Luận Văn Định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

    Lời mở đầu

    Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2010 đă xác định năm trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội và phụ cận, Quảng Ninh - Hải Pḥng, Huế - Đà Nẵng và phụ cận, Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Trong đó, trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đóng vai tṛ quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của vùng du lịch Bắc Bộ mà c̣n đối với du lịch Việt Nam. Như vậy, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành một trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước với vai tṛ là một điểm quan trọng trên tuyến du lịch về cội nguồn, đến với vùng đất tổ thời các vua Hùng, là cảng trung chuyển từ Hà Nội đi Tây Bắc và tới trung tâm du lịch vùng duyên hải Đông Bắc.
    Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn về du lịch trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Tam Đảo như: Khu nghỉ mát Tam Đảo nằm trên độ cao gần 1.000 mét, phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ, nơi nghỉ dưỡng lư tưởng cho du khách đặc biệt vào mùa hè; Khu vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích trên 19.000 ha, có trên 620 loài cây thân gỗ, thân thảo, 120 loài chim đẹp, 40 loài thú quư là nơi du lịch tham quan nghiên cứu lư tưởng; Cách khu nghỉ mát Tam Đảo 10 km là khu danh thắng Tây Thiên, nơi thờ Quốc mẫu Năng Thị Tiêu vợ vua Hùng Vương thứ 7, Bà là người có công giúp Vua đánh thắng giặc ngoại xâm và phát triển nông nghiệp; Nơi đây c̣n có nhiều điểm tham quan kỳ thú như: Thác Bạc, Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Ŕnh, Hồ giải oan, chùa Đồng cổ; Cũng trong quần thể danh thắng Tây Thiên, khu du lịch lịch sử- văn hoá Thiền Viện Trúc Lâm vừa được đầu tư xây dựng to đẹp nhất khu vực miền Bắc, đáp ứng nguyên vọng của đông đảo phật tử trong và ngoài nước; khu nghỉ mát Tam Đảo II Đang được đầu tư xây dựng; Bên cạnh đó, c̣n có khu nghỉ dưỡng, có Sân Golf rộng hàng chục ha, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế giúp khách du lịch tận hưởng ngày nghỉ thoái mái; Ngoài ra, trên địa bàn hàng năm, c̣n có nhiều lễ hội truyền thống như: lễ hội cướp phết, kéo lửa nấu cơm, kéo song của người Tày, Dao, Cao Lan; nhiều làng nghề truyền và các món ăn đặc sản dân tộc hấp dẫn du khách thập phương.
    Với tiềm năng phong phú cả về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, huyện Tam Đảo hoàn toàn có thể phát triển đa dạng các loại h́nh du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch lịch sử - văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch công vụ. Tuy nhiên, với những tiềm năng và lợi thế như vậy, nhưng hiện nay việc đầu tư, khai thác để phục vụ khách du lịch chưa hợp lư, kém hiệu quả như: Tam đảo chưa có chiến lược cụ thể nào cho việc quảng bá du lịch Tam Đảo đến với du khách thập phương; Chưa có một quy hoạch tổng thể về du lịch; thu hút đầu tư vào du lịch c̣n kém hiệu quả; Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao Do đó, hầu hết khách tham quan tại Tam Đảo đều là người nội tỉnh, một phần nhỏ khách tham quan là du khách thập của các tỉnh phụ cận; Kế hoạch đặt ra cho doanh thu, lượng khách về du lịch qua các năm đều không đạt mục tiêu; Nguyên nhân của t́nh trạng trên là do: Tam Đảo chưa t́m ra mối liên hệ giữa du lịch với các yếu tố khác thúc đẩy du lịch phát triển như xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí; Chưa t́m ra sản phẩm du lịch độc đáo; Chưa có sự kiện nào về kinh tế chính trị xă hội đặc biệt; Chưa được đầu tư khai thác hợp lư do trong giai đoạn đầu tái thiết lập tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc tập trung cho phát triển công nghiệp hoá, phát triển các khu công nghiệp, khu chế suất, với nguồn ngân sách hạn hẹp, tỉnh chưa có chính sách đầu tư lớn về du lịch.
    Để giúp cho huyện Tam Đảo phát triển du lịch theo đúng tiềm năng du lịch của Huyện, tôi xin đưa ra đề tài: “Định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc”. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
    - Chương 1: Vai tṛ của du lịch trong phát triển kinh tế và các điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
    - Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 – 2006
    - Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010
    Tôi xin cảm ơn TS. Vơ Trí Thành, TS. Phạm Lan Hương, ThS. Đinh Hiền Minh, Th.S. Nguyễn Anh Dương, Th.S. Nguyễn Công Mạnh (Ban nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế - Viện nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương); Cảm ơn Th.S. Vũ Cương đă dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá tŕnh thực tập 4 tháng vừa qua; Cảm ơn pḥng Thương mại – du lịch huyện Tam Đảo đă tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu để đề tài này có thể hoàn thành.
    Tôi rất mong nhận được thêm sự góp ư, đóng góp từ phía đơn vị thực tập (Ban nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế - Viện nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương); Giáo viên hướng dẫn (Th.S Vũ Cương) và pḥng thương mại – du lịch huyện Tam Đảo để đề tài này hoàn chỉnh hơn và được đi vào cuộc sống.





    Chương 1
    Vai tṛ của du lịch trong phát triển kinh tế và các điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch phát triển

    I. Vai tṛ của du lịch trong phát triển kinh tế
    1.Những khái niệm cơ bản về du lịch, khách du lịch
    1.1 Khái niệm về du lịch
    Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lư thuyết và thực hành của (các) cuộc hành tŕnh với mục đích giải trí”.
    Năm 1930 ông Glusman, người Thụy sỹ định nghĩa: Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên.
    Định nghĩa của Đại học Praha (cộng ḥa Séc). “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành tŕnh của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”
    Định nghĩa về du lịch của trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xă hội được lặp đi lặp lại đều đặn – chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là các tổ chức, các xí nghiệp với các cơ sở kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả măn các nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí ( thuộc các nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế ) mà không có mục đích lao động kiếm lời.
    Định nghĩa này đă xem xét rất kỹ hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trưng và vai tṛ của bộ máy kinh tế, kỹ thuật điều hành. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm là lặp đi lặp lại một số ư.
    Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ):
    Ngược lại với những định nghĩa ở trên. Ông Michael Coltman đă đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá tŕnh phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.
    Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
    H́nh 1:Mối liên hệ của bốn nhóm nhân tố trong quá tŕnh phục vụ khách du lịch của Micheal Coltman (GT “Kinh tế du lịch” – Tr.10)
    [​IMG]


    Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên ( nơi ở thường xuyên của ḿnh ), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đă được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
    Trong định nghĩa trên đây đă quy định rơ mấy điểm:
    Ngoài “Môi trường thường xuyên”, có nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng ngày, các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tổ chức phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc, và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên hàng ngày.
    “Khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đă được các tổ chức du lịch quy định trước” - sự quy định này loại trừ di cư trong một thời gian dài.
    “Không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” – có nghĩa là loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời.
    Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, khoa “Du lịch và Khách sạn” ( Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội) đă dưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lư luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây:
    “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, t́m hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xă hội thiết thực cho địa phương làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.
    Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của ḿnh nhằm thoả măn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
    Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá - xă hội.
    Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đă đem lại lợi ích kinh tế, mà c̣n cả lợi ích chính trị, văn hoá, xă hội ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đă chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xă hội.
    Chính v́ những lẽ trên, Hội nghị du lịch thế giới họp tại Manila, Philippin (1980) đă ra tuyên bố Manila về du lịch, trong Điều 2 ghi rơ: “ Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và trước triển vọng của những vấn đề đang đặt ra đối với nhân loại, đă đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đă đạt được kể từ khi người lao động được quyền nghỉ phép năm, đă chuyển hướng du lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn của cuộc sống kinh tế và xă hội. Phần đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luật cứ tốt cho sự phát triển của thế giới. Vai tṛ thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất”.
    Chuyên đề theo quan điểm của khoa Du lịch và Khách sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) sẽ nghiên cứu du lịch dưới góc độ kinh tế và kinh doanh du lịch, nhằm góp phần định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế cho huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
    1.2. Khái niệm khách du lịch
    Định nghĩa khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp. Thời bấy giờ các hành tŕnh của người Đức, người Đan Mạch, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh trên đất Pháp được chia ra làm 2 loại.
    Cuộc hành tŕnh nhỏ (ṿng đi nhỏ) là cuộc hành tŕnh từ Paris đến miền Đông nước Pháp.
    Cuộc hành tŕnh lớn (ṿng đi lớn) là cuộc hành tŕnh theo bờ Địa Trung Hải, xuống phía Tây Nam nước Pháp và vùng Bourgone.
    Khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một hành tŕnh lớn.
    Năm 1980 tại vương quốc Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là cuộc hành tŕnh lớn trên đất liền xuyên nước Anh.
    Nhà kinh tế học người Anh, Odgil Vi khẳng định: để trở thành khách du lịch cần có hai điều kiện.
    Thứ nhất, phải xa nhà thời gian dưới một năm;
    Thứ hai, Ở đó phải tiêu những khoản tiền đă tiêt kiệm ở nơi khác.
    Các định nghĩa ở trên đều mang tính phiến diện, chưa đầy đủ,chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm khách du lịch.
    Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy, cần t́m hiểu và phân tích một số định nghĩa về “ Khách du lịch” được đưa ra từ các hội nghị quốc tế về du lịch hay của các tổ chức quốc tế có liên quan đến vấn đề du lịch.


    1.2.1. Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch
    a. Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia – League of Nations
    Năm 1937 League of Nations, đưa ra định nghĩa về “ khách du lịch nước ngoài – Foreign touist” : “ Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của ḿnh trong khảng thời gian ít nhất là 24h”. Theo định nghĩa này tất cả những người được coi là Khách du lịch là:
    - Những người khời hành để giải trí, v́ những nguyên nhân gia đ́nh, v́ sức khoẻ
    - Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ
    - Những người khởi hành v́ các mục đích kinh doanh
    - Những người cập bến từ các chuyến hành tŕnh du ngoại trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h.
    - Những người không được coi là khách du lịch là.
    - Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động.
    - Những người đến với mục đích định cư.
    - Sinh viên hay những người đến học ở các trường.
    - Những người ở biên giới sang làm việc.
    - Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành tŕnh đi qua có thể kéo dài 24h.
    b. Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhận tại Hội nghị tại Roma (Ư) do Liên hợp quốc tổ chức về vấn đề du lịch quốc tế ( năm 1963).
    Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24h (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ). Động cơ khởi hành của họ được phân nhóm như sau:
    - Thời gian rỗi (đi du lịch để giải trí, để chữa bệnh, để học tập với mục đích thể thao hoặc tôn giáo).
    - Đi du lịch liên quan đến công việc làm ăn ( kư kết giao ước ): thăm gia đ́nh, bạn bè, họ hàng; đi du lịch để tham gia vào các cuộc hội nghị đại hội; các cuộc đua thể thao
    c. Định nghĩa của Tiểu ban về các vấn đề kinh tế - xă hội trực thuộc Liên hợp quốc
    Năm 1978 Tiểu ban đă đưa ra đinh nghĩa về “ khách viếng thăm quốc tế” như sau: “ khách viếng thăm quốc tế là tất cả những người từ nước ngoài đến thăm một đất nước – chúng ta gọi là khách du lịch chủ động. hoặc tất cả những người từ một nước đi ra nước ngoài viếng thăm – chúng ta gọi là khách du lịch thụ động với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm.
    Tiểu ban c̣n đưa ra định nghĩa về “ khách du lịch nội địa” như sau: “khách du lịch nội địa là công dân của một nước ( không kể quốc tịch ) hành tŕnh đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của ḿnh trong khoảng thời gian ít nhất là 24h, hay 1 đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến”. Tiểu ban cũng thống nhất về động cơ của mỗi cuộc hành tŕnh, có thể thuộc 2 nhóm động cơ sau: Nghỉ ngơi giải trí, kỳ nghỉ, sức khoẻ, học tập, tôn giáo, thể thao; Kinh doanh, gia đ́nh, công vụ, gặp gỡ.
    d. Định nghĩa của tổ chức Du lịch thế giới
    Ngày 4 /3/1993 theo đề nghị của tổ chức Du lịch thế giới. Hội đồng Thố
     
Đang tải...