Thạc Sĩ định hướng phát triển tổng công ty đường sông miền nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Đất nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 2.360 sông kênh
    và hơn 3200 km bờ biển, đặc biệt là khu vực phía Nam và các tỉnh Đồng
    bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi trong việc phát triển ngành vận tải
    thủy nội địa. Hơn nữa việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở khu
    vực đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn, trong khi đó
    vận tải thủy được xem là phương thức vận chuyển có chi phí rẻ nhất. Vì thế
    phương thức vận tải thủy nội địa ở khu vực này vẫn được coi là chủ lực, góp
    phần triển vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
    Cửu Long. Tổng Công ty Đường sông miền Nam (SOWATCO) là Tổng
    Công ty Nhà nước đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ
    giữ vai trò chủ đạo trong ngành vận tải thủy nội địa ở khu vực phía Nam,
    góp phần vào việc phát triển kinh tế của khu vực cũng như làm các nhiệm
    vụ an ninh quốc phòng. Với lợi thế về nhiều mặt, cùng với bề dày phát triển
    30 năm nên SOWATCO đã trở thành là một trong những doanh nghiệp hàng
    đầu về vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam nói chung và của khu vực
    phía Nam nói riêng.
    Tuy nhiên những năm gần đây có sự tham gia vào thị trường vận tải
    đường thủy nội địa của hàng loạt các doanh nghiệp của các thành phần kinh
    tế nên đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp về
    giá cả và chất lượng dịch vụ vận tải. Thậm chí đã có sự cạnh tranh không
    lành mạnh của một số doanh nghiệp thông qua việc chuyên chở quá tải để
    hạ giá thành vận chuyển.
    Hơn nữa, theo lộ trình hội nhập WTO của Việt Nam, ngành giao thông
    vận tải đường thủy nội địa sẽ mở cửa hoàn toàn sau năm 2010. Khi đó, cạnh
    tranh trên thị trường vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam không chỉ giới
    hạn bởi các doanh nghiệp trong nước mà sẽ còn có sự tham gia của các Công
    ty, các tập đoàn của nước ngoài. Trước tình hình đó đòi hỏi SOWATCO
    phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp và những giải pháp hợp lý để
    tạo ra những ưu thế trong cạnh tranh. Với mong muốn đó, tôi đã chọn đề tài:
    “ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN
    NAM ĐẾN NĂM 2010” để viết luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Như đã trình bày ở trên, môi trường cạnh tranh của SOWATCO đang
    biếân đổi nhanh chóng với những sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất
    gay gắt của thị trường và những áp lực của hội nhập. Do đó với đề tài này,
    tôi mong muốn đưa ra những định hướng phát triển và một số giải pháp
    mang tính chiến lược nhằm tạo ra một lợi thế cạnh tranh thuận lợi cho
    SOWATCO trên thương trường.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Để có những căn cứ hợp lý mang tính khoa học trước khi đưa ra những
    định hướng và các giải pháp phát triển của SOWATCO, tác giả sẽ khái quát
    những cơ sở lý luận của hoạch định chiến lược, phân tích một số các xu thế
    của vận tải trên thế giới, những khái quát chung về thị trường vận tải đường
    thủy nội địa của Việt Nam và vai trò của vận tải đường thủy nội địa đối với
    việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, SOWATCO họat động chủ yếu ở
    thị trường vận tải đường thủy nội địa trong khu vực phía Nam nên đề tài sẽ
    tập trung đi sâu vào phân tích lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa khu vực
    phía Nam.
    Khi thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu thu thập các số liệu thứ cấp
    của ngành và của tổ chức DANIDA (Đan Mạch) về dự án hỗ trợ kỹ thuật cải
    cách kinh tế cho Chính phủ Việt Nam trong nghiên cứu cải cách các doanh
    nghiệp Nhà nước trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước ngành Giao thông
    vận tải.
    SOWATCO là Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ –
    Công ty con gồm Công ty mẹ Tổng Công ty Đường sông miền Nam, 05
    Công ty con và 03 Công ty liên doanh với nước ngoài, hoạt động đa ngành
    như: vận tải đường thủy, bốc xếp, xây dựng, đóng tàu, dịch vụ hàng hải và
    một số dịch vụ thương mại khác. Với thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài
    chỉ đi vào xây dựng các giải pháp cho Công ty mẹ Tổng Công ty Đường
    sông miền Nam với lĩnh vực hoạt động chính là ngành vận tải đường thủy,
    bốc xếp, các dịch vụ cảng và hàng hải vì đây là ngành giữ vai trò chủ lực
    của SOWATCO cũng như làm nhiệm vụ chủ đạo của thành phần kinh tế
    Nhà nước ở khu vực phía Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở phân tích các số liệu trong quá khứ và hiện tại của
    SOWATCO cùng với các thông tin của thị trường, khách hàng, các đối thủ
    cạnh tranh tác giả vận dụng ma trận SWOT và ma trận QSPM trong việc
    xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh, từ đó tác giả đưa ra một số giải
    pháp cho SOWATCO. Để thực hiện đề tài này, tác giả cũng đã thông qua
    các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp và một số chuyên gia của
    ngành để đưa ra các chiến lược và những giải pháp chủ yếu phù hợp với mục
    tiêu phát triển của SOWATCO trong tương lai.
    5. Bố cục của đề tài:
    Đề tài được chia ra thành các phần chính sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định chiến lược và tổâng quan về vận
    tải đường thủy nội địa ở Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công
    ty Đường sông miền Nam (SOWATCO).
    Chương 3: Định hướng phát triển Tổng Công ty Đường sông miền
    Nam SOWATCO đến năm 2010.
    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...