Tiểu Luận Định hướng phát triển hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU đối với mặt hàng đang xuất khẩu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Xuất khẩu hàng hóa là chủ trương kinh tế lớn của đảng và nhà nước ta. Chủ trương này đã được khẵng định trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX. Để thực hiện chủ trương của đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chung ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là việc làm cần thiết và cấp thiết hiện nay.
    Liên minh châu âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị trí chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU và Nhật Bản). Ra đời vào năm 1951 với 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luc Xăm Bua) ngay nay EU đã trở thành một tổ chức khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay là 25 nước.Việt nam chính thức thiết lập mối quan hệ với Liên minh châu Âu 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng nào chính nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Viết Nam ¬¬- EU phát triển cả ba lĩnh vực (Thương Mai, Đầu Tư, Viện Trợ), Đặc biệt là thương mại. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nhưng mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với số lượng lớn như : hàng dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép v v. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình 37.62%/năm thời kỳ 1990 – 2000 và năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 34.8% mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh. Nhưng phần lớn các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định quản lý nhập khẩu của EU nêu ra. Nếu EU không quản lý chất lượng và hạn ngạch quá chặt chẽđối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì tổng kim ngạch của Việt Nam sang EU không chỉ nằm ở con số khiên tốn là 15,1% cho tới nay ( các số liệu thống kê của trung tâm tin học & thống kê - Tổng cục hải quan) quá nhỏ bé so với một thị trường rộng lớn như EU. Con số này không tương sứng với tiềm năng của mình. Do vậy vấn đềđặt ra chung ta cần tìm kiếm những giải pháp căn bản để mởrộng khả năng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...