàTây
    Nguyên.
    + Thời gian: Phân tích đánh giá thực trang hoạt động thời kỳ 2005 - 2007
    nhằm đề xuất định hướng vàgiải pháp chiến lược phát triển Cảng Ba
    Ngòi đến năm 2010 vàtầm nhìn đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp duy vật biện chứng vàphương pháp duy vật lịch sử lànền
    tảng phương pháp luận chung trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở đó, luận
    văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích thống
    kê, phương pháp chuyên gia . Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số
    4
    công cụ phân tích nhưma trận IFE, EFE, tổng hợp trên ma trận SWOT và
    ma trận QSPM nhằm định hướng chiến lược phát triển.
    Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu:
    - Số liệu thứ cấp: Số liệu từ Cục Thống kê, Sở Thương mại, Sở Kế hoạch -
    Đầu tưcủa các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận vàLâm Đồng, số liệu của
    Cảng Ba Ngòi từ 1991 đến 2007 vàsố liệu trên Internet.
    - Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn chuyên gia.
    5. Những đóng góp của luận văn.
    - Về lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận cơ bản về định hướng và
    các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển.
    - Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tíchtình hình hoạt động hoạt động sản xuất
    kinh doanh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu vànhững tác động của
    các yếu tố môi trường nhằm xác định định hướng chiến lược vàcác giải
    pháp để thực hiện chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi đến năm 2010, tầm
    nhìn đến năm 2020.
    6. Kết cấu luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận vàphụ lục nội dung luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số lý luận chung về hoạch định chiến lược phát triển cảng
    biển.
    Chương 2: Thực trạng phát triển Cảng Ba Ngòi vàsự cần thiết phải hoạch định
    chiến lược phát triển.
    Chương 3: Định hướng vàcác giải pháp chiến lược phát triển Cảng Ba Ngòi
    đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
    5
    Chương 1:
    Một số lý luận chungvề hoạch định
    chiến lược phát triển Cảng Biển
    1.1 Cảng biển vàvai trò của cảng biển.
    1.1.1 Định nghĩa, phân loại vàchức năng của cảng biển
    Hệ thống cảng biển nói riêng, ngành hàng hải nói chung, phát triển gắn
    liền với sự phát triển của thương mại quốc tế. Trước đây, khi thương mại quốc
    tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cảng rất hạn chế. Ngày nay,
    xu thế toàn cầu hóa làm cho quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh như
    vũ bão. Đây chính lànhững điều kiện thuận lợi để ngành hàng hải phát triển,
    trong đó hệ thống cảng biển đóng vai trò làmột mắt xích giao thông vô cùng
    quan trọng của quá trình vận tải phục vụ thông thương hàng hóa xuất nhập
    khẩu giữa các nước.
    Theo Luật Hàng hải Việt Nam [1, 26], “Cảng biển làkhu vực bao gồm
    vùng đất cảng vàvùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng vàlắp đặt
    trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành
    khách vàthực hiện các dịch vụ khác”.
    Vùng đất cảng làvùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho,
    bãi, nhàxưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thốnggiao thông, thông tin liên lạc,
    điện, nước, các công trình phụ trợ khác vàlắp đặt trang thiết bị.
    Vùng nước cảng làvùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước
    trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão,
    vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và
    các công trình phụ trợ khác.
    Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
    cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhàxưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
    thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng vàcác công
    trình phụ trợ khác. Cầu cảng làkết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng
    6
    cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách vàthực hiện các
    dịch vụ khác.
    - Kết cấu hạ tầng cảng biển:
    Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng vàkết cấu
    hạ tầng công cộng cảng biển.
    Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng,
    kho, bãi, nhàxưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệthống giao thông, thông tin liên
    lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển vàcác công trình phụ trợ khác được
    xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng vàvùng nước trước cầu cảng.
    Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ
    thống báo hiệu hàng hải vàcác công trình phụ trợ khác.
    - Luồng cảng biển vàluồng nhánh cảng biển:
    Luồng cảng biển làphần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác
    định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải vàcác công trình phụ trợ để bảo đảm cho
    tàu biển vàcác phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.
    Luồng nhánh cảng biển làphần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển
    vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải vàcác công trình
    phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển vàcác phương tiện thuỷ khác ra, vào bến
    cảng an toàn.
    Khi nghiên cứu cảng biển, các chuyên gia thường nhấn mạnh hai đặc
    trưng cơ bản của cảng biển.
    Thứ nhất, cảng lànơi ra vào, neo đậu của tàu, thuyền, lànơi phục vụ tàu
    vàhàng hóa (kể cả hành khách) chuyên chở trên tàu.
    Thứ hai, cảng làđầu mối giao thông quan trọng. Thông thường, cảng có
    những điểm nối chung với các dạng vận tải khác nhưđường bộ, đường sắt và
    đường hàng không. Hàng hóa, hành khách từ các phương tiện đường bộ,
    đường sắt vàđường hàng không chuyển tiếp qua tàu biển vàngược lại thông
    qua các cảng biển. Vậy, cảng biển cung cấp các dịch vụ nối tiếp.
    7
    Nhưvậy, cảng biển làmột đầu mối vận tải liên hợp màở đó có nhiều
    phương tiện vận tải khác nhau chạy qua. ởkhu vực cảng xuất hiện việc xếp dỡ
    hàng hóa hoặc sự lên xuống tàu của khách hàng giữa các tàu biển vàphương
    tiện vận tải còn lại. Điều này có nghĩa làxuất hiện sự thay đổi phương tiện vận
    tải trong vận chuyển hàng hóa vàcon người.
    Theo quan điểm hiện đại, cảng còn mang nội hàm rộng hơn, đó là
    nhiệm vụ kích thích lợi ích của các bên tham gia vận tải vàlưu thông hàng
    hóa. Mục đích của một khu vực, một quốc gia hoặc nhiều quốc gia để đảm
    bảo lưu thông hàng hóa nhằm phát triển kinh tế. Cảng biển thiết lập một thành
    phần của hệ thống vận tải trong nước vàquốc tế. Hoạt động của con người sử
    dụng cảng biển vào mục đích kinh tế làcả một quá trình phức tạp vàliên hợp
    có quan hệ đến các giai đoạn còn lại của mắt xích vận tải.
    Cảng biển có các cách phân loại phổ biến nhưsau:
    - Theo quy mô, cảng biển được phân thành:
    + Cảng biển loại I: làcảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục
    vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
    + Cảng biển loại II: làcảng biển quan trọng, có quy mô vừa, phục vụ cho
    việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng vàđịa phương;
    + Cảng biển loại III: làcảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động
    của doanh nghiệp.
    - Phân loại cảng theo mục đích sử dụng, cảng gồm 4 loại:
    + Cảng thương mại: đây làloại cảng phục vụ mục đích thương mại, lưu
    thông hàng hóa trong nước vàquốc tế. Cảng thương mại được chia thành
    cảng thương mại quốc tế vàcảng thương mại nội địa.
    + Cảng quân sự : lànhững cảng dành cho các tàu hoạt động vì mục đích
    quân sự.
    + Cảng cá: làcác cảng dành cho tàu đánh cá hoạt động.
    8
    + Cảng trú ẩn: làcác cảng được xây dựng để làm nơi trú ẩn cho tàu tránh
    gió, bão.
    - Phân loại cảng theo chủng loại hàng hóa:
    + Cảng tổng hợp: làcảng được xây dựng để xếp dỡ nhiều loại hàng hóa
    khác nhau.
    + Cảng chuyên dụng: làcảng được xây dựng để xếp dỡ một loại hàng hóa
    nhưcảng container, cảng dầu, cảng rau quả .
    Các doanh nghiệp cảng biển có chức năng nhiệm vụ cơ bản giống nhau
    [1, 27], gồm:
    - Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động;
    - Cung cấp phương tiện vàthiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, xếp dỡ
    hàng hoá vàđón trả hành khách;
    - Cung cấp dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho bãi vàbảo quản hàng
    hoá trong cảng;
    - Để tàu biển vàcác phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng
    hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp;
    - Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người vàhàng hoá.
    1.1.2 Vai trò của cảng biển.
    Hệ thống cảng biển gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
    quốc phòng của một quốc gia. Phát triển kinh tế biển nói chung, hệ thống
    cảng biển nói riêng, có vai trò to lớn đối với quốc gia có biển trên các mặt sau:
    1.1.2.1 Về mặt kinh tế:
    Thứ nhất, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia vàtừng vùng.
    - Thúc đẩy tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia vàđịa phương có cảng:
    Hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng tạo ra nguồn thu lớn cho quốc
    gia vàđịa phương có cảng. Đó làthuế xuất nhập khẩu, lệ phí luồng lạch,
    thuế cước vận tải, dịch vụ bảo hiểm cho tàu vàhàng hóa, thuế thu nhập
    doanh nghiệp .
    9
    - Thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất:
    Cảng biển có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhàđầu tư, nhất làcác
    nhàđầu tưnước ngoài. Cảng biển gắn với vận tải biển, màvận chuyển
    hàng hóa bằng đường biển có ưu thế vượt trội so với các phương tiện vận
    tải khác. Đó làcùng một lúc có thể vận chuyển một khối lượng hàng hóa
    rất lớn, an toàn vàvới chi phí thấp. Đây cũng làyếu tố quan trọng cho sự ra
    đời vàphát triển của khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp tập
    trung. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất thường được chọn địa
    điểm gần cảng biển hoặc ít nhất ở gần đường vận tải biển. Đồng thời cơ sở
    hạ tầng giao thông vận tải vàcác dịch vụ hỗ trợ khác ngày càng hoàn thiện
    cùng với sự phát triển của các thị trường lao động, tài chính, ngân hàng .
    làtiền đề cho sự phát triển của cảng biển trong tương lai.
    Giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh sản phẩm sản vàdịch vụ
    làmục tiêu của các doanh nghiệp. Do vậy, các khu công nghiệp tập trung,
    khu chế xuất càng gần cảng, càng tiết kiệm được chi phí vận tải. Cảng biển
    làđầu mối giao thông quan trọng hỗ trợ các khu công nghiệp, khu chế xuất
    phát triển, ngược lại các khu công nghiệp, khu chế xuất cung cấp nguồn
    hàng thông qua cảng rất lớn thúc đẩy sự phát triển của cảng biển.
    Thứ hai, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
    - Thúc đẩy ngành vận tải phát triển:
    Do cảng biển làđầu mối giao thông rất quantrọng, nên kinh tế cảng
    biển phát triển sẽ góp phần thúc đẩy các ngành vận tải khác nhưhàng
    không, đường sắt, đường bộ phát triển mạnh. Ngược lại, cảng biển chỉ
    phát huy được hiệu quả khi hệ thống giao thông vận tải phát triển đồng bộ
    vàhoàn thiện.
    Hoạt động cảng biển được đánh giá bằng hai chỉ tiêu cơ bản là:
    Khối lượng hàng hóa xếp dỡ hoặc khả năng hàng hóa thông qua hoặc số
    lượng tàu ra vào cảng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...