Luận Văn Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    du lịch đã ra đời từ rất lâu. Trong đó loại hình du lịch đền chùa cũng đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ rất xa xưa. Tuy nhiên, trước đây, người ta chỉ quan niệm, đi đền chùa là để cầu may, cầu lộc . là để thoả mãn đời sống tâm linh của mình. Trong thời gian gần đây, đền chùa mới được coi là một điểm du lịch, việc đi đền đi chùa không còn là thuần tuý chỉ là khấn vái, cầu may mà còn đồng nghĩa với việc đi du lịch. Do vậy, tuy du lịch đền chùa không còn là mới nhưng hiện nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du lịch, mới được quan tâm phát triển và trùng tu tôn tạo. Đặc biệt, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, vấn đề cải tạo đền chùa ra sao, quy hoạch như thế nào cho hợp lý . cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
    Vì vậy, với bài thảo luận mang chủ đề: “Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng”, nhóm em muốn đưa một cái nhìn mới về loại hình du lịch đền chùa đồng thời cũng xin góp một số ý kiến để phát triển loại hình này hơn nữa.
    Do việc tìm hiểu còn hạn chế, bài viết còn nhiều sơ suất, rất mong được cô góp ý để đề tài thảo luận thêm hoàn chỉnh.
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1 . Khái niệm chung.
    du lịch là một hoạt động của nhóm người hay cá nhânnào đó phụ thuộc vào chuyến đi. Dưới góc độ một nhà kinh tế học thì khái niệm du lịch phân ra thành hai loại:
    - Tư cách là người đi du lịch thì du lịch và việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ hàng hoá của một cá nhân khi việc tiêu dùng có liên quan tới việc đi lại và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, tìm hiểu nền văn hóa và các nhu cầu khác.
    - Với tư cách là nhà tổ chức doanh nghiệp thì du lịch là việc sản xuất ra các hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm đảm cảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giả trí cho khách du lịch với mục đích thoả mãn đầy đủ nhất nhu cầu vật chất tinh thần đó.
    1.1.1 Khái niệm loại hình du lịch.
    Loại hình du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch. Tất cả khách du lịch đều không giống nhau do vậy cũng tồn tại nhiều loại hình du lịch khac nhau.
    1.1.2Khái niệm loại hình du lịch đền chùa.
    Thoả mãn nhu cầu tín ngưõng cũng như nhu cầu tham quan của khách du lịch, nó thể hiện qua các cuộc thăm viếng tới các đền chùa, đây là loại hình du lịch khá lâu đời nhưng lại là loại hình du lịch khá mới tại Hà Nội mở rộng.

    1.2 Phân loại các loại hình du lịch
    1.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi
    Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người. Theo tiến sĩ Harssel có mười loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này :
    a) du lịch thiên nhiên: Hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã.
    b) du lịch văn hóa : thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của điểm đến. Họ sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương.
    c) du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất.
    d) du lịch hoạt động: Thu hút du khách bằng một hoạt động được xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kì nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài, một số lại muốn thám hiểm khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định.
    e) du lịch giải trí: Nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với một chuyến đi nghỉ là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.
    f) du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như: quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt sóng
    g) du lịch chuyên đề: Liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ, thu hút những người kinh doanh, sinh viên thực tập, nghiên cứu.
    h) du lịch tôn giáo: Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.
    i) du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Nơi điển hình là các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển,các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng.
    j) du lịch dân tộc học: Đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.
    Có tác giả phân loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm hai nhóm chính:
    - Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá.
    - Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, kinh doanh .
    1.2.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
    Có các loại hình du lịch sau:
    a) du lịch quốc tế liên quan đến các chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ biên giới quốc gia của khách du lịch. Loại hình du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia. Được phân chia làm hai loại nhỏ:
    - du lịch quốc tế đến là chuyến viếng thăm của những người từ quốc gia khác
    - du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác.
    b) du lịch trong nước là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ
    c) du lịch nội địa bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến
    d) du lịch quốc gia bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.
    Luận văn chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...