Thạc Sĩ Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG

    1.1 Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh 4
    1.1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 4
    1.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài 5
    1.1.3 Ảnh hưởng từ môi trường nội bộ 6
    1.1.4 Xác định các mục tiêu của ngành 7
    1.1.5 Xây dựng chiến lược ngành 7
    1.2 Sơ lược về ngành công nghiệp xi măng 8
    1.2.1 Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng 8
    1.2.2 Chủng loại xi măng 9
    1.2.3 Công nghệ sản xuất xi măng 10
    1.2.4 Tầm quan trong của ngành công nghiệp xi măng
    trong nền kinh tế quốc dân 10
    1.3 Gia nhập WTO cơ hội và thách thức 11
    1.3.1 cơ hội mang lại từ WTO 11
    1.3.2 Thách thức 12

    CHƯƠNG 2 : MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM
    2.1 Đánh giá về môi trường kinh doanh của ngành công ngiệp xi măng Việt
    Nam 14
    2.1.1 Môi trường bên ngoài 14
    2.1.1.1 Ảnh hưởng của yếu tố chính trị – pháp luật 14
    2.1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế Trung Quốc
    2.1.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế 21
    2.1.1.4 Văn hoá xã hội 22
    2.1.1.5 Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ 22
    2.1.2 Môi trường bên trong 23
    2.1.2.1 Nguồn nhân lực 23
    2.1.2.2 Hoạt động Marketing ở các công ty xi măng 24
    2.1.2.3 Nguyên vật liệu sản xuất xi măng 24
    2.2 Thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian
    qua 25
    2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ xi măng 25
    2.2.2 Giá thành sản xuất xi măng 28
    2.2.3 Công nghệ kỹ thuật hiện tại 30
    2.2.4 Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xi măng 31
    2.2.5 Tình hình thực hiện đầu tư 31
    2.2.6 Khuynh hướng thị trường xi măng 32
    2.3 Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 33
    2.3.1 Ma trận đánh giá các ỵếu tố bên ngoài 33
    2.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 35
    2.3.3 Ma trận Swot 36
    Kết luận chương 2 39

    CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
    3.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng ở thị trường Việt Nam 40
    3.2 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 41
    2.3 Tình hình thực hiện đầu tư trong thời gian tới 41
    3.4 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội
    nhập 43
    3.4.1 Xây dựng chiến lược dài hạn về nghiên cứu phát triển 43
    3.4.2 Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để đạt được lợi thế cạnh tranh 43
    3.4.3 Giải pháp huy động vốn cho ngành công nghiệp xi măng 44
    3.4.4 Đầu tư và đổi mới công nghệ 45
    3.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực 46
    3.4.6 Hoạt động marketing 47
    3.4.7 Đối phó với xi măng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập 48
    3.5 Một số kiến nghị về chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước 49

    Kết luận 51
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài :
    “Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là : Đưa
    nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
    chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta
    cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
    người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,
    quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng
    xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường
    quốc tế được nâng cao.”
    (Trích văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Trang 159) (1)
    Yêu cầu qui hoạch đô thị hóa ngày càng cao, kinh tế phát triển yêu
    cầu đáp ứng ngày càng cao của cơ sở hạ tầng nhà cửa, kho tàng, bến bãi,
    nhu cầu về nhà ở trong các tầng lớp dân cư ngày càng tăng, trước tình hình
    đó nhu cầu về xi măng tăng nhanh trong giai đoạn này bởi vì ngành công
    nghiệp xi măng luôn luôn gắn liền với ngành xây dựng cơ bản.
    Trước yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành công nghiệp
    xi măng cần phải được chú trọng phát triển để đáp ứng các nhu cầu về xây
    dựng cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
    đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cung không đáp ứng đủ cầu trong
    nước thường xuyên dẫn đến tình trạng sốt xi măng gây hậu quả xấu cho nền
    kinh tế.
    Vì vậy, việc xây dựng chiến lược, tìm hướng đi chung cho ngành
    công nghiệp xi măng trong xu thế hội nhập dưới áp lực phát triển và cạnh
    tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm cấp thiết. Đó chính là lý do tôi
    chọn đề tài “ Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
    trong tiến trình hội nhập”
    2. Mục đích nghiên cứu :
    Trong phạm vi nghiên cứu nhất định, luận văn này nhằm giải quyết
    một số vấn đề cơ bản sau :
    - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản của việc nghiên cứu chiến lược phát
    triển kinh doanh trong cơ cấu phát triển nền kinh tế
    - Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và
    bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp xi măng Việt
    Nam, phân tích thực trạng của ngành công nghiệp xi măngViệt Nam,
    xác định các lợi thế cũng như đe dọa đối với ngành công nghiệp này.
    - Từ những cơ sở trên đưa ra những giải pháp định hướng phát triển
    cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
    3. Phương pháp nghiên cứu :
    Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết
    hợp các kỹ thuật nghiệp vụ như : thống kê, tổng hợp, so sánh, . Để
    nghiên cứu đề tài này.
    4. Đối tượng nghiên cứu :
    Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam gồm các công ty
    thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Các công ty liên doanh
    và các nhà máy xi măng địa phương.
    5. Phạm vi nghiên cứu :
    Tình hình sản xuất kinh doanh xi măng ở Việt Nam, bao gồm một số
    nội dung chủ yếu nhằm xác định thực tế tình hình sản xuất kinh doanh xi
    măng ở Việt Nam để định hướng một cách đúng đắn các giải pháp nhằm
    phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.
    6. Kết quả nghiên cứu:
    Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu này, luận văn đã đánh giá
    được những tác động của môi trường kinh doanh đối với ngành công
    nghiệp xi măng Việt Nam, thực trạng của ngành công nghệp xi măng
    Việt Nam trong thời điểm hiện tại để đưa ra các giải pháp định hướng
    phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập theo
    đúng qui trình hoạch định chiến lược. Bao gồm việc đánh giá các yếu tố
    tác động đến ngành công nghiệp xi măng, các dự báo có liên quan đến
    nhu cầu xi măng làm cơ sở để tính toán công suất cũng như phát triển
    các dự án xi măng để bổ sung cho nhu cầu xi măng cần thiết. Luận văn
    cũng đã đề ra các giải pháp định hướng phát triển cho ngành công
    nghiệp xi măng : các giải pháp về vốn, phân bổ nguồn lực, đổi mới công
    nghệ, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và các kiến nghị cần thiết để
    phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập.


    7. Bố cục của Luận văn:
    Chương 1 :
    Cơ sở lý luận về ngành công nghiệp xi măng
    Chương 2 :
    Phân tích những tác động của môi trường đến ngành công nghiệp
    ximăng Việt Nam và thực trạng về ngành công nghiệp xi măng trong thời
    điểm hiện nay cũng như khuynh hướng thị trường trong thời gian tới.
    Chương 3 :
    Những giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
    trong tiến trình hội nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...