Thạc Sĩ Định hướng phát triển du lịch sinh thái đồng bằng sông cửu long đến năm 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu

    * Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu
    Du lịch sinh thái là một loại hình mới phát triển trong vài thập kỷ gần đây và đang
    trở thành xu hướng tích cực đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững, gắn liền với việc
    bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi
    dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng.
    Đối với Việt Nam, ngoài yếu tố thuận lợi cơ bản là nằm trong vùng Châu á, nơi mà
    tổ chức du lịch thế giới và nhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi đã khẳng định và
    dự báo rằng sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất và cũng sẽ có nhiều người đủ
    điều kiện đi du lịch nhất ở thế kỷ 21, chúng ta còn có những điều kiện về pháp lý, cộng
    đồng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái to lớn. Tiềm năng và thế mạnh về sự đa
    dạng sinh thái của Việt Nam hấp dẫn du lịch ở nhiều đặc trưng sinh thái. Các đặc trưng
    đó cũng được thể hiện rất rõ rệt ở vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ( Sau đây,
    xin được viết tắt là ĐBSCL).
    Thật vậy, ĐBSCL là một trong các vùng du lịch trọng điểm của ngành du lịch Việt
    Nam trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010. Hội
    nghị các nước tiểu vùng lưu vực sông Mêkông năm 96-97 đã đánh giá ĐBSCL là khu
    vực tiềm năng có thể phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa và tự nhiên. Tổ chức du
    lịch thế giới (WTO) cũng xác định: du lịch trên sông Mêkông, nhất là vùng sông nước
    khu vực hạ lưu thuộc ĐBSCL là một trong mười điểm du lịch nổi tiếng thế giới vào năm
    2000. Sự ưu đãi của môi trường thiên nhiên, nền văn hóa độc đáo của các dân tộc và
    cuộc sống sinh hoạt bình dị mà phong phú, sinh động của người dân đồng bằng đã tạo
    nên sức hấp dẫn đặc biệt cho loại hình du lịch sinh thái ở nơi này đối với khách du lịch
    cả trong và ngoài nước.
    Trong những năm qua, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã phần nào nhận ra thế mạnh này
    và bắt đầu chú ý khai thác tiềm năng Du lịch sinh thái. Tuy nhiên, sự trùng lắp mô hình
    du lịch của các vùng khác nhau trong khu vực, sự giảm sút và ô nhiễm của nguồn tài
    nguyên du lịch và môi trường, cũng như nguy cơ mất dần phong cách Nam Bộ ở một
    vài nơi, cộng với sự đầu tư chưa thích đáng, đã làm cho việc khai thác thế mạnh du lịch
    sinh thái ở ĐBSCL chưa đạt được hiệu quả cao.
    Cần khẳng định rằng việc phát triển du lịch sinh thái ở ĐBSCL lúc này là hết sức cần
    thiết, đúng lúc và hoàn toàn có cơ hội, khả năng thành công. Để đạt hiệu quả cao trong
    hoạt động này, phải kịp thời đề ra những chiến lược phù hợp, nhằm khai thác tốt nhất
    tiềm năng, tận dụng cao nhất các cơ hội, cũng như khắc phục các điểm yếu hiện có,
    đồng thời hạn chế những rủi ro, đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển loại hình du lịch
    sinh thái ở ĐBSCL. Đây là một yêu cầu cấp bách và vô cùng thiết yếu.
    Với mong muốn đóng góp phần nào công sức cho việc đáp ứng yêu cầu đó, tôi xin
    chọn đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế: "Định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng
    bằng sông Cửu Long đến năm 2010".
    Mục tiêu chính của đề tài là nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch
    sinh thái và thực trạng khai thác loại hình du lịch sinh thái ở ĐBSCL, đặt trong bối cảnh
    phát triển chung của du lịch Việt Nam, cũng như du lịch sinh thái thế giới. Trên cơ sở
    đó, đề ra một số chiến lược mang tính định hướng cho sự phát triển loại hình du lịch
    sinh thái ở khu vực này.


    * Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đây là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.
    Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về du lịch sinh thái ĐBSCL thường chú trọng đối
    tượng gồm các hệ sinh thái tự nhiên mà ít chú ý đến hai đối tượng mang nhiều tiềm
    năng là các hệ sản xuất đặc thù và các hệ xã hội-nhân văn; cũng như thường quan tâm
    đến khía cạnh khai thác tài nguyên du lịch hơn vấn đề tôn tạo và phát triển. Đặc biệt là
    chưa đánh giá đúng mức yếu tố cộng đồng trong loại hình du lịch sinh thái. Do đó, với
    mong muốn định hướng phát triển du lịch sinh thái ĐBSCL đến năm 2.010 một cách
    toàn diện và hiệu quả, luận văn xin tiếp cận và xử lý vấn đề theo các yếu tố đặc trưng
    của du lịch sinh thái về đối tượng, về các quan điểm khai thác, tôn tạo và phát triển tài
    nguyên, về yếu tố cộng đồng và môi trường trong du lịch sinh thái, .


    * Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu đối với đề tài là phương pháp lịch sử, kết hợp với
    phương pháp mô tả; thông qua các kỹ thuật chính là quan sát, so sánh, phân tích, thống
    kê và dự báo.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong hoạt động du lịch sinh thái ở
    các tỉnh ĐBSCL, kết hợp đối chiếu với hoạt động du lịch sinh thái ở các nơi khác.
    Nguồn số liệu sử dụng trong Luận văn được thu thập từ Niên giám thống kê, các số
    liệu thống kê, các báo cáo phân tích và tổng kết, các đề án và công trình nghiên cứu,
    các tài liệu chuyên môn, . đã được công bố trên các phương tiện thông tin.


    * Kết cấu của Luận văn
    Nội dung chính của Luận văn gồm có ba Chương:
    Chương 1: Tổng quan về du lịch sinh thái - Du lịch sinh thái Việt Nam
    Khái quát một số vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái và du lịch sinh thái Việt
    Nam. Qua đó, làm rõ khái niệm, chức năng, các nguyên tắc của du lịch sinh thái.
    Đồng thời, điểm lại vài nét về tình hình phát triển du lịch Việt Nam, bước đầu của du
    lịch sinh thái nước ta trong bối cảnh phát triển du lịch sinh thái thế giới.
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ĐBSCL
    Xác định các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ĐBSCL về điều kiện tự nhiên, xã
    hội-nhân văn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, làm cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch sinh
    thái nơi này; nhận định về thực trạng phát triển du lịch sinh thái ĐBSCL thời gian qua
    ở các mặt hoạt động. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp hoạch định chiến lược, định
    hướng cho sự phát triển du lịch sinh thái ĐBSCL đến năm 2010.
    Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ĐBSCL
    Đây là phần trọng tâm của nội dung Luận văn, bao gồm việc xác định mục tiêu phát
    triển, đưa ra những chiến lược phù hợp, đề xuất các giải pháp thực hiện, đồng thời kiến
    nghị một số biện pháp hỗ trợ cho việc thực hiện hiệu quả các chiến lược.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...