Luận Văn Định hướng quy hoạch tổng thể Thành Phố Hà Nội tới năm 2020

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Tổng quan của bản quy hoạch:

    I- Một số nội dung của bản quy hoạch:
    1. Cở sở nghiên cứu:
    ã Căn cứ vào những thành tựu về kinh tế và những dự báo về kinh tế trong tương lai của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.
    ã Những tác động tiêu cực mà Hà Nội phải đối mặt ở hiện tại và trong tương lai:
    + Quá trình đô thị quá nhanh.
    + Ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông tăng nhanh.
    + Điều kiện sống xuống cấp.
    + Môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng.
    + Đã có một số quy hoạch về các chuyên nghành: cấp
    thoát nước, giao thông đô thị, và các quy hoạch khác nữa Nhưng tình hình không thay đổi nhiều.
    → Xuất phát từ thực tế trên, đòi hỏi phải có những biện pháp thực hiện để cải thiện tình hình. Nếu không tình hình ngày càng xấu đi.
    2. Nhà quy hoạch:
    Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với UBND TP Hà Nội triển khai chương trình nghiên cứu hợp nhất các quy hoạch trên trong “Chương trình nghiên cứu phát triển tổng thể đô thị Thủ đô Hà Nội”. Đoàn nghiên cứu HAIDEP.
    3. Mục tiêu quy hoạch:
    Biến tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội thành:
    - Quy hoạch hợp nhất toàn diện.
    - Thiết lập cơ chế thực hiện quy hoạch đó:
    Xây dựng chương trình phát triển đô thị tổng thể cho Thủ đô Hà Nội tới năm 2020.
    Xây dựng kế hoạch thực hiện ngắn hạn.
    Thực hiện các dự án thí điểm và nghiên cứu khả thi.
    Tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý cho các ban nghành chức năng.
    4. Thời gian thực hiện nghiên cứu:
    Nghiên cứu HAIDEP được triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2004 và kết thúc vào tháng 9 năm 2006.
    5. Các cơ quan có liên quan:
    i. Ban chỉ đạo: Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
    ii. Các bộ nghành liên quan: Bộ GTVT, Bộ TNMT, Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính.
    iii. Bốn tổ công tác: bao gồm sự có mặt của các chuyên gia
    iv. Ban cố vấn JICA.
    6. Phạm vi nghiên cứu:
    Bao gồm 2 cấp độ nghiên cứu:
    Cấp vùng: để phân tích các tác động và ảnh hưởng của Hà Nội trong vùng, nhằm xây dựng các định hướng phát triển chung.
    Cấp thành phố: thực hiện các nghiên cứu và quy hoạch chi tiết.
    7. Phương pháp quy hoạch:
    Phương pháp duy lý toàn diện. Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch. Đặc biệt trong quá trình quy hoạch ở cấp cơ sở chính quyền địa phương và người dân là những chủ thể chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...