Thạc Sĩ Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/11/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô Học viện Khoa học xã
    hội, đặc biệt là những thầy, cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt
    thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
    Các anh, chị, các bạn và các em học viên lớp cao học XHH, khóa 6 – đợt 2
    năm 2015, đã giúp đỡ tôi hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình đối với lớp trong
    quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
    Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy – PGS.TS. Lê Ngọc
    Văn đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
    Tuy đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức chuyên sâu và thời gian còn hạn
    chế nên đề tài Luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
    nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn.
    Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2017
    Tác giả




    Nguyễn Thị Nhung
    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
    Những kết quả và các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới
    bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học
    về sự cam đoan này.
    Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2017
    Tác giả




    Nguyễn Thị Nhung








    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
    CỨU 17
    1.1. Các khái niệm công cụ . 17
    1.2. Chỉ báo đo lường biến phụ thuộc . 21
    1.3. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài 23
    1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 27
    CHƯƠNG 2 NHẬN THỨC VÀ XU HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
    CỦA HỌC SINH THPT Ở NÔNG THÔN QUA KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC . 32
    2.1. Nhận thức và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT ở nông thôn
    hiện nay . 32
    2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT 36
    CHƯƠNG 3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG
    NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT Ở NÔNG THÔN TẠI ĐỊA BÀN
    KHẢO SÁT . 55
    3.1. Đặc điểm cá nhân . 55
    3.2. Gia đình 56
    3.3. Nhà trường . 59
    3.4. Bạn bè . 62
    3.5. Truyền thông đại chúng ( Internet) 65
    3.6. Khó khăn học sinh THPT thường gặp trong việc định hướng nghề nghiệp . 73
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    ĐHNN: Định hướng nghề nghiệp
    ĐH: Đại học
    CĐ: Cao đẳng
    TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
    THPT: Trung học phổ thông
    PTTH: Phổ thông trung học
    SL: Số lượng
    PVS: Phỏng vấn sâu
    Tr.: Trang





    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1. Mẫu nghiên cứu của học sinh THPT khối lớp học * Học lực * Giới tính 29
    Bảng 1.2. Bảng thành phần gia đình và kinh tế gia đình của học sinh THPT(%) 30
    Bảng 2.1. Thời điểm bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai (%) . 34
    Bảng 2.2. Dự định của học sinh THPT trong việc ĐHNN (%) 40
    Bảng 2.3. Sự khác biệt về giới trong việc dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương
    lai (%) 43
    Bảng 2.4. Lý do định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT (%) 45
    Bảng 2.5. Khu vực làm việc mong muốn của học sinh THPT (%) 47
    Bảng 2.6. Tương quan về kinh tế gia đình trong việc mong muốn khu vực làm việc
    của học sinh THPT (%) . 50
    Bảng 2.7. Tương quan nghề nghiệp của cha mẹ về việc định hướng vào khu vực làm
    việc trong tương lai của học sinh THPT (%) 51
    Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh THPT về môi trường làm việc sau này (%) . 52
    Bảng 3.1 Tương quan nghề nghiệp của cha mẹ tới việc định hướng nghề nghiệp cho
    học sinh THPT (%) . 56
    Bảng 3.2. Tác động của bạn bè đến việc ĐHNN của học sinh THPT (%) . 64
    Bảng 3.3. Thông tin mà internet cung cấp cho học sinh THPT (%) . 67
    Bảng 3.4. Tác động của INTERNET tới ĐHNN của học sinh THPT (%) . 68
    Bảng 3.5. Yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc ĐHNN của học sinh (%) 71
    Bảng 3.6. Khó khăn của học sinh THPT trong việc định hướng nghề nghiệp (%) 73






    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh THPT về ĐHNN trong tương lai (%) . 32
    Biểu đồ 2.2. Dự định của học sinh sau khi học xong THPT . 36
    Biểu đồ 2.3. Mong muốn về khu vực làm việc của học sinh THPT theo giới (%) . 49
    Biểu đồ 3.1. Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp trong nhà trường (%) 60
    Biểu đồ 3.2. Mức độ trao đổi với bạn bè về ĐHNN của học sinh THPT (%) 63
    Biểu đồ 3.3. Mức độ tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp qua mạng Internet (%) . 66
    Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp nhiều thông tin nhất cho học sinh THPT trong tìm
    hiểu nghề (%) 69


    DANH MỤC HỘP

    Hộp 2.1. Thời điểm học sinh bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai 35
    Hộp 2.2. Chia sẻ của phụ huynh học sinh về ĐHNN cho con 37
    Hộp 2.3. Dự định về nghề nghiệp của học sinh THPT . 42
    Hộp 2.4. Chia sẻ của học sinh về lý do lựa chọn nghề nghiệp . 46
    Hộp 2.5. Chia sẻ của học sinh về khu vực làm việc sau này 48
    Hộp 2.6. Chia sẻ của học sinh về môi trường làm việc sau này . 54
    Hộp 3.1. Ý kiến của cha mẹ trong việc ĐHNN cho học sinh THPT 57
    Hộp 3.2. Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp của nhà trường . 61
    Hộp 3.3. Chia sẻ của học sinh về chọn nghề theo yếu tố kinh tế gia đình 72





    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ xã hội truyền thống tới xã hội hiện đại ngày nay, nghề nghiệp luôn là
    vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Nghề nghiệp không chỉ là vấn đề
    sống còn đối với từng cá nhân mà liên quan đến sự phát triển của đất nước. Đối
    với cá nhân, nghề nghiệp là nơi con người thể hiện ước mơ, hoài bão, lý tưởng
    cống hiến và là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của mình. Còn đối với xã hội,
    việc tạo ra một cơ cấu nghề nghiệp hợp lý, đáp ứng nhu cầu và chất lượng nguồn
    nhân lực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội là bài toán mà các nhà
    hoạch định chính sách luôn phải tính đến.
    Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh
    tế quốc tế, nghề nghiệp trong xã hội có nhiều biến đổi. Một số ngành nghề trước
    đây được xã hội coi trọng thì trong thời đại ngày nay nó dần mất đi chỗ đứng và
    nhường chỗ cho những nghề và nhóm nghề mới. Vì vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp
    phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu của xã hội đang là vấn đề được
    nhiều người quan tâm, đặc biệt là bộ phận học sinh THPT.
    Nhưng trên thực tế cho thấy trong những năm gần đây nhiều sinh viên ra
    trường không có việc làm hoặc phải đào tạo lại do thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Những
    cử nhân quay lại học nghề ngày càng trở nên phổ biến và đang là vấn đề nhức nhối
    trong xã hội hiện nay. Theo thống kê, đến quý 2 năm 2016 cả nước có 1,1 triệu lao
    động thất nghiệp mà bộ phận thanh niên từ 15- 24 tuổi chiếm 50,6% [38]. Trong đó
    số lao động thất nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng gia tăng về số lao
    động có trình độ đại học trở lên, quý 4 năm 2016 cả nước có 218,8 nghìn người có
    trình độ đại học trở nên thất nghiệp [40]. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng
    thất nghiệp của bộ phận thanh niên, sinh viên hiện nay, trong số đó phải kể đến do
    thiếu định hướng nghề nghiệp hoặc lựa chọn nghề không phù hợp với năng lực, sở
    thích, hoàn cảnh bản thân và không đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực mà xã hội
    mong đợi. Thực tế này cho thấy việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là
    học sinh nông thôn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. 2
    Về vấn đề này, đã có một số tác giả đi trước đề cập đến cả trên bình diện lý
    thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, trong một thập kỷ vừa qua do nhu cầu nguồn nhân
    lực luôn vận động và biến đổi làm cho việc định hướng nghề nghiệp của học sinh,
    nhất là học sinh nông thôn gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các nhân tố có
    ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh không chỉ có các tác nhân
    truyền thống như trước đây: gia đình, nhà trường, bạn bè . mà còn có sự tham gia
    của mạng xã hội (internet) – một nhân tố mới phi truyền thống đang tác động mạnh
    mẽ đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Vấn đề này còn chưa
    được nghiên cứu đầy đủ. Trong bối cảnh xã hội mới, nhiều câu hỏi vẫn cần được đặt
    ra và làm sáng tỏ: Học sinh THPT có ý thức về hướng nghiệp không? Nếu có thì
    các em định hướng theo những nghề nghiệp nào? Những nhân tố nào có ảnh hưởng
    mạnh mẽ đến định hướng nghề nghiệp của học sinh? Và xã hội cần làm gì để giúp
    học sinh THPT có được định hướng nghề nghiệp tốt nhất?
    Sở dĩ tôi chọn trường THPT Lương Tài 1 làm địa bàn nghiên cứu, vì đây là
    một trong những trường công lập lớp nhất trên địa bàn huyện có đầy đủ các khối
    lớp10, 11,12 với số lượng học sinh đông đảo và có bề dày lịch sử phát triển lâu đời.
    Hơn nữa, trong những năm gần đây trên địa bàn huyện có sự thay đổi rõ rệt, kinh tế
    ngày càng phát triển, hệ thống giáo dục ngày càng được đầu tư khang trang về cơ sở
    vật chất tốt nhất cho các em học sinh. Trường nằm trên tuyến giao thông thuận lợi,
    nhiều khu dân cư mới mọc lên. Tuy nhiên đa số dân cư tại đây vẫn làm nông nghiệp
    con em họ chủ yếu là con của các gia đình nông thôn và các em học sinh THPT đều
    cảm thấy khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Đa số định hướng nghề
    nghiệp của các em được hình thành trên cơ sở là những nhận thức mơ hồ, mập mờ
    về nghề nghiệp, thông qua dư luận xã hội, người thân, bạn bè.
    Trường THPT này là nơi lý tưởng, giúp cho nhà nghiên cứu trả lời các câu
    hỏi nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu. Vì những lý do trên đây
    tôi đã lựa chọn đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nông thôn
    hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Lương Tài 1, tỉnh Bắc Ninh)
    làm luận văn tốt nghiệp của mình. 3
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Định hướng nghề nghiệp nói chung và định hướng nghề nghiệp của học sinh
    THPT nói riêng là chủ đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong
    và ngoài nước từ những góc nhìn khác nhau. Để có cái nhìn tổng thể về vấn đề được
    nghiên cứu, tôi sẽ điểm qua một số kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước có
    liên quan đến quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
    Các nghiên cứu ở nước ngoài
    Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ có từ
    rất sớm. Ở Mỹ Frank Parsons (1854 – 1908) được xem là cha đẻ của ngành hướng
    dẫn tư vấn nghề nghiệp. Ông đã cho ra đời cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp”
    (Vocational Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp,
    tìm ra cách bắt đầu xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả. Ông thực sự
    mong muốn công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp được đưa vào trường học (Dẫn
    theo Lê Thị Lan Phương, 2003, tr.10).
    Một năm sau khi qua đời (1909) cuốn sách “Chọn lựa một nghề” của ông
    được xuất bản. Cuốn sách này nói về phương pháp kết nối những đặc điểm tính
    cách của một cá nhân với một nghề nghiệp. Ông đề cập đến ba nhân tố để chọn lựa
    chính xác một nghề đó là :
    1. Sự thấu hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng thích hoài bão,
    nguồn lực cũng như những hạn chế của bạn đối với nghề, động lực thúc đẩy bạn
    chọn nghề.
    2. Kiến thức về những yêu cầu, điều kiện của thành công, những thuận lợi và
    khó khăn, sự đền bù; những cơ hội và những triển vọng phát triển trong giới hạn
    khác nhau của công việc.
    3. Nguyên nhân thực sự trong mối liên hệ của hai nhóm trong thực tế. Nhìn
    chung, cuốn sách là công trình, nền tảng trình bày cơ sở tâm lý học của hướng
    nghiệp và chọn nghề cũng như các tiêu chí về sự phù hợp nghề nghiệp của mỗi các
    nhân để từ đó lựa chọn nghề cho phù hợp. Đây chính là một phát hiện mang ý nghĩa
    lớn trong tác phẩm của ông (Dẫn theo Đào Lan Hương, 2009, tr.13).
    Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Kim Qúy và Nguyễn Xuân Thức (2006)
    cho biết, từ đầu thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Anh đã 4
    có những tổ chức đầu tiên là phòng tư vấn chỉ dẫn cho thanh niên tìm việc làm được
    thành lập ở Boston từ năm 1915. Nước Đức từ những năm 1926 đã có 567 phòng tư
    vấn nghề nghiệp và mỗi năm tham vấn cho khoảng gần 400 nghìn thanh thiếu niên
    lựa chọn nghề nghiệp [26, tr.65]. Đến các phòng này thanh niên học sinh được tư
    vấn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của họ. Sự phát triển tham vấn
    hướng nghiệp ở các nước đã giúp nhiều thanh thiếu niên học sinh chọn được nghề
    phù hợp với nguyện vọng, năng lực sở trường của bản thân; đáp ứng được những
    yêu cầu của nghề và nhu cầu của xã hội.
    Vào những năm 1940 nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa
    nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tương
    ứng với mỗi kiểu nhân cách thì các nhân sẽ lựa chọn được nghề nghiệp riêng cho bản
    thân để có được kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của ông được sử dụng rộng
    rãi trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới ( Dẫn theo Trần Đình Chiến, 2008, tr.12).
    Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), công trình “Hướng
    dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1849 được xem là cuốn sách nói về hướng nghiệp đầu
    tiên ở Pháp [17]. Tác giả đã đề cập đến sự xuất hiện đa dạng của các ngành nghề trong
    xã hội công nghiệp, từ đó rút ra kết luận rằng giáo dục hướng nghiệp là vấn đề quan
    trọng, không thể thiếu và là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
    Năm 1983, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phòng nghiên
    cứu thanh niên lấy mẫu chung thanh niên ở lứa tuổi 18-24 của 11 nước như: Nhật, Mỹ,
    Anh, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Nam Tư, Philipin, Hàn Quốc, Braxin Bên cạnh đó, viện
    khảo sát xã hội Châu Âu ( EVS ) điều tra thanh niên lứa tuổi từ 15 - 25 ở 10 nước Châu
    Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức, Lucxambua, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hy Lạp,
    cũng có sự quan tâm rất lớn đến lĩnh vực định hướng giá trị nghề nghiệp như khuynh
    hướng nghề của thanh niên trong nhà trường; công tác tư vấn hướng nghiệp; trưng cầu
    ý kiến của phụ huynh học sinh. Như vậy, cả hai cuộc điều tra đều đề cập đến vấn đề giá
    trị và định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên, nhằm chuẩn bị cho họ sẵn sàng
    bước vào cuộc sống ( Dẫn theo Ngô Quỳnh Trang, 2011, tr.12).
    Trong những năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã có nhiều
    cuộc hội thảo, tập huấn về vấn đề nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị, nhiều tài
    liệu về giáo dục giá trị của các nước được công bố. Đáng chú ý là “Chương trình 5
    giáo dục cho nữ giới Philippin” (1988) và tập tài liệu “Giá trị trong hành động” của
    trung tâm canh tân và công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục Đông
    Nam Á, xuất bản 1992. Tài liệu này đã trình bày quan điểm, mục tiêu, chương trình và
    cách đưa giáo dục giá trị vào nhà trường và cộng đồng của các nước Indonesia,
    Philippin, Singapo, Malaysia, Thái Lan (Dẫn theo Ngô Quỳnh Trang, 2011, tr.12).
    Nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú và dự định nghề nghiệp của học sinh
    của các tác giả: V.N.Supkin, V.P.Gribanov, X.N.Trixtaiakova, N.N.Dakharow,
    M.V.Giuvanov, A.A.Baixburg, A.A.Barbinova đã phản ánh phần nào xu hướng nghề
    nghiệp của học sinh ở các nước lúc bấy giờ. Các nghiên cứu ấy đã chỉ ra: hứng thú nghề
    nghiệp có thể nảy sinh và phát triển ngay từ khi các em còn học ở trường phổ thông.
    Học sinh THPT thường có dự định tiếp thu nền học vấn cao hơn, không thích đi làm
    ngay. Những nghề học sinh dự định chọn rất khác nhau, tuỳ theo từng thời kỳ, đặc
    điểm lứa tuổi và giới tính. Ví dụ, năm 1970, học sinh thường hứng thú với những
    nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Nhưng đến năm 1985, học sinh thành phố lại
    hứng thú với những nghề thuộc lĩnh vực xã hội hơn các nghề khác. Học sinh nam
    quan tâm nhiều đến lĩnh vực kỹ thuật, trong khi đó, học sinh nữ quan tâm nhiều đến
    lĩnh vực y tế, giáo dục, nghệ thuật (Dẫn theo Nguyễn Thị Trường Hân, 2010, tr.9).
    Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của các
    nhà nghiên cứu nước ngoài mang giá trị thực tiễn cao để ứng dụng trong các trường
    học và cộng đồng dân cư. Nghiên cứu đã chỉ ra được sự khác biệt trong việc định
    hướng nghề nghiệp của các đối tượng học sinh là khác nhau, qua đó xây dựng được
    bộ công cụ đo đạc và kiểm chứng phục vụ cho các nghiên cứu sau đi đúng hướng.
    Các nghiên cứu ở Việt nam
    Ở Việt Nam, hiện nay cũng có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu có liên
    quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp của thanh niên nói chung và của học sinh
    THPT nói riêng. Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận hướng
    nghiệp, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên và các nhân tố ảnh hướng
    đến hướng nghiệp của họ.
    Về mặt lý thuyết
    Theo các tác giả thì hướng nghiệp ở Việt Nam có những bước phát triển
    mạnh mẽ vào những năm 1970, 1980. Những nhà khoa học xã hội đi tiên phong 6
    trong lĩnh vực này phải kể đến Phạm Tất Dong (1982,1987), Phạm Huy Thụ (1982),
    Đặng Danh Ánh (1986), Nguyễn Văn Hộ (2006).
    Phạm Tất Dong là người có nhiều đóng góp cho giáo dục hướng nghiệp ở
    Việt Nam. Ông nghiên cứu trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu mục
    đích, ý nghĩa vai trò của công tác hướng nghiệp cũng như các hệ thống quan điểm,
    nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục hướng
    nghiệp Điều này thể hiện qua các công trình nghiên cứu của ông như: “Vấn đề
    hứng thú trong công tác hướng nghiệp”_(Nghiên cứu khoa học giáo dục số
    18/1974); “ Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông” [6]. Ông cho rằng, công tác
    hướng nghiệp góp phần điểu chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng
    chuyển đổi kinh tế. Theo tác giả, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công
    nghiệp hóa, hiện địa hóa và theo đó sẽ là sự giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp,
    tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ vì vậy xu hướng chọn nghề của thanh niên
    cũng phải phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước của địa phương.
    Nguyễn Văn Hộ cũng là một người nghiên cứu chuyên sâu và cũng có rất
    nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục hướng nghiệp. Công trình khoa học của tác giả
    Nguyễn Văn Hộ đề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống giáo dục hướng
    nghiệp cho học sinh Việt Nam” [8, tr.35]. Tác giả đã xây dựng luận chứng cho hệ
    thống hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất
    những hình thức phối hợp giữa nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục kỹ thuật
    nghề nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông. Năm 2006 ông đã xuất bản cuốn sách:
    “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT” cuốn
    sách đã trình bày một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của giáo dục hướng nghiệp,
    vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Tác giả đã xác định nhu
    cầu và động cơ lựa chọn nghề cần phải dựa trên 3 yếu tố cơ bản: hứng thú nghề_
    nguyện vọng nghề_ năng lực nghề, đồng thời phân tích các thành phần cấu trúc nên
    hệ thống hướng nghiệp cho thanh niên bao gồm 8 giai đoạn: khai sáng nghề, giáo
    dục nghề, thông tin nghề, chuẩn đoán nghề, tư vấn nghề, lựa chọn nghề, tuyển chọn
    nghề và thích ứng nghề [17, tr.25- 26]. Bên cạnh đó tác giả còn xác định chức năng,
    nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp và cho rằng: “nhiệm vụ hướng nghiệp đối với
    các em không chỉ dừng lại ở mức độ nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng 7
    hơn về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện hiện thực để đưa các em
    vào hoạt động trong thế giới nghề nghiệp” [17, tr.70]. Việc xác định mục đích của
    hoạt động hướng nghiệp được thực hiện ở các cấp từ Mầm non đến THCS và
    THPT. Mỗi cấp học khác sẽ cung cấp cho học sinh những nhận định khác nhau về
    nghề từ đó giúp cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về nghề nghiệp trong xã hội.
    Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
    Trong thời gian gần đây giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam đang là chủ đề
    rất được quan tâm. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hướng nghiệp với nhiều
    cách tiếp cận khác nhau điều đó đã tạo nên một giai đoạn mới với sự đa đạng trong
    nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam.
    Luận văn thạc sĩ của Trần Đình Chiến (2008) về “Xu hướng lựa chọn nghề
    nghiệp của học sinh lớp 12 THPT dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường” (khảo sát
    THPT lớp 12 tại Phú Thọ) chỉ ra thực trạng về xu hướng nghề nghiệp của học sinh lớp
    12 dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Tác giả đã nhận thấy đa số học sinh
    chịu sự ảnh hưởng một cách thụ động không nhận thức được sự phù hợp của bản thân
    với nghề. Học sinh lớp 12 chủ yếu nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng và
    lựa chọn vào những ngành nghề được xã hội quan tâm, đánh giá cao những nghề có thu
    nhập cao và dễ tìm được việc làm như các ngành: tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
    quản trị kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã đề ra một số
    biện pháp cụ thể nhằm hình thành xu hướng lựa chọn nghề nghiệp tích cực, phù hợp
    với học sinh lớp 12 dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường hiện nay.
    Đặc điểm xu hướng nghề nghiệp của học sinh thành phố được nghiên cứu
    trong công trình của Nguyễn Công Uẩn, tác giả đề cập đến yếu tố “phù hợp với tính
    cách bản thân” khi chọn nghề của học sinh: “Cùng với sự phát triển của đời sống xã
    hội, có nhiều giá trị mới về nghề nghiệp được xuất hiện và phổ biến, có thể kể đến
    giá trị nghề phát huy được tính sáng tạo của bản thân” thuộc vào hệ các giá trị mới
    trong hệ giá trị nghề nghiệp của các nhóm xã hội” [35].
    Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền [22] cho rằng có 45,7% học sinh xác
    định việc định hướng nghề nghiệp của bản thân và các em đã hình thành xu hướng
    lựa chọn nghề nghiệp ngay trong quá trình học THPT. Các nghề mà các em lựa
    chọn chủ yếu là các nghề tài chính, ngân hàng chứng khoán và quản trị kinh doanh 8
    60,3%. Bên cạnh đó nghiên cứu đề cao hoạt động công tác giáo dục hướng nghiệp
    trong nhà trường có vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng nghề nghiệp cho
    học sinh là nơi cung cấp thông tin cần thiết trong việc định hướng nghề nghiệp cho
    học sinh THPT. Hướng nghiệp trong nhà trường chủ yếu giúp các em có cái nhìn
    toàn diện hơn về các ngành nghề dựa trên cơ sở của sự phù hợp với năng lực và sở
    thích của bản thân.
    Thái Duy Tuyên nhận thấy việc định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên
    Việt Nam trong thời kì đổi mới có sự biến đổi về nhiều mặt một cách mạnh mẽ và sâu
    sắc. Theo ông, hiện nay thanh niên thích chọn những nghề có điều kiện phát triển, có
    thu nhập cao, phù hợp với khả năng như một số ngành kỹ thuật, kinh tế Khi chọn
    nghề, đa số thanh niên Việt Nam đã có một cách nhìn khá toàn diện, mặc dầu coi
    trọng mặt kinh tế nhưng không xem thường các mặt đạo đức, văn hóa, nhân văn, chú
    ý đến sự phát triển năng lực của bản thân trong tương lai [34, tr.34].
    Xu hướng chọn nghề có vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh, thúc đẩy các
    mặt hoạt động của các em học sinh. Nếu như ở cuối bậc trung học cơ sở, khi xu
    hướng chọn nghề bắt đầu manh nha, thì ở cuối cấp học trung học phổ thông nó càng
    rõ ràng cụ thể và ổn định. Kết quả nghên cứu của Huỳnh Văn Sơn (2003) cho thấy
    90% học sinh THPT và 68% học sinh THCS sẽ tiếp tục học lên đại học cao đẳng.
    Có 51,4% học sinh cho rằng, việc định hướng nghề nghiệp nên thực hiện ở giai
    đoạn cuối cấp THCS [27, tr.130].
    Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hà và Hồ Ngọc Châm chỉ ra xu hướng lựa
    chọn nghề nghiệp của học sinh từ năm 2000 tới 2013 có những xu hướng khác
    nhau. Năm 2003 nhóm ngành được học sinh lựa chọn nhiều nhất là; phục vụ quản
    lý, giáo viên, kỹ sư kỹ thuật và tài chính ngân hàng. Nhóm ngành ít được học sinh
    lựa chọn: khoa học đời sống, luật sư, khoa học xã hội, bộ đội và cảnh sát. Những
    năm 2005- 2006 các ngành tài chính ngân hàng, kinh tế được nhiều học sinh lựa
    chọn. Đến năm 2013 học sinh lại chủ yếu chọn những ngành công an bộ đội, sư
    phạm, nông lâm, y dược [11, tr. 23-24].
    Về các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng nghề nghiệp
    Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp, Trần Quốc Thành (2002) đề cập tới
    các nhân tố ảnh hưởng tới sự định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 9
    THPT ở một số tỉnh miền núi phía bắc [29, tr.15]. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có
    nhiều giá trị khác nhau chi phối xu hướng chọn nghề của học sinh như tác động của
    nền kinh tế - xã hội, của điều kiện trao đổi thông tin ở từng địa bàn dân cư và có sự
    khác biệt thứ bậc về định hướng giá trị nghề nghiệp. Những giá trị vật chất có xu
    hướng được đề cao hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trong giai đoạn
    hiện nay. Cụ thể, một số ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thông tin được các học
    sinh lựa chọn nhiều hơn những ngành thuộc khối xã hội.
    Từ kết quả khảo sát trên địa bàn Hà Nội, tác giả Hoàng Gia Trang trong bài
    “Định hướng tương lai của học sinh trung học phổ thông” (Tạp chí khoa học giáo
    dục, số 93- 2013) khẳng định rằng có sự khác biệt về giới tính trong việc định
    hướng nghề nghiệp trong tương lai. Theo tác giả, học sinh nữ thường hướng tới
    nghề nhẹ nhàng và có mối quan hệ tiếp xúc với người khác trong công việc, trong
    khi học sinh nam hướng tới những ngành mang tính chất kỹ thuật nhiều hơn.
    Nghiên cứu về “Nhận thức về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT” của
    Lê Thị Quỳnh Nga cho rằng đa số học sinh đều nhận thấy việc đinh hướng nghề nghiệp
    là quan trọng nhưng hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội hiện nay còn hạn chế. Chủ
    yếu các em chọn những nghề như giáo viên, bác sĩ, bội đội vì đây là những nghề quen
    thuộc. Các nhân tố nhân hưởng tới việc định hướng nghề cho các em trong đó nhấn
    mạnh đến các yếu tố gia đình, bạn bè và thầy cô. Đa số các em cho rằng gia đình là yếu
    tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất tới việc định hướng nghề nghiệp cho các em
    (63,4%). Bạn bè 20,1% và cuối cùng là các thầy cô chiếm 16,5% [24, tr.13].
    Tác giả Bùi Thị Thanh Hà cũng đề cập đến tác động của gia đình đến lựa chọn
    nghề nghiệp của học sinh. Trong một nghiên cứu tại trường PTTH Trực Ninh B Nam
    Định, tác giả nhận thấy học sinh đã không còn bị động, lúng túng trong lựa chọn nghề
    nghiệp tương lai cho mình. Các bậc cha mẹ đã chia sẻ thực sự, tôn trọng và khuyến
    khích con cái mình tự tin hơn, độc lập hơn và có trách nhiệm với chính bản thân và gia
    đình thông qua việc định hướng và lựa chọn nghề, chọn trường. Đã có 91,1% các em
    thao khảo ý kiến của cha mẹ khi lựa chọn nghề nghiệp. Qua đó cho thấy cha mẹ có vai
    trò quan trọng trong việc trao đổi đóng góp ý kiến để giúp con em mình có hướng đi
    đúng đắng trong quá trình ĐHNN cho bản thân [12, tr.57-66]. 10
    Như vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
    vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, học sinh hiện nay. Những công
    trình nghiên cứu này đã được thực hiện không chỉ trong nước mà còn được nghiên
    cứu ở cả nước ngoài. Các công trình nghiên cứu đi trước đã cung cấp cho tác giả
    thông tin hữu ích về các vấn đề liên quan tới định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
    Từ đó cung cấp nguồn tài liệu quý báu làm cơ sở để tác giả khai thác những khía
    cạnh liên quan đến đề tài của mình. Mặt khác giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan
    về tình hình nghiên cứu, xác định mục tiêu, đặt câu hỏi và nêu giả thuyết nghiên
    cứu. Ngoài ra các công trình nghiên cứu đi trước giúp tác giả những cứ liệu để so
    sánh, đối chiếu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu mới của đề tài.
    Tuy nhiên mỗi đề tài sẽ tập chung vào một vấn đề, khía cạnh khác nhau. Có
    nghiên cứu chỉ tập chung vào các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp mà không quan tâm
    tới vấn đề tư vấn hướng nghiệp của nhà trường, ngược lại có nghiên cứu lại tập
    chung vào những xu hướng, mong muốn nghề nghiệp mà ít quan tâm tới yếu tố gia
    đình thầy cô và bạn bè. Một số công trình nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp mới
    chỉ dừng lại ở việc khảo sát thực trạng mà chưa áp dụng các biện pháp hướng
    nghiệp cụ thể. Hơn nữa nghề nghiệp trong xã hội là luôn luôn biến đổi, ở mỗi giai
    đoạn khác nhau sẽ có những xu hướng, mục tiêu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
    là khác nhau. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế và và cơ cấu lao động ở từng vùng, từng địa phương và trong cả nước có sự
    chuyển dịch kéo theo đó là sự thay đổi về xu hướng đối với các ngành nghề, giá trị
    nghề mà học sinh hướng tới. Chính vì vậy vấn đề liên quan đến định hướng nghề
    nghiệp cho học sinh THPT không bao giờ là vấn đề cũ nó luôn là vấn đề mà
    không chỉ cá nhân, gia đình mà cả xã hội ngày càng quan tâm.
    Bên cạnh đó có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng
    lại ở một số khía cạnh về định hướng giá trị nghề nghiệp, tác động của cha mẹ tới
    việc định hướng nghề cho con, xu hướng lựa chọn nghề hoặc nhấn mạnh tới các yếu
    tố gia đình, bạn bè thầy cô mà chưa nhấn mạnh tới yếu tố truyền thông đại chúng
    đặc biệt là tác động của mạng xã hội (internet) tới việc định hướng nghề nghiệp của
    học sinh đặc biệt học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Do vậy, trên cơ sở tiếp thu
    những thành tựu của những nghiên cứu trước đồng thời bằng lý luận và thực hiện quá 11
    trình nghiên cứu trên khách thể và địa bàn nghiên cứu mới trong khoảng thời gian mới
    để làm sáng tỏ một số nội dung mà các nghiên cứu trước chưa tập chung sâu sắc, tôi đã
    lựa chọn đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ở nông
    thôn hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp tại trường THPT Lương Tài 1, tỉnh Bắc Ninh)
    với mong muốn sẽ đóng góp được một phần nhỏ giúp học sinh THPT có nhận thức và
    thái độ đúng đắn về nghề nghiệp trong xã hội, giúp các em lựa chọn được một ngành
    nghề phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu nhận thức, xu hướng và nhân tố tác động tới việc định hướng nghề
    nghiệp của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số
    khuyến nghị để học sinh THPT nông thôn có định hướng nghề nghiệp tốt hơn, phù
    hợp với năng lực bản thân và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
    - Tổng quan tình hình nghiên cứu để biết được kết quả, hạn chế của các
    nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, từ đó xác định mục tiêu, nội dung, câu hỏi,
    giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
    - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: gồm định nghĩa các khái niệm công
    cụ, thao tác hóa khái niệm then chốt: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT”; lựa
    chọn các cách tiếp cận lý thuyết và xây dựng lược đồ/ khung phân tích của đề tài.
    - Xác định nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm nhận thức, xu hướng và
    những nhân tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
    - Tiến hành điều tra thực địa bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
    - Xử lý số liệu và phân tích tài liệu liên quan đến nhận thức, xu hướng và
    những nhân tố ảnh hưởng tới định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ
    thông ở nông thôn hiện nay.
    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:“Định hướng nghề nghiệp của học
    sinh THPT ở nông thôn hiện nay”, đề tài tập trung vào nghiên cứu nhận thức, xu
    hướng và các nhân tố ảnh hưởng tới việc ĐHNN cho học sinh THPT ở nông thôn 12
    hiện nay. Để làm rõ hơn, ĐHNN của học sinh THPT trên các phương diện nhận
    thức về nghề nghiệp của các em hiện nay như thế nào, các em hướng tới chọn
    những ngành nghề nào, vì sao các em chọn nghề này mà không chọn nghề kia. Các
    yếu tố ảnh hưởng tới việc định hướng nghề nghiệp, internet tác động và ảnh hưởng
    thế nào tới việc chọn nghề của các em học sinh.
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    - Học sinh THPT tại trường THPT Lương Tài 1 gồm học sinh lớp 10, lớp
    11và lớp 12.
    - Phụ huynh học sinh có con em đang là học sinh lớp 10, 11, 12 đang học tập
    tại trường THPT Lương Tài 1.
    - Giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Lương Tài 1.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại trường THPT Lương Tài 1.
    - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 6 năm 2017.
    - Phạm vi nội dung: Đề tài hướng tới nội dung cơ bản là:
    +) Nhận thức của các em học sinh về định hướng nghề nghiệp.
    +) Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay.
    +) Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp luận
    Đề tài vận dụng quan điểm hệ thống- cấu trúc làm cơ sở, phương pháp luận
    chung cho toàn bộ nghiên cứu. Quan điểm hệ thống- cấu trúc yêu cầu phải xem xét
    các đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong một trạng
    thái vận động và phát triển của đối tượng, trong những hoàn cảnh cụ thể để tìm ra
    bản chất và các quy luật của đối tượng.
    Dựa trên luận điểm này, vấn đề được tác giả nghiên cứu một cách toàn diện,
    khách quan về nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của học sinh THPT trong việc
    lựa chọn ngành nghề, khu vực làm việc và môi trường làm việc mong muốn trong
    tương lai. Ngoài ra tác giả còn quan tâm nghiên cứu tới nhiều nhân tố có tác động
    mạnh mẽ trong việc ĐHNN của học sinh ở nông thôn hiện nay như các yếu tố thuộc
    về đặc điểm cá nhân, gia đình, nhà trường và sự tác động lớn của phương tiện
    truyền thông đại chúng (internet) trong giai đoạn hiện nay. 13
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    5.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
    - Phương pháp phân tích tài liệu
    Phân tích tài liệu có sẵn bao gồm bài báo khoa học, sách, luận văn, luận án,
    các văn bản, bài viết, trang web có liên quan tới vấn đề định hướng nghề nghiệp cho
    học sinh THPT. Dựa trên những nghiên cứu đi trước tác giả có thể sử dụng nguồn
    thông tin nghiên cứu trước đó để làm sáng tỏ cho đề tài của mình. Thông tin thu
    được không chỉ cung cấp một bức tranh chung về định hướng nghề nghiệp của học
    sinh THPT mà còn giúp người nghiên cứu tìm ra những khía cạnh mới cần khai thác
    sâu hơn trong đề tài. Qua đó bổ sung những thiếu sót trong quá trình phân tích định
    lượng thu được từ điều tra bằng bảng hỏi.
    5.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
    - Phương pháp điều tra bảng hỏi
    Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dùng để thu thập thông tin mà người
    được hỏi tự điền thông tin trả lời vào bảng hỏi được chuẩn bị sẵn. Phương pháp này
    giúp cho người nghiên cứu thu thập thêm thông tin định lượng, cung cấp bổ sung
    cho phần nghiên cứu định tính của đề tài.
    Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành điều
    tra 300 phiếu nhằm thu thập các thông tin mang tính định lượng. Mẫu được chọn
    dựa trên cơ sở một số tiêu chí như: cơ cấu giới tính, cơ cấu năm học và được chọn
    bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
    là việc chọn mẫu một các thuần túy lấy một cách ngẫu nhiên trong một tổng thể và
    các đơn vị chọn mẫu có khả năng như nhau khi tham gia lựa chọn.
    - Phương pháp phỏng vấn sâu
    Phương pháp phỏng vấn sâu là đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của
    học sinh, các thầy cô và các bậc cha mẹ ở nông thôn nhằm bổ sung, giải thích thêm
    cho số liệu nghiên cứu định lượng hoặc thông tin mà định lượng không khảo sát hết.
    Các câu hỏi được thực hiện trong phỏng vấn sâu thường là các câu hỏi mở để thông
    tin thu thập được hiệu quả hơn.
    Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu khách thể nghiên cứu là các em học sinh bao
    gồm 6 học sinh nam và 6 học sinh nữ THPT để tìm hiểu về việc định hướng nghề
    nghiệp của các em. Ngoài ra còn phỏng vấn sâu 6 phụ huynh học sinh dưới hình 14
    thức trò chuyện, xoanh quanh chủ đề định hướng nghề nghiệp cho con em mình.
    Phỏng vấn sâu 3 thầy cô giáo, 1 hiệu phó trong nhà trường tập trung vào công tác
    định hướng nghề nghiệp và hướng nghiệp cho học sinh. Thông tin thu được từ các
    cuộc phỏng vấn sẽ dùng phân tích định tính trong bài viết để làm rõ hơn nguyên
    nhân sâu xa của thực trạng, xu hướng cùng các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn
    nghề nghiệp của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay.
    - Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
    Số liệu sau khi thu thập bằng phiếu điều tra bảng hỏi sẽ được kiểm tra, loại
    bỏ phiếu kém chất lượng và tiến hành xử lý phiếu bằng phần mềm SPSS.
    Phỏng vấn sâu sau khi được tiến hành giữa các em học sinh, phụ huynh học
    sinh và một số giáo viên trong trường, kết quả phỏng vấn sẽ cung cấp thêm thông
    tin định tính và được thực hiện để đối chiếu và kiểm tra chéo các thông tin về việc
    định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
    5.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và lược đồ/khung phân tích
    5.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
    - Học sinh THPT có nhận thức như thế nào về ĐHNN cho bản thân sau khi
    tốt nghiệp THPT?
    - Xu hướng lựa chọn (ngành nghề, khu vực làm vệc, môi trường làm việc)
    của học sinh THPT hiện nay ra sao?
    - Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT?
    5.3.2. Giả thuyết nghiên cứu:
    - Đa số học sinh THPT đều cho rằng việc định hướng nghề nghiệp là quan
    trọng và các em đều có mong muốn sẽ học tiếp lên ĐH- CĐ.
    - Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội học sinh THPT chủ yếu lựa chọn các
    ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin. Khu vực làm việc mà các
    em hướng tới là công ty nước ngoài và mong muốn làm việc ở những môi trường có
    cơ hội thăng tiến trong công việc.
    - Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc định hướng nghề nghiệp của các em
    học sinh như gia đình, nhà trường, bạn bè bên cạnh đó các phương tiện truyền thông
    đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội (internet) có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn
    nghề nghiệp của học sinh THPT.
     
Đang tải...