Thạc Sĩ Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề khi dạy học một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” lớ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    I. Lý do chọn đề tài


    Dạy học là hoạt động đặc trưng chủ yếu của nhà trường nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học phát triển như vũ bão, tri thức mới ngày càng nhiều, đòi hỏi ngành Giáo dục - Đào tạo cũng phải có những đổi mới và phát triển theo kịp xu thế của thời đại. Đảng và nhà nước ta đã chỉ rõ: Phải phát triển mạnh mẽ Giáo dục - Đào tạo, lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu, coi giáo dục là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ người lao động có tri thức và có tay nghề cao, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo trên tất cả mọi lĩnh vực. Vì vậy mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức và trình độ khoa học kỹ thuật cao, có kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội.
    Để thực hiện được những mục tiêu trên, đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và nhà nước ta quan tâm. Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ 10 đã chỉ rõ : “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu chương trình, nội dung, phương pháp, để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà” .
    “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.”
    “ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Mở thêm các trường dân tộc nội trú, bán trú.”

    Trong Luật giáo dục Việt Nam ( 12/1998) cũng chỉ rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” .Do đó những người làm công tác giáo dục phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông.
    Trong quá trình đổi mới hệ thống giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ 10 nói trên, để đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự đổi mới về nội dung đào tạo, cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Hiện nay việc dạy học theo kiểu thuyết trình tràn lan vẫn đang ngự trị. Nhiều giáo viên vẫn chưa từ bỏ lối dạy học cũ: Thày nói, trò ghi, trò hoàn toàn thụ động. Không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
    Tư tưởng chỉ đạo và cũng là mục đích của quá trình đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc: Giáo viên giúp học sinh tự lực suy nghĩ, khám phá, đề xuất giải quyết vấn đề.

    Xu hướng dạy học này đang rất được chú ý vận dụng, không những bởi hiệu quả to lớn thực tế của nó được thừa nhận, mà còn có cơ sở lí luận và thực tiễn vững trắc. Đây là một trong những xu hướng dạy học được nhiều nước quan tâm, nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng.
    ở nước ta hiện nay sách giáo khoa lớp 10 đã được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, say mê học tập và ý chí vươn lên.Vấn đề là làm thế nào để phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những vấn đề cấp thiết cần được đầu tư nghiên cứu.
    Trong khối các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhà nước và đồng bào các dân tộc.Hệ thống trường dân tộc nội trú không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của cả nước. Qua điều tra tìm hiểu
    Chúng tôi được biết nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú cũng đã không ngừng xây dựng và đổi mới phương pháp cũng như cách thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đặc trưng của nhà trường và đã có được những thành công nhất định.
    Tuy nhiên thực tế cho thấy dạy học ở các trường nội trú hiện nay còn nhiều bất cập. Đa số giáo viên chưa cập nhật được phương pháp mới vào dạy học vật lí, đặc biệt chưa có biện pháp khơi dậy và phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặt khác học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi chưa có thói quen lao động trí óc, ngại suy nghĩ, thường hay máy móc, quen lối tư duy cụ thể. Thực tế đòi hỏi phải có phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh, đối tượng học sinh dân tộc nội trú.
    Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục nói chung và dạy học vật lý nói riêng ở trường dân tộc nội trú, chúng tôi lựa chọn đề tài:

    Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề khi dạy học một số kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” lớp 10 ban cơ bản cho học sinh dân tộc nội trú.






    Mục lục

    Trang

    Lời cảm ơn
    Mở đầu
    I Lý do chọn đề tài 1
    II Mục đích nghiên cứu 3
    III Đối tãợng và phạm vi nghiên cứu 3
    IV Giả thuyết khoa học 3
    V Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    VI Phãơng pháp nghiên cứu 4
    VII ý nghĩa khoa học của đề tài 4
    VIII Cấu trúc luận văn 4
    CHƯƠNG i: cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 5
    1.1 Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu. 5
    1.2 Hoạt động dạy – học. 6
    1.2.1 Bản chất của sự dạy. 6
    1.2.2 Bản chất hành động của sự học tập. 8
    1 2.3 Mối liên hệ giữa dạy và học. 11
    1.3 Phãơng pháp dạy học giải quyết vấn đề. 13
    1.3.1 Dạy học giải quyết vấn đề. 13
    1.3 2 Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. 14
    1.3 2.1 Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. 14
    1.3 2.2 Sơ đồ tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. 15
    1.4 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh DTNT 15
    1.4.1 Mục đích, động cơ học tập 15
    1.4.2 Năng lực học tập 16
    1.4.3 Phãơng pháp học tập 17
    1.4.4 Quạn hệ giao tiếp trong học tập 17
    1.5 Định hãớng hành động học tập cho học sinh dân tộc nội trú trong dạy học Vật lí.
    18
    1.5.1 Quan niệm về định hãớng hành động học tập 18
    1.5.2 Các kiểu định hãớng hành động học tập trong dạy học Vật lí 18
    1.5.3 Những yếu tố cần thiết để nâng cao tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức của học sinh dân tộc nội trú.
    1.6 Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học vật lí ở trãờng dân tộc nội trú.
    24
    1.6.1 Mục đích: 24
    1.6.2 Phãơng pháp điều tra. 24
    1.6.3 kết quả điều tra. 24
    1.6.3.1 Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. 25
    1.6.3.2 Tình hình dạy và học 27
    1.6.3. 3 Dạy học theo kiểu định hãớng tìm tòi giải quyết vấn đề với học

    sinh dân tộc nội trú.
    30
    1.6.4 Hãớng khắc phục khó khăn trong việc dạy- học Vật lí và
    kiến nghị.

    1.7 Tìm hiểu tình hình dạy và học chương “Các định luật bảo toàn”

    Vật lí10 ban cơ bản)

    1.7.1 Mục đích tìm hiểu 31
    1.7.2 Kết quả tìm hiểu 32
    Kết luận chãơng I 34
    Chãơng2: xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức vật lí
    dựa trên sự định hãớng tìm tòi kiến thức cho học sinh dân tộc nội trú

    2.1 Một số đặc điểm về chãơng trình Vật lí lớp 10 ban cơ bản. 36
    2.1.1 Mục tiêu: Môn Vật lí lớp 10 ban cơ bản nhằm giúp học sinh: 36
    2.1.1.1 Về kiến thức 36
    2.1.1.2 Về kĩ năng 36
    2.1.1.3 Về thái độ 37
    2.1.2 Nội dung 37
    2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động dạy và học Vật lí

    lớp 10 đối với trãờng dân tộc nội trú.
    38
    2.2.1 Thuận lợi: 38
    2.2.2 Khó khăn: 38
    2.3 Các giai đoạn của tiến trình dạy học Vật lí. 39
    2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức cần dạy cho một tiết học. 39


    2.3.2 Xác định các bãớc trong tiến trình dạy học một tiết học 40
    2.3.2.1 Định hãớng vấn đề cần dạy (giao nhiệm vụ nhận thức) 41
    2.3.2.2 Định hãớng giải quyết vấn đề ( học sinh tự chủ, trao đổi, tìm tòi

    giải quyết vấn đề).
    41
    2.3 2.3 Định hãớng vận dụng kiến thức mới. 41
    2.3.3 Soạn thảo tiến trình dạy học cho một tiết học. 42
    2.3.3.1 Cơ sở khoa học và yêu cầu của bài soạn. 42
    2.3.3.2 Xác định tiến trình hoạt động của giáo viên và học sinh. 42
    2.4 Sơ đồ hình thành kiến thức chương “ các định luật bảo toàn” 44
    2.4.1 Sơ đồ hình thành kiến thức bài “ Định luật bảo toàn động lượng” 44
    2.4.2 Sơ đồ hình thành kiến thức bài “ Định luật bảo toàn cơ năng” 44
    2.5 Soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức Vật lí cụ thể dựa trên sự định hãớng tìm tòi kiến thức cho học sinh dân tộc nội
    trú.


    45
    2.5.1 Xây dựng tiến trình bài số 1.

    “Định luật bảo toàn động lượng”
    45
    2.5 2 Xây dựng tiến trình bài số 2

    “cơ năng”
    56
    2.5.3 Xây dựng tiến trình bài số 3.

    bài tập ôn tập định luật bảo toàn cơ năng
    67
    Kết luận chãơng II 79
    Chãơng 3: thực nghiệm sã phạm 80
    3.1 mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sã phạm 80
    3.1.1 Mục đích thực nghiệm 80
    3.1.2 Nhiệm vụ 80
    3.2 Đối tãợng và phãơng pháp thực nghiệm sã phạm 80
    3.2.1 Đối tãợng thực nghiệm 80
    3.2.2 Phãơng pháp thực nghiệm 81
    3.3 phãơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sã phạm. 81
    3.3.1 Căn cứ để đánh giá 81
    3.3.2 Cách đánh giá 82
    3.4 Tiến hành thực nghiệm sã phạm 82
    3.4.1 Công tác chuẩn bị 82
    3.4.2 Diễn biến quá trình thực nghiệm sã phạm 83
    Bài 1: định luật bảo toàn động lãợng ( tiết2) 83
    Bài 2: định luật bảo toàn cơ năng 84
    Bài 3 : Bài tập ôn tập định luật bảo toàn cơ năng 85
    3.5 Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sã phạm 86
    3.5.1 Yêu cầu chung về xử lý kết quả thực nghiệm sã phạm 86
    3.5.2 Kết quả TNSP 87
    3.6 Đánh giá chung về thực nghiệm sã phạm 98
    Kết luận chãơng III 99
    Kết luận chung 100
    Tài liệu tham khảo 102
    Phụ lục 1 105
    Phụ lục 2 106
    Phụ lục 3 107
    Phụ lục 4 108
    Phụ lục 5 109
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...