Thạc Sĩ Định hướng phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Định hướng phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các biểu bảng
    Danh mục các hình vẽ
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . 5
    1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch . 5
    1.1.1. Khái niệm du lịch . 5
    1.1.2. Khái niệm về khách du lịch 6
    1.1.3. Khái niệm về ngành du lịch 8
    1.2 Quản trị chiến lược . 8
    1.2.1. Khái niệm chiến lược 8
    1.2.2 Khái niệm về quản trị chiến lược 9
    1.3 Quy trình quản trị chiến lược . 9
    1.4 Vai trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh khánh Hòa . 11
    1.5. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược . 12
    1.5.1. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược . 13
    1.5.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) . 13
    1.5.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . 13
    1.5.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 14
    1.5.2. Các công cụ để xây dựng lựa chọn các chiến lược . 14
    1.5.2.1. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đedọa (SWOT) . 14
    1.5.2.2.Công cụ để lựa chọn chiến lược: Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
    (QSPM) . 16
    1.6. Khái quát về tình hình hoạt động du lịch của Việt Nam . 17
    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHÁNH HÒA TRONG THỜI
    GIAN QUA . 20
    2.1. Giới thiệu Khánh Hòa . 20
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên . 20
    2.1.2 Kinh tế xã hội 21
    2.2 Thực trạng hoạt động du lịch Tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua . 22
    2.2.1. Cơ sở vật chất du lịch . 22
    2.2.1.1. Cơ sở lưu trú du lịch 24
    2.2.1.2. Cơ sở ăn uống 25
    2.2.1.3. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác . 26
    2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng . 27
    2.2.2. Khách du lịch 27
    2.2.3. Tình hình tài chính 28
    2.2.4. Hoạt động Marketing 28
    2.2.4.1. Sản phẩm du lịch . 29
    2.2.4.2. Giá . 29
    2.2.4.3. Kênh phân phối 29
    2.2.4.4. Hoạt động chiêu thị . 30
    2.2.5. Hệ thống thông tin 30
    2.2.6. Lao động ngành 31
    2.2.7. Các dự án đầu tư . 31
    2.2.8. Các tài nguyên du lịch 32
    2.2.8.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên 32
    2.2.8.2. Tài nguyên du lịch xã hội - nhân văn 34
    2.3. Những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài 35
    2.3.1. Sự tác động của môi trường vĩ mô . 35
    2.3.1.1. Yếu tố kinh tế 35
    2.3.1.2. Yếu tố chính trị - chính phủ . 37
    2.3.1.3. Yếu tố văn hoá - xã hội 38
    2.3.1.4. Yếu tố tự nhiên 39
    2.3.1.4.1. Địa hình, bờ biển, hải đảo . 39
    2.3.1.4.2. Khí hậu . 40
    2.3.2.4.3. Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị 41
    2.3.1.5. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ 41
    2.3.2. Sự tác động của môi trường vi mô . 42
    2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh chính . 42
    2.3.2.2. Khách hàng 45
    2.3.2.3 Nhà cung ứng 48
    2.3.2.4 Đối thủ tiềm ẩn 50
    2.3.2.5 Sản phẩm thay thế . 51
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020
    VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG . 53
    3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 53
    3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch Khánh Hòa 53
    3.1.2. Định hướng phát triển và mục tiêu của du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 . 53
    3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát . 53
    3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 54
    3.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 . 57
    3.2.1. Hình thành chiến lược từ Ma trận SWOT 57
    3.2.2. Lựa chọn các chiến lược qua ma trận QSPM . 61
    3.3. Các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược . 65
    3.3.1. Với chiến lược phát triển sản phẩm 65
    3.3.2. Với chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư 68
    3.3.3. Với chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 69
    3.3.4. Với chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng . 71
    3.3.5. Với chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững . 72
    3.3.6. Với chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máyquản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch74
    3.4. Các kiến nghị . 76
    3.4.1. Đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam 76
    3.4.2. Đối với chính quyền địa phương 77
    Kết luận . 79
    Tài liệu tham khảo 81
    Phụ lục 82

    LỜI MỞ ĐẦU
    I.Lý do chọn đề tài:
    Đất nước Việt Nam chúng ta có nhiều cảnh quan về dulịch để thu hút du khách
    tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó điểm đến an toàn vàlý tưởng mà du khách không
    thể bỏ qua là thành phố biển Nha Trang – Khánh Hòa.Điều đáng tự hào cho ngành du
    lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Khánh Hòa nói riêng là năm 2003 vịnh Nha
    Trang được công nhận là “một trong 29 vịnh đẹp nhấtthế giới”. Thiên nhiên đã ban
    tặng cho Khánh Hòa nhiều tiềm năng phát triển về dulịch; từ những hòn đảo ngoài
    khơi đến những bãi cát mịn, nước biển trong xanh. Khánh Hòa là xứ sở của những
    con người chân thành, dễ mến và hiếu khách. Vì vậy,Nha Trang – Khánh Hòa đã và
    đang là điểm lựa chọn du lịch an toàn và hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài
    nước.
    Để tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch
    Khánh Hòa đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực trong việc tìm kiếm và hoạch định các
    hướng đi để có thể khai thác các mặt mạnh , cơ hội và hạn chế các điểm yếu, nguy cơ
    nhằm tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
    Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Định hướng phát triển ngành du
    lịch Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” làm đề tài của mình.
    II.Mục tiêu nghiên cứu:
    II.1. Mục tiêu chung:
    Đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch
    Khánh Hòa, xác định các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
    ngành qua đó đề ra các chiến lược và giải pháp nhằmphát triển ngành du lịch Khánh
    Hòa đến 2020, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
    II.2. Các mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa các lý thuyết và phân tích thực trạng hoạt động du lịch Khánh
    Hòa trong thời gian 05 năm 2006-2010.
    - Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường kinhdoanh, vận dụng mô hình
    hoạch định chiến lược kết hợp với việc sử dụng các công cụ phân tích từ đó định
    - 2 -
    hướng và đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triểnngành du lịch, đa dạng hóa sản
    phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về
    du lịch đồng thời đào tạo nguồn nhân lực du lịch cùng các giải pháp bảo vệ tài nguyên
    môi trường và phát triển bền vững.
    III. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu :
    - Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược phát triển ngành du lịch Khánh Hòa
    đến năm 2020.
    - Phạm vi nghiên cứu:Về thực trạng ngành du lịch Khánh Hòa , tôi chỉ nghiên
    cứu quá trình phát triển ngành trong 05 năm 2006-2010; Về phạm vi các giải pháp, đề
    xuất, có liên quan đến việc hoàn thiện tổ chức và quản lý Nhà nước của thành phố đối
    với ngành du lịch, chúng tôi chỉ dừng lại ở phần phương hướng có tính nguyên tắc,
    không đi sâu vào thiết chế cụ thể, vì đó là một việc làm quá lớn đối với khả năng của
    học viên.
    IV. Qui trình và phương pháp thực hiện :
    IV.1. Quy trình thực hiện:
    - Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
    - Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đề tài.
    - Phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch Khánh Hòa trong thời gian
    qua.
    - Đề xuất các chiến lược và giải pháp, kiến nghị đểphát triển ngành du lịch
    Khánh Hòa.
    IV.2. Phương pháp thực hiện:
    - Phương pháp mô tả:Sử dụng phương pháp mô tả để đánh giá thực trạng
    phát triển du lịch Khánh Hòa
    - Phương pháp thu thập thông tin:
    Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có
    liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách, báo và tạp chí chuyên
    ngành.
    - 3 -
    Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Phân tíchcác số liệu, so sánh qua
    các năm và tổng hợp để đưa ra nhận xét.
    Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch
    để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, QSPM.
    Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, từ đórút ra các kết luận, các
    xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch.
    Phương pháp phân tích các ma trận EFE, IFE, ma trậnhình ảnh cạnh tranh,
    SWOT, QSPM.
    V. Nội dung chủ yếu của luận văn:
    Ngoài lời mở đầu và kết luận , luận văn có các nội dung chính ở các chương
    như sau:
    - Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.
    - Chương II: Thực trạng hoạt động du lịch Khánh Hòatrong thời gian qua
    - Chương III: Định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 và các
    chiến lược để thực hiện định hướng.
    - Tài liệu tham khảo.
    VI. Kết quả nghiên cứu đạt được:
    - Về lý luận: Đề tài đã làm rõ tổng quan về phương pháp và mô hình để xây
    dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược; Các khái niệmcơ bản có liên quan đến du lịch
    cũng như cơ sở lý luận về phân tích đối thủ cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh
    tranh, phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, phân tíchmặt mạnh, mặt yếu đưa vào ma
    trận SWOT, ma trận QSPM tạo cơ sở để đề ra các giảipháp.
    - Về thực tiễn: Đề tài đã sử dụng các số liệu thu thập được về du lịch Khánh Hòa
    để phân tích, so sánh. Từ đó, đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của ngành du
    lịch Khánh Hòa; rút ra những cơ hội, thách thức, ưuđiểm, hạn chế trong hoạt động hiện
    tại của ngành nhằm định hướng chiến lược phát triểnngành phù hợp trong giai đoạn
    2011-2020, phát huy những điểm mạnh và cơ hội đến từ môi trường bên ngoài, đồng
    thời hạn chế những điểm yếu giảm thiểu những rủi romà ngành gặp phải.
    - 4 -
    - Về đề xuất: Đề tài đã đề xuất những giải pháp thực hiện các chiến lược phát
    triển ngành được rút ra từ ma trận lựa chọn chiến lược QSPM. Đề tài cũng đã kiến
    nghị với các cơ quan hữu quan để có những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo
    mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động của ngành du lịch tại
    Khánh Hòa.
    - 5 -
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI
    1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch:
    1.1.1. Khái niệm du lịch:
    Du lịch là hiện tượng phức tạp, trong quá trình phát triển của nó, thì nội dung
    của nó ngày càng phong phú, phát triển và không ngừng mở rộng . Do vậy việc định
    nghĩa du lịch rất khó khăn , Sở dĩ khó khăn là vì:
    Xưa kia hoạt động du lịch mang tính sơ khai, lẻ tẻ , không quần chúng. Nói đến
    du lịch là nói đến cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người, ngoài nơi cư trú
    thường xuyên của mình để hưởng nhu cầu vật chất. Nhưng khi hoạt động du lịch mang
    tính chất đại chúng. Với sự có mặt của bộ máy đặc biệt phục vụ du lịch. Thì xét du lịch
    phải xét trên hai khía cạnh.
    Cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường
    xuyên của họ.
    Đó là tập hợp các hoạt động của bộ máy đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
    cho các cuộc hành trình và lưu trú, thông qua vận dụng phục vụ lưu trú, phục vụ ăn
    uống , phục vụ hướng dẫn tham quan.
    Tính phong phú và đa dạng về mục đích của cuộc hànhtrình du lịch.
    Khó khăn trong việc phân biệt giới hạn ngành du lịch trong mối quan hệ tổng
    hợp với các ngành khác.
    Định nghĩa du lịch được hiểu dưới nhiều góc độ:
    Người đi du lịch ( Cầu): Du lịch là việc tác động trực tiếp các dịch vụ và hàng
    hóa của cá nhân . Khi việc tiêu dùng của cá nhân đó, liên quan đến việc đi lại lưu lại
    của con người, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm các mục đích khác nhau
    như : Nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí.
    Đơn vị kinh doanh du lịch (Cung): Du lịch là việc sản xuất các dịch vụ hàng
    hóa của đơn vị kinh tế độc lập có cơ sở vật chất kỹthuật chuyên môn, để đảm bảo việc
    đi lại , lưu trú, ăn uống, giải trí với mục đích thỏa mãn đầy đủ nhất về nhu cầu vật chất
    và tinh thần của khách du lịch .

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1.] Khánh Hòa tự giới thiệu, NXB Chính trị quốc gia.
    [2.] Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh
    doanh, NXB Lao động- xã hội, TP HCM 2006.
    [3.] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch,NXB Lao
    động -xã hội , Hà Nội 2004.
    [4.] Nguyễn Thị Kim Hoa, Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến nay, NXB
    Chính trị quốc gia 2006.
    [5.] Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 2008, 2009, 2010
    [6.] Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (2010), Thực trạng về kinh
    tế du lịch của Tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000- 2010 và định hướng 2020
    [7.] Fred R. David, Người dịch: Trương Công Minh, Trần Tuấn Nhạc, Trần Thị
    Tường Như (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội.
    [8.] Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật,
    Hà Nội.
    [9.] Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, NXB: Thống kê, 2001.
    [10.] http://www.nhatrang-travel.com.vn
    [11.] http://vietnamtourism.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...