Thạc Sĩ Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận trong quá trình chuyển sang k

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020
    Định dạng file word


    6. Kết cấu của đề tài.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục; luận án kết cấu gồm 3

    chương. Mỗi chương có 3 phần.



    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Kinh tế hộ nông dân ­ một hình thức kinh tế cơ bản của nền sản xuất nông

    nghiệp. Cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, lịch sử phát triển của nền

    nông nghiệp thế giới cho đến nay, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển

    của KTHND.

    Ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc trước đây, hôm nay và cả

    mai sau, cho dù trải qua những thay đổi về thể chế, trải qua những thăng trầm

    như thế nào, thì KTHND đã, đang và sẽ tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển

    của đất nước như một thực thể kinh tế không thể thiếu được ở nông thôn.

    Thực tiễn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp trong những năm

    qua, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản VN tới

    nay, KTHND được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng

    ruộng đất lâu dài, đã tạo cơ sở, điều kiện cần thiết cho KTHND chuyển nhanh

    sang phát triển sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa. Có thể nói, trong những

    năm qua, lực lượng góp phần quyết định tạo nên những thành tựu to lón trong

    nông nghiệp nói riêng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung, làm

    biến đổi bộ mặt xã hội nông thôn theo hướng tích cực, không thể không kể đến

    vai trò của KTHND.

    Cũng như các địa phương khác trong cả nước, ở tỉnh Ninh Thuận kinh tế

    nông nghiệp nông thôn hiện nay chủ yếu do KTHND đảm nhiệm. Sự cải thiện

    điều kiện kinh tế xã hội đã thúc đẩy KTHND phát triển nhanh chóng, tác động

    tích cực đến việc phát triển sản xuất hàng hoá, cải thiện đời sống của nông dân.

    Tuy nhiên, sự phát triển của KTHND ở các địa phương trong tỉnh không đều

    nhau, bên cạnh các huyện ven biển KTHND có nhiều khởi sắc, thì huyện miền

    núi Bác ái KTHND đang đứng trước nhiều khó khăn vướng mắc, nhiều vấn đề

    nổi cộm đang đặt ra, đó là: tình hình ruộng đất vừa có hiện tượngmanh mún vừa
    có tình trạng nông dân mất đất do có sự hoạt động tự phát của qui luật tập trung

    ruộng đất; tình trạng du canh du cư. Một số địa phương cấp xã chưa nhận thức

    đúng vị trí vại trò của KTHND trong việc phát triển kinh tế xã hội. Bản thân

    Kinh tế hộ do năng lực kinh tế yếu kém, thiếu vốn, thiếu kiến thức mang nặng

    tâm lý tiểu nông tự cấp tự, túc dẫn đến thu hẹp sản xuất cản trở việc chuyển nền

    nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Tình hình kết cấu hạ tầng với tư cách là

    điều kiện chung cho sự phát triển KTHND còn rất thấp kém. Sự hỗ trợ và tác

    động của các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan đến các yếu tố đầu vào và

    đầu ra sản xuất của KTHND còn nhiều bất cập. Tình trạng nghèo đói còn khá

    phổ biến. Một số chính sách và cơ chế vĩ mô chưa hợp lý, chưa đồng bộ. Tất cả

    tình hình trên đang đặt ra những đòi hỏi bức xúc cả về lý luận và thực tiễn phải

    tháo gỡ những trở ngại, tìm ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với thực tế địa

    phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để KTHND huyện Bác ái khắc phục tình

    trạng tự cấp tự ,túc, chuyển nhanh sang phát triển sản xuất theo hướng kinh tế

    hàng hoá. Đề tài “ Định hướng phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân huyện

    Bác Ái tỉnh Ninh Thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến

    năm 2020 ” mà chúng tôi lựa chọn làm luận văn cao học là xuất phát từ đòi hỏi

    khách quan đó.

    2.Tình hình nghiên cứu đề tài.

    Phải thừa nhận rằng nghiên cứu kinh tế nông hộ không phải là vấn đề mới

    mẻ, nó đã được không ít các nhà kinh tế kinh điển cho đến các nhà kinh tế

    chuyên ngành nghiên cứu.

    Trên phạm vi thế giới, kinh tế nông hộ đã được nhiều nhà kinh điển như

    C.Mác, Ph.Angghen nghiên cứu. Đặc biệt, Lênin đã đặt nền móng cho việc phát

    triển kinh tế nông hộ trong điều kiện một nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

    Trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”, Lênin nhấn mạnh tính tất yếu của sự
    tồn tại lâu dài kinh tế nông hộ và cách thức phát triển kinh tế nông hộ sao cho

    phù hợp với con đường quá độ lên CNXH của nước Nga xô viết.

    A.V.Chaianov, người sống cùng thời với Lênin, ông cho rằng, kinh tế

    nông hộ phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau và nó phát triển theo quy

    luật vận động riêng chứ không đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt

    ông cũng có nhiều quan điểm tương đồng với Lênin về vấn đề hợp tác hóa trong

    nông nghiệp. Theo A.V.Chaianov, hợp tác xã chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó hỗ

    trợ cho kinh tế nông hộ phát triển.

    Ở Việt Nam vấn đề nông hộ mới chỉ được đặt ra khi Đảng và Nhà nước

    thực hiện chính sách đổi mới. Khi nền kinh tế thực sự khủng hoảng, nền nông

    nghiệp trở nên trì trệ do ảnh hưởng của nhận thức sai lầm của nền kinh tế kế

    hoạch hóa­ tập trung, thì việc củng cố và phát triển kinh tế nông hộ mới được đề

    cập. Từ đó đã có nhiều công trình đi vào nghiên cứu.

    Hiển nhiên, mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế tùy thuộc vào điều kiện tự

    nhiên, xã hội và lịch sử hình thành nên tập quán sản xuất của người nông dân,

    nhất là sản xuất ở từng hộ trong những mối quan hệ với cộng đồng, mà vấn đề

    nghiên cứu sẽ có những nét đặc thù riêng. Huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận cũng

    vậy, nó có những đặc điểm về kinh tế ­ xã hội, về tập quán sản xuất chủ yếu là

    của đồng bào dân tộc rất riêng; thậm chí sản xuất chỉ gắn với nương rẫy, nương

    rẫy vừa là yếu tố sản xuất đồng thời là nơi sinh sống của gia đình. Do đó, việc

    chọn đề tài nghiên cứu “Định hướng phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân

    huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị

    trường đến năm 2020” với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết

    nhiều bức xúc đang đặt ra đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn miền núi của

    tỉnh.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

    Mục tiêu: Phân tích thực trạng phát triển KTHND huyện Bác ái tỉnh Ninh

    Thuận, làm rõ những tồn tại, mâu thuẫn nảy sinh. Từ đó xác định quan điểm và

    đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tạo điều kiện thúc đẩy KTHND phát triển theo

    hướng sản xuất hàng hóa trong thời gian tới.

    Nhiệm vụ:

    Trình bày có hệ thống một số lý luận cơ bản về khái niệm, đặc trưng, vai

    trò của KTHND trong tiến trình phát triển theo hướng kinh tế thị trường.

    Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn phát triển KTHND ở một số địa

    phương.

    Khảo sát, đánh giá thực trạng vận động và phát triển KTHND ở huyện

    Bác ái, tìm ra những thành tựu và hạn chế của nó.

    Xác định các quan điểm, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục

    phát triển KTHND có hiệu qủa trong thời gian tới.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    Đề tài lấy KTHND huyện miền núi Bác ái trong quá trình phát triển sản

    xuất theo hướng kinh tế hàng hóa làm đối tượng nghiên cứu.

    Việc khảo sát, phân tích thực trạng phát triển KTHND Bác ái, lấy mốc từ

    năm 2000 đến nay làm giới hạn về thời gian.

    Các giải pháp được đề xuất trong luận văn chủ yếu dựa trên góc độ kinh tế

    chính trị, hướng vào các vấn đề cơ bản.

    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

    Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng của C.Mác,

    các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối xây dựng và

    phát triển kinh tế; các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh đảng bộ, Huyện ủy về phát

    triển nông nghiệp nông thôn và nông thôn miền núi ở địa phương để nghiên cứu

    quá trình vận động, phát triển kinh tế hộ ở huyện Bác Ái;
    Phương pháp logic­ lịch sử để điều tra, khảo sát,phân tích, tổng hợp, đối

    chiếu và so sánh. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê để dẫn

    dắt, chứng minh và làm sáng tỏ vấn đề. Mỗi một phương pháp hoặc có thể được

    vận dụng riêng lẻ hoặc được kết hợp để làm cho đề tài hoàn thành mục tiêu,

    nhiệm vụ đã nêu trên.

    Ý nghĩa nghiên cứu của luận án.

    Về lý luận:

    + Vận dụng có hệ thống những lý luận về sự phát triển kinh tế hộ gia đình

    nông dân miền núi trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang chuyển sang xây

    dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, mà trước hết là quá trình chuyển từ

    nền kinh tế tự cấp­ tự túc sang nền kinh tế hàng hóa vào quá trình tổ chức sản

    xuất kinh doanh ở huyệnBác Ái.

    + Luận giải những nhân tố tác động, chi phối sự phát triển kinh tế nông

    hộ miền núi trong nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.

    Về thực tiễn:

    + Luận văn đi sâu vào phân tích mặt chất của quan hệ sản xuất của kinh tế

    hộ gia đình ở miền núi huyện Bác Ái. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực

    về xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các giải pháp đường lối chung.


    Chương 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ

    1.1 Những vấn đề chung về kinh tế nông hộ.

    1.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ.

    Kinh tế hộ nông dân hay còn gọi là kinh tế nông hộ đã xuất hiện từ rất lâu.

    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì các hình thức tổ

    chức sản xuất và quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo, bản thân khái niệm về

    kinh tế nông hộ cũng có sự thay đổi và phát triển tương ứng với trình độ của nền

    sản xuất.

    Khi nghiên cứu về khái niệm “hộ”, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa

    học đã đưa ra nhiều định nghĩa dưới những góc độ khác nhau.

    Về phương diện thống kê, Liên Hiệp Quốc cho rằng: “Hộ là những người

    cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.

    Tại cuộc thảo luận quốc tế về quản lý nông trại ở Hà Lan năm 1980, các

    nhà khoa học nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến

    sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.

    Khi xét hộ gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế, Frank Ellis nêu định

    nghĩa: “Đó là hộ gia đình làm nông, có quyền kiếm kế sinh nhai từ những mảnh

    đất đai, sử dụng sức lao động gia đình để sản xuất”.

    Những quan niệm về hộ trên đây chỉ đề cập đến chức năng sản xuất, tiêu

    dùng, của hộ. Hay nói cách khác, xem hộ như một đơn vị kinh tế. Khía cạnh

    nhân chủng học của hộ chưa được đề cập.

    Giáo sư T.G.Mc Gee (1989), trường đại học British Columbia, khi khảo

    sát “kinh tế hộ trong quá trình phát triển” ở một số nước Châu Á đã nêu lên

    rằng: “Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người

    cùng huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung

    một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”. Mc.Gee đã phân biệt sự khác nhau
    giữa hộ và gia đình. Điểm khác nhau căn bản đó là gia đình là nhóm người cùng

    chung huyết tộc. Gia đình hạt nhân một vợ một chồng và các con là đơn vị cơ

    bản của xã hội. Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ khác nhau cùng chung sống

    trong một mái nhà đang trong quá trình giải thể. Như vậy, gia đình là một loại

    hộ cơ bản.

    Theo A.V.Chaianov, nhà kinh tế nông nghiệp được mệnh danh là “Các

    Mác của nông dân” có quan điểm về kinh tế nông hộ như sau: “Khái niệm hộ,

    đặc biệt là trong đời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương đương với

    khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó mà nội dung còn có thêm cả một loạt

    những phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình”.

    Còn ở nước ta hiện nay, nhiều người đồng nhất khái niệm hộ và gia đình.

    Thực ra, đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Qua một số định

    nghĩa trên đây, ta thấy hộ và gia đình có những tiêu thức chung để nghiên cứu

    như cơ sở hành chính, kinh tế, quan hệ huyết thống và hôn nhân, tình trạng cư

    trú, Tuy vậy, gia đình thường được xem xét trong các mối quan hệ về xã hội,

    còn hộ là một đơn vị kinh tế; khi xem xét bản chất kinh tế của nó trong mối

    tương quan với các loại hình kinh tế khác như kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước

    và với các tổ chức kinh tế khác cũng như sự vận động của nó trong toàn bộ cơ

    chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế quản lý nông nghiệp nói riêng. Như vậy,

    gia đình được coi là hộ khi các thành viên có chung một cơ sở kinh tế. Ngược

    lại, hộ chỉ được coi là gia đình khi các thành viên của nó quan hệ huyết thống và

    hôn nhân.

    Dựa vào điều kiện thực tế của nước ta, nhất là trong nông nghiệp, nông

    thôn, chúng ta thấy rằng giữa hộ và gia đình không thể tách rời được với nhau

    bởi vì có rất ít hộ nông dân nào mà không dựa trên cơ sở gia đình, ngược lại có

    rất ít gia đình không có chung một cơ sở kinh tế. Do vậy, có thể dùng khái niệm

    hộ gia đình để biểu thị các thành viên của nó có cùng huyết tộc và quan hệ hôn
    nhân, và có chung một cơ sở kinh tế. Hộ gia đình ở nông thôn làm nông nghiệp

    gọi là hộ gia đình nông dân (gọi tắt là nông hộ). Mỗi nông hộ là một đơn vị kinh

    tế cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp, hình thức đặc trưng của nó là kinh tế hộ

    gia đình (gọi tắt là kinh tế nông hộ).

    Như vậy kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế tự chủ (bao gồm cả

    nông, lâm, ngư nghiệp), dựa trên cơ sở sức lao động của gia đình là chính và

    quyền sử dụng lâu dài phần ruộng đất mà họ canh tác và các tư liệu sản xuất

    khác.

    Ngày nay, ở nhiều nước còn sử dụng khái niệm nông trại gia đình để chỉ

    hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp gia đình trong nền sản xuất hàng hóa

    và phân biệt nó với kinh tế tiểu nông ở mục tiêu sản xuất. Nếu kinh tế tiểu nông

    có quy mô nhỏ, năng suất và chất lượng hàng hóa thấp, tính chất tự cấp ­ tự túc

    cao thì ở nông trại gia đình có quy mô sản xuất lớn hơn, khả năng áp dụng khoa

    học kỹ thuật cao hơn, sản xuất phục vụ thị trường nhiều hơn. Thực chất, nông

    trại gia đình là sự phát triển cao của kinh tế nông hộ.

    1.1.2 Đặc trưng của kinh tế nông hộ.

    Mô hình sản xuất của nông hộ có những đặc trưng riêng biệt, nó có một

    cơ chế vận hành riêng, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã

    hội khá đặc biệt.

    Một là, trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc

    là chủ thể của hộ. Nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý,

    sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, phân phối,

    trao đổi và tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Nông hộ có thể thực hiện cùng

    lúc nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. Bản thân mỗi hộ nông

    dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng trong sinh hoạt.

    Hai là, nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn

    lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, ), là đơn vị sản



    KẾT LUẬN

    Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời gian gần dây đã

    được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, Chính phủ đã ban hành nhiều

    chính sách và đưa ra nhiều giải pháp kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển

    nông nghiệp, nông thôn, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho

    người nông dân. Tuy nhiên việc thực hiện đề tài “Định hướng phát triển kinh

    tế hộ nông dân huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận trong quá trình chuyển sang

    kinh tế thị trường đến năm 2020” trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại

    hóa cũng như trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường của đất nước hiện nay

    là vấn đề còn nhiều khó khăn, phức tạp và cần thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.

    Trong khuôn khổ đề tài,luận văn đã thực hiện được các đề cơ bản sau:

    1. Luận giải sự cần thiết phải phát triển kinh tê hộ gia đình miền núi nước

    ta nói chung, huyện Bác Ái nói riêng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị

    trường hiện nay, điều đó là một tất yếu về kinh tế, và là sự tiến bộ về xã hội.

    Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ góp phần sử dụng hợp lý các nguồn

    nhân lực, khai thác phát huy được các lợi thế so sánh, thúc đẩy tăng năng suất

    lao động, nâng cao thu nhập, sớm cải thiện tốt tình hình kinh tế, xã hội nông

    thôn miền núi.

    Phát triển kinh tế nông hộ miền núi trong quá trình chuyển sang cơ chế thị

    trường đòi hỏi phải tuân thủ các quy luật của thị trường; phải chú ý đến những

    đặc thù riêng của sản xuất nông­ lâm nghiệp, và những đặc trưng cơ bản của

    hình thức tổ chức sản xuất kinh tế nông hộ.

    2. Thực trạng về trình độ phát triển của kinh tế hộ nông dân miền núi nói

    chung và huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận nói riêng là nghèo nàn, lạc hậu, mang

    nặng tính tư nhiên, tự cung­ tự cấp. Một số mặt hàng có thể bán được ra ngoài

    vùng lãnh thổ chủ yếu vẫn ở dạng thô, dạng nguyên liệu. Đời sống một bộ phận

    hộ nông dân còn nhiều khó khăn nhất là các hộ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
    3. Muốn sớm khắc phục những tình trạng đó, cần thiết tiến hành đồng bộ

    nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân miền

    núi phải là một trong những giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu. Muốn vậy

    phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; chú ý khai thác

    các lợi thế khi quy hoạch và phân vùng phát triển; phát huy vai trò tự chủ của

    kinh tế nông hộ miền núi; phát triển trang trại; củng cố sự hợp tác giữa các thành

    phần kinh tế; tăng cường vai trò của nhà nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp;

    chuyển đổi hình thức hoạt động của các hợp tác xã; phát triển cơ sở hạ tầng, nhất

    là giao thông vận tải, thị trường tiêu dùng, thị trường vốn, thị trường lao động

    Phát triển sản xuất trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường cần thiết phải

    có thị trường để tiêu thụ sản phẩm; và thị trường cũng cần có hàng hóa để giao

    lưu. Luận án nhấn mạnh đến vai trò to lớn của thương nghiệp; Như Các Mác đã

    chỉ rõ: thương nghiệp đã trở thành kẻ phục vụ cho sản xuất, và điều sống còn

    của sản xuất là không ngừng mở rộng thị trường (2 ­590)

    4. Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, có những đổi mới hơn nữa

    cách suy nghĩ, cách nhìn của Trung ương đối vơi miền núi, nên có chính sách và

    biện pháp cụ thể đối với đồng bào của các dân tộc của từng địa phương, bản

    thân chính quyền các cấp cũng phải tự đổi mới và vươn lên trong cơ chế mới –

    cơ chế thị trường. Đề cao hơn nữa vai trò của già làng, trưởng bản.

    Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ

    nông dân miền núi; thông qua việc điều tiết vĩ mô, nhà nước ta đã và đang tạo

    lập cho phù hợp với hoàn cảnh chung và phong tục tập quán khu vực miền núi

    nhiều dân tộc với điều kiện sống và sản xuất còn nhiều khó khăn./.
     
Đang tải...