Luận Văn Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hư

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.PHẦN MỞ ĐẦU

    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về nhiều mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Để hòa chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để họat động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì những kinh nghiệm vốn có của học sinh thường chưa đủ để họ quyết định con đường lao động tương lai. Sự lựa chọn nghề không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý, sinh lý của các em và những tác động sư phạm của nhà giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố xã hội. Việc lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 không những được chi phối theo nhu cầu, nguyện vọng của các em, theo giá trị xã hội của nghề nghiệp mà còn được chi phối bởi giá trị kinh tế của nghề, tính thiết thực của nghề đối với xã hội. Trước đây học sinh chỉ được phép chọn và thi một trường, một nghề, nhiều khi bị “ép” nghề, thì gần đây học sinh được thi vào nhiều trường đào tạo nghề mà các em có khả năng dự tuyển. Việc thi vào nhiều trường có tác dụng góp phần mở rộng cánh cửa nghề cho các em, nhưng để các em có hoạt động hiệu quả trong nghề sau này thì đó là vấn đề khó khăn, cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà chuyên môn về nghề nghiệp.
    Chọn nghề là chọn hướng đi cho cả cuộc đời. Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn một nghề trong xã hội thì học sinh cần có tri thức về nghề đó (hay phải nhận thức về nghề) rồi mới có quyết định chọn nghề. Nhận thức nghề là một thành phần không thể thiếu được trong lựa chọn nghề, nếu học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những yêu cầu của nghề, về những phẩm chất mà nghề yêu cầu đối với cá nhân thì họ có sự lựa chọn nghè phù hợp với nguyện vọng của mình và xã hội, từ đó sẽ tích cực hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh nghề.
    Hàng năm ở nước ta có hàng vạn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, những học sinh này đều mong muốn tìm cho mình một nghề ổn định, nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Vốn hiểu biết biết thực của học sinh về nghề có giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp với mình và nghề đó có tồn tại lâu dài hay không? Những định hướng và lựa chọn nghề của các em chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ ra sao? Và sau khi lựa chọn nghề các em có thỏa mãn không, kết quả giáo dục có tốt không?
    Trả lời được câu hỏi trên là có ý nghĩa quan trọng, bước đầu cho phép rút ra kết luận về định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh phổ thông. Trên cơ sở đó giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và thực chất về vấn đề nhu cầu việc làm và khả năng đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp, việc làm của các em học sinh. Đồng thời nêu khuyến nghị nhằm nâng cao công tác hướng nghiệp và nhận thức nghề cho học sinh lớp 12 nói riêng và cho tất cả những ai chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời nói chung. Đó là lí do của việc lựa chọn đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Tình hình và các yếu tố ảnh hưởng”.



    2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

    Vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang tạo nên mối quan tâm cấp bách và trực tiếp nhất của lứa tuổi học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường. Việc xác định được nghề nghiệp và việc làm vừa phản ánh nhận thức xã hội của các em vừa cho thấy yêu cầu của xã hội đối với các hoạt động nghề nghiệp. Định hướng giá trị của học sinh trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm không chỉ phản ánh quá trình đào tạo họ được tiếp nhận, mà còn cho thấy tính chất lao động xã hội được các em hướng tới. Vì vậy, định hướng giá trị nghề nghiệp vừa là kết quả của một quá trình hoạt động sống của học sinh, vừa là nguyên nhân để duy trì các chuẩn mực sống của họ.
    Có không ít tác giả đã nghiên cứu vấn đề chọn nghề nghiệp và nơi làm việc của học sinh, sinh viên, thanh niên Các chủ đề được các tác giả quan tâm nghiên cứu như:
    2.1 Về xu hướng chọn nghề và dự định nghề nghiệp


    Trong công trình của tập thể tác giả Viện Khoa học giáo dục do Đức Minh chủ biên: “Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinh Việt Nam” – Nhà xuất bản Giáo dục 1975. Kết quả cho thấy đa số học sinh có xu hướng đạt trình độ học vấn đại học trước khi đi vào lao động phục vụ (78,64% ở nữ; 63,38% ở nam) xu hướng chọn nghề của nam và nữ có sự khác nhau không chỉ do đặc điểm lứa tuổi mà còn cả đặc điểm giới tính nữa. Hứng thú nghề nghiệp của nam biểu hiện tập trung vào những nghề công nghiệp và của nữ là những nghề thuộc lĩnh vực y tế. Từ đó tác giả đi đến tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành xu hướng nghề nghiệp của học sinh cấp ba để tìm ra những yếu tố nào tác động mạnh nhất.
    Nghiên cứu của hai tác giả Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh: “Việc làm cho thanh niên, giải pháp và chính sách” – Tập hai ( Chương trình chính sách thế hệ trẻ) Hà Nội 1990, bàn về xu hướng nghề nghiệp của thanh niên học sinh trung học đã nhận xét như sau:

    Thanh niên học sinh suy nghĩ về nghề nghiệp rất muộn. Suy nghĩ đó luôn thay đổi và thiếu ổn định.
    Các nghề mà thanh niên học sinh chọn đều hướng về phân phối lưu thông và dịch vụ. Đáng chú ý là ba ngành chủ chốt trong ba chương trình kinh tế của đất nước như công nghiệp, nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thanh niên chưa coi là nghề yêu thích. Vấn đề khoa học kỹ thuật đang là một yêu cầu phát triển của đất nước cũng chưa được thanh niên quan tâm và coi là một nghề say mê, yêu thích của mình.
    Đặc điểm về xu hướng nghề nghiệp của học sinh thành phố đã được nghiên cứu trong công trình của tác giả Nguyễn Quang Ẩn và những người khác: “Tâm lý học xã hội với sự nghiệp đổi mới đất nước” – Hà Nội 1989. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp theo các chỉ số như: mức độ nhận thức nghề, thái độ đối với nghề, tính ổn định của thái độ, tác giả đã chỉ ra đặc điểm chung xu hướng nghề nghiệp của học sinh trung học, xác định được những nghề mà học sinh biết nhiều nhất cũng như thái độ đánh giá của học sinh về các nghề. Tác giả đã có những kết luận sau: Nhận thức về nghề của học sinh còn yếu, số nghề và các trường chuyên nghiệp được học sinh biết đến chưa nhiều. Hứng thú nghề nghiệp cuả học sinh hình thành muộn chưa tập trung và chưa rõ nét.

    Trong khi đó, tác giả Phạm Tất Thắng với đề tài: “Xu hướng lựa chọn công việc của sinh viên sau tốt nghiệp” quan tâm tới khía cạnh suy nghĩ và mong đợi của sinh viên về định hướng tương lai của họ, nhất là mong đợi về vấn đề quan trọng nhất khi họ ra trường: việc làm, nơi làm việc và thu nhập. Với phương pháp điều tra bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu và thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả đã đưa ra một vài nhận xét:

    Có những khác biệt đáng kể trong các nhóm sinh viên về mong đợi việc làm và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng cơ bản mà cuộc nghiên cứu phát hiện là sinh viên các trường khác nhau đều mong được làm công việc sử dụng kiến thức đã học ở trường và được làm công việc chuyên môn theo đúng chuyên ngành đào tạo.
    Thu nhập cao không phải là nhân tố quyết định lựa chọn công việc cuả sinh viên trong mẫu nghiên cứu. Các công thức nổi tiếng của lý thuyết hiện đại hóa, theo đó thì quá trình chuyển biến xã hội theo hướng thi trường tất sẽ biến đổi mọi giá trị theo hướng “tính hợp lý kinh tế”dường như không được xác minh một cách mạnh mẽ ở đây.
    Phần lớn sinh viên trong mẫu nghiên cứu đều muốn làm việc tại các thành phố lớn và rất ít sinh viên cho biết sẽ chọn nơi làm việc ở nông thôn. Một xu hướng quá tải việc làm và mất cân đối trong việc sử dụng lao động trí thức vẫn sẽ tiếp tục diễn ra giữa các khu vực ở nước ta trong những năm tới. Sự kiện này là phản ánh một thực tế về sự bất bình đẳng các điều kiện xã hội đang và sẽ diễn ra giữa các khu vực ở Việt Nam.
    Đây là các công trình có đề cập đến vấn đề nhận thức nghề của học sinh đã giúp chúng tôi có những số liệu để so sánh khi nghiên cứu, nhưng vấn đề này chưa được các tác giả nghiên cứu sâu và đầy đủ, cũng như ảnh hưởng của nó đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
    2.2 Nghiên cứu về động cơ chọn nghề của học sinh trung học phổ thông


    Tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Động cơ chọn nghề của thanh thiếu niên” ( Luận án Phó Tiến Sĩ – 1979) đã đưa ra những nhận xét sau: Ở thanh niên học sinh động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài, nam thanh niên xếp việc khả năng thực hiện khả năng của mình là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, thứ hai là tính chất quan trọng của nghề và thứ ba là hoạt động hứng thú. Ở nữ thanh niên thì thứ nhất là yêu cầu của nhà nước, thứ hai là vị trí xã hội của nghề, ba là thực hiện được khả năng của mình. Theo tác giả thì sự lựa chọn ngành nghề của nam và nữ khác nhau cũng như của thanh niên Việt Nam khác thanh niên Tiệp Khắc. Nghiên cứu cuả tác giả Nguyễn Ngọc Bích chỉ đưa ra một số động cơ tiêu biểu có liên quan đến sự lựa chọn nghề của học sinh, sinh viên và đánh giá những động cơ nào quan trọng đối với họ.
    Cũng nghiên cứu về động cơ chọn nghề, tác giả Kham Phan Kham – On với đề tài: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” ( Luận án Phó Tiến Sỹ khoa Tâm lý – sư phạm – 1994) tiến hành khảo sát 80 học sinh phổ thông trung học Lào và 235 lưu học sinh Lào học ở các trường đại học Việt Nam, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Anket, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và toán học thống kê trong việc thực hiện đề tài của mình nhằm trả lời các câu hỏi:

    Vì sao một số học sinh có kết quả học tập trung bình, kém, sau khi thi tốt nghiệp phổ thông trung học không vào học được ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, họ chưa có nghề nghiệp?
    Số học sinh thi được vào các trường đại học cũng chưa thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp nên đã phải chuyển trường hoặc thôi học?
    Yếu tố nào thúc đẩy, chi phối việc học tập và chọn nghề của các em học sinh.
    Bài viết cho thấy nhóm động cơ: học nắm tri thức khoa học, học để phục vụ nhân dân và học vì trách nhiệm nghĩa vụ tác động mạnh nhất đến học sinh, trong đó học sinh giỏi chiếm 70%, khá là 88,37%, còn với các học sinh trung bình là do quan hệ người và xã hội kích thích cao hơn. Và nguyện vọng chọn nghề của các em được phân chia ra các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật chiếm 34,60%, đối tượng là con người chiếm 27,93%, nghệ thuật 15,55%, tự nhiên 12,38%, có dấu hiệu là 9,52%. Từ đó, tác giả đi đến kết luận:


    Động cơ thuộc nhóm A ( học nắm tri thức khoa học, học để phục vụ nhân dân và học vì trách nhiệm nghĩa vụ) do học sinh nhận thức rõ mức độ thúc đẩy mạnh mẽ của chúng đối với cá nhân trong quá trình học tập chiếm ưu thế.
    Động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập học sinh
    Nguyện vọng và thực tế chọn nghề có chênh lệch
    Động cơ học tập gắn bó chặt chẽ với nguyện vọng chọn nghề.
    Tuy có bàn đến các động cơ của việc chọn nghề nhưng các tác giả chưa đưa ra một cấu trúc thứ bậc động cơ lựa chọn nghề của học sinh cũng như quan tâm của tác giả đến vấn đề nhận thức nghề nghiệp sẽ đóng vai trò gì đối với việc chọn nghề mà theo chứng tỏ trong quá trình lựa chọn nghề không thể thiếu thành phần nhận thức nghề.


    2.3 Nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp


    Nhiều công trình nghiên cứu trước đây của giáo sư Phạm Tất Dong như: “Vấn đề hứng thú trong công tác hướng nghiệp – Nghiên cứu Khoa học giáo dục, số 18/1974”; “Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông” – tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiệp, số 6/1982”; “Giáo trình công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông” – NXB Hà Nội, năm 1987; “Hướng nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường” – Thế giới mới số 91/1974” đã xem xét sâu sắc và có hệ thống về hứng thú nghề nghiệp cũng như những vấn đề cơ bản về nội dung phương pháp hướng nghiệp cho học sinh. Trong các công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra kết luận: Hứng thú môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện được khả năng của mình là động cơ mạnh nhất, quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề của học sinh.
    Còn tác giả Phạm Ngọc Uyển trong “Tâm lý học xã hội với sự nghiệp đổi mới đất nước” – Hà Nội 1989, cho rằng: Nếu thừa nhận hoạt động học tập lao động kĩ thuật và hướng nghiệp là một hình thức của họat động chủ đạo đối với lứa tuổi học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông thì hoạt động đó có khả năng hình thành ở các em một cấu tạo tâm lý mới là sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động, là một phức hợp thuộc tính cách trong quan hệ biện chứng. Sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động được hình thành qua các quá trình giáo dục lỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, lao động sản xuất và tay nghề. Nó có tác dụng định hướng kích thích chủ thể đi vào một hình thức lao động xác định.
    Các bài viết này đã đề cập khá kĩ đến hứng thú của học sinh trong việc chọn nghề và hành vi chuẩn bị nghề, từ đó đã cung cấp cho chúng tôi không ít số liệu để phục vụ đề tài. Tuy nhiên, cac tác giả chỉ chú trọng đến một yếu tố mà chưa có nghiên cứu và xem xét sự tác động qua lại giữa các yếu tố nhận thức, động cơ, hứng thú trong việc lựa chọn nghề của học sinh.
    2.4 Trong lĩnh vực lý luận và thực tiễn công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
    Gắn liền với các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Hộ: “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp” – Luận án Tiến sỹ 1988; các bài viết của tác giả Phạm Tất Dong đã nêu ở trên; Đặng Danh Ánh với “Một số vấn đề tâm lý – giáo dục hướng nghiệp” – thông tin Khoa học giáo dục số 2/1993; Đoàn Chi chủ biên: “Sinh hoạt hướng ngiệp 10, 11, 12” – NXB Giáo dục 1991; Lê Đức Phúc: “Nghiên cứu nghề và sự phù hợp nghề của nhân cách làm cơ sở cho công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp”. Trong các công trình này các tác giả đã giải quyết những vấn đề then chốt của công tác hướng nghiệp như:


    Vấn đề lịch sử phát triển hệ thống công tác hướng nghiệp ở các nước trên thế giới và Việt Nam.
    Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp.
    Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp.
    Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp.
    Vấn đề tổ chức và điều chỉnh công tác hướng nghiệp.
    Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chỉ mới dừng lại ở khâu định hướng nghề, còn các khâu tư vấn nghề và tuyển chọn nghề chưa được chú trọng thích đáng. Gần đây, khâu tư vấn nghề đã được các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề quan tâm. Trung tâm lao động hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng quy trình tư vấn nghề cho học sinh phổ thông với tư tưởng chủ đạo coi trọng tính độc lập tự chọn nghề của học sinh.
    Với kết quả nghiên cứu như vậy, nhưng đây là công trình nghiên cứu về đối tượng sinh viên, chỉ phản ánh được tâm tư nguyện vọng làm việc và nơi làm của sinh viên chứ không làm rõ nhận thức nghề, sự hài lòng về nghề và ảnh hưởng của kết quả lưạ chọn nghề đến kết quả giáo dục của sinh viên nói riêng và học sinh nói chung.
    Tóm lại: Những tài liệu có tính chất lý luận về công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề trên đây đã được chúng tôi lấy đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài của mình. Dựa vào đó chúng tôi có những chương trình thực nghiệm phù hợp để tránh sự khập khiễng giữa lý luận và thực tiễn nghiên cứu. Có thể nói rằng, ở Việt Nam các lĩnh vực nghề, xu hướng nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, động cơ chọn nghề đã được quan tâm nhiều hơn. Những kết quả đó đã làm tiền đề cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vào thời điểm hiện nay. Bản thân thế giới nghề nghiệp luôn luôn biến động và phát triển không ngừng, vì vậy việc nghiên cứu về nó bao giờ cũng mang tính chất thời sự và mới mẻ. Riêng vấn đề nhận thức về nghề nghiệp của học sinh, xu hướng lựa chọn nghề, sự ảnh hưởng của hành vi chọn nghề đến kết quả giáo dục và các nhân tố tác động chưa được các tác giả quan tâm một cách thỏa đáng, mà chỉ dừng lại trên cơ sở hình thái bên ngoài của nghề chưa đi sâu tìm hiểu bản chất nghề. Đó cũng là lý do thôi thúc chúng tôi đi sâu tìm hiểu về tình hình định hướng nghề nghiệp tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.
    Với đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Tình hình và các yếu tố ảnh hưởng”. chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn thông qua các công cụ thu thập thông tin như phân tích tài liệu sẵn có, phỏng vấn bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu. Số liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mền SPSS 11.5 để mô tả thực trạng, phân tích các biến số trong mối tương quan và hồi quy tuyến tính. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ sử dụng một số lý thuyết để giải thích và phân tích thực trạng nhận thức nghề, dự định chọn nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 Trên cơ sở đó sẽ đề ra một số giải pháp tổng quát và cụ thể với mong muốn giúp các em học sinh nâng cao nhận thức nghề và có những sự lựa chọn nghành nghề hiệu quả hơn.
    3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    3.1. Mục đích nghiên cứu



    Tìm hiểu thực trạng nhận thức nghề và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay.
    Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả của công tác hướng, đồng thời có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng và những yếu tố tác động tới nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12.
    Xem xét sự ảnh hưởng của việc chọn nghề đến kết quả giáo dục của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang.
    Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức để các em lựa chọn nghề phù hợp.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu



    Xác định nội hàm các khái niệm quan trọng và phân tích hướng tiếp cận lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang.
    Tìm hiểu thực trạng nhận thức nghề và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay.
    Khảo sát làm rõ tình hình và những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi định hướng đó.
    Nghiên cứu tìm ra giải pháp, kiến nghị thiết thực đối với vấn đề nhận thức nghề và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 tại Tiền Giang nói riêng và học sinh phổ thông cả nước nói chung
    4.ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    4.1 Đối tượng nghiên cứu:

    Tình hình định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng.
    4.2 Khách thể nghiên cứu:

    Học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay
    4.3 Phạm vi nghiên cứu:



    Không gian nghiên cứu: Với địa bàn nghiên cứu tại Tiền Giang, tác giả tiến hành nghiên cứu tại 3 trường:
    Thời gian nghiên cứu:
    Tác giả thực hiện đề tài từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 7 năm 2008.
    5.MẪU NGHIÊN CỨU

    Đây là một nghiên cứu mang tính chất thăm dò. Dựa trên khả năng và điều kiện thực tế cũng như đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên tại một trường Công lập, một trường bán công và một trường dạy nghề tại địa bàn tỉnh Tiền Giang.
    Tổng số phiếu phát ra là 150 chia đều cho ba khối trường.
    Số phiếu hợp lệ thu được là
    6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1 Phương pháp luận
    Đề tài sẽ vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề. Đồng thời, công trình sẽ được nghiên cứu dưới lối tiếp cận xã hội học. Các lý thuyết chính đã được vận dụng để phân tích, giải thích việc nhận thức, hành vi chuẩn bị và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp học sinh lớp 12 là: nguyên tắc tiếp cận hoạt động – nhân cách, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết chức năng của Talcott Parsons, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của James S.Coleman.
    6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
    Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
    Thông qua thu thập, phân tích một số tài liệu, sách báo tạp chí đã giúp cho chúng tôi rút ra được tổng quan và có thêm những hiểu biết về vấn đề liên quan đến đề tài.
    Phương pháp trưng cầu ý kiến
    Để thu thập thông tin định lượng, tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi anket với những câu hỏi đã được soạn sẵn và trực tiếp phỏng vấn các khách thể theo mẫu nghiên cứu. Số lượng bảng hỏi phát ra là 150 bảng. Với phương pháp này nhằm bộc lộ các vấn đề:


    Tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp định chọn.
    Tìm hiểu thực trạng dự định chọn nghề của học sinh.
    Tìm hiểu các hoạt động của học sinh để có nhận thức và dự định chọn nghề.
    Tìm hiểu lý do chọn nghề của học sinh.
    Tìm hiểu vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giúp đỡ các em nhận thức và lựa chọn nghề.
    Tìm hiểu sự thỏa mãn của sự lựa chọn và ảnh hưởng của hoạt động này đến kết quả giáo dục của học sinh lớp 12.
    Phương pháp phỏng vấn sâu bán cơ cấu
    Để có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn, sâu hơn về vấn đề định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12, chúng tôi tiến hành:


    Gặp gỡ ban giám hiệu nhà trường và giáo viên để tìm hiểu vấn đề hướng nghiệp của nhà trường, công tác dạy và học, kết quả thi tốt nghiệp, đại học của học sinh trong những năm gần đây.
    Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh, đặc biệt là phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyện vọng của họ về nghề nghiệpcủa con em mình, đồnh thời tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giúp đỡ học sinh hiểu nghề và chọn nghề.
    Những thông tin thu được trong các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn này nhằm bổ sung và tìm hiểu sâu hơn một số thông tin mà những câu hỏi trong bản trưng cầu còn hạn chế cũng như cho quá trình phân tích bài làm của tác giả.
    Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu kết quả học tập các môn học, hồ sơ thi tuyển, kết quả thi tay nghề ở trường phổ thông nhằm đánh giá mức độ hiểu biết nghề của học sinh.
    Phương pháp xử lý thông tin
    Những thông tin thu được từ cuộc điều tra, phỏng vấn trong nghiên cứu tác giả tiến hành tổng hợp, phân tổ và phân tích các tần số và tương quan thông qua việc xử lý bằng phần mềm SPSS 10.05 for Windows.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...