Thạc Sĩ Định hướng nghề nghiệp: ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 - Nghiên cứu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    Mục Lục
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 1
    DANH MỤC CÁC BẢNG 2
    DANH MỤC CÁC HÌNH .3
    MỞ ĐẦU. 4
    1. Lý do chọn đề tài 4
    2. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 6
    2.1. Khách thể nghiên cứu .6
    2.2. Đối tượng nghiên cứu: 6
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7
    4. Ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn 7
    4.1. Ý nghĩa lí luận 7
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
    5. Câu hỏi nghiên cứu 7
    6. Phương pháp nghiên cứu .7
    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7
    6.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi .8
    6.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .8
    7. Phạm vi, thời gian khảo sát .9
    7.1. Phạm vi nghiên cứu: .9
    7.2. Thời gian triển khai nghiên cứu: 9
    Chương 1 .10
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
    10
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu 10
    1.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu .14
    1.3. Các khái niệm liên quan .14
    1.3.1. Khái niệm hướng nghiệp .14
    1.3.2. Nghề nghiệp .16
    1.3.3. Định hướng nghề nghiệp .16
    1.3.3.1. Định hướng nhận thức đối với nghề nghiệp .17
    1.3.3.2. Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp 18
    1.3.4. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT đến việc chọn nghề .18
    1.3.4.1. Đặc điểm hoạt động học tập .18
    1.3.4.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ .19
    1.3.4.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT .20
    1.3.4.4. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp 21
    Chương 2 .22
    THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
    .22
    2.1. Quy trình nghiên cứu 22
    2.2. Lấy ý kiến giáo viên .22
    2.2.1. Kết quả thảo luận về tiêu chí đánh giá của thang đo .23
    2.2.2. Kết quả thảo luận về phương pháp đo lường tiêu chí 25
    2.3. Xây dựng các chỉ báo của thang đo 25
    2.3.1. Thang đo tác động của gia đình .26
    2.3.2. Thang đo tác động của nhà trường 26
    2.3.3 Thang đo tác động của bạn b è 26
    2.3.4 Thang đo định hướng nghề nghiệp của học sinh 27
    2.4. Cấu trúc nhân tố của công cụ đ o 27
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu 28
    2.5.1. Lập bảng tần xuất 28
    2.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) 28
    2.5.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha 29
    2.5.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), SEM .29
    2.5.5. Phân tích phương sai (Anova) .30
    2.6. Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu 30
    2.6.1. Tình hình chung .30
    2.6.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .31
    Chương 3 .33
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .33
    3.1. Tình hình hoạt động hướng nghiệp của học sinh tại các trường 33
    3.2. Mối liên hệ của học lực đến quyết định sau khi tốt nghiệp THPT .34
    3.3 Mối liên hệ của điều kiện gia đình đến việc lựa chọn nghề của học sinh .36
    3.3.1. Thu nhập gia đình 37
    3.3.2. Học vấn của cha mẹ .38
    3.3.3. Nghề nghiệp của bố m ẹ .40
    3.3.4. Xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh 41
    3.4. Phân tích nhân tố khám phá 42
    3.4.1. Nhân tố độc lập 42
    3.4.2. Nhân tố phụ thuộc .44
    3.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo 45
    3.6. Tái khẳng định thang đo bằng phân tích CFA 47
    3.7. Đánh giá sự phù hợp mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 49
    3.8. Phân tích các đặc điểm cá nhân lên các nhân tố hướng nghiệp 54
    3.8.1 Phân tích khác biệt theo giới tính .54
    3.8.2 Phân tích khác biệt theo trường học .55
    3.8.3. Phân tích khác biệt theo học lực 55
    3.8.4. Phân tích khác biệt theo hướng lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT 56
    3.8.5. Phân tích khác biệt theo lí do chọn nghề .56
    3.8.6. Phân tích khác biệt theo điều kiện gia đình .56
    3.9. Kết luận kết quả nghiên cứu .57
    KẾT LUẬN .58
    1. Kết quả nghiên cứu 58
    2. Một số gợi ý, đề xuất 58
    2.1. Nhà trường đối với học sinh 58
    2.2. Gia đình đối với học sinh .59
    2.3. Bạn bè đối với học sinh 59
    3. Hạn chế của nghiên cứu .59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .61
    Tài liệu bằng tiếng Việt .61
    Tài liệu tiếng Anh 62
    PHỤ LỤC 64
    1. BẢNG CÂU HỎI .64
    2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 68
    3. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY .69
    4. PHÂN TÍCH CFA LẦN CUỐI 72
    5. CHẠY SEM LẦN 2 VÀ 3 73
    6. PHÂN TÍCH ANOVA THANG ĐO 76

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận nằm trong tổng thể
    cấu trúc của hoạt động giáo dục, góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện
    cho học sinh. Kết quả của hoạt động GDHN không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với
    sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân mỗi
    cá nhân học sinh. Mục đích của hoạt động GDHN nhằm trang bị cho học sinh những
    kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn
    nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
    Theo số liệu khảo sát của Trung tâm tư vấn hướng nghiệp thuộc trường đại học
    Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Hà Nội vào 2005 có hơn 50% số
    sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ không lựa chọn được ngành nghề phù hợp với
    năng lực của bản thân. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các sinh viên
    không có đam mê, gắn bó với nghề nghiệp của bản thân, qua đó sẽ có những ảnh
    hưởng đến cuộc sống của chính các sinh viên và sự phát triển của xã hội. Nhận thấy
    được vai trò quan trọng của hoạt động GDHN đối với học sinh THPT, Đảng và Nhà
    nước đã đưa ra nhiều chính sách chỉ đạo liên quan đến vấn đề này. Trong Nghị quyết
    hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “
    Tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc học phổ thông”.
    Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24 Luật giáo dục: “ Nội dung giáo dục phổ
    thông là phải đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông, toàn diện, cơ bản và hướng
    nghiệp .”. Trong nội dung của Điều 27 Luật giáo dục cũng quy định rõ: “Giáo dục
    THPT nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng
    nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực các nhân và lựa chọn hướng phát triển". Tiếp
    theo là chỉ thị 33/2003 ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc
    đẩy mạnh công tác sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Hiện
    nay, tại các trường phổ thông hoạt động GDHN đã được đưa vào chương trình giảng
    dạy từ năm 2006 với nhiều nội dung và hình thức phong phú, nhằm trang bị cho học
    sinh những kiến thức cần thiết. Từ đó giúp học sinh có thể đưa ra quyết định chọn
    nghề đúng đắn vừa phù hợp với năng lực của bản thân vừa đáp ứng được nhu cầu phát
    triển của xã hội.
    Ở một số nước trên thế giới lịch sử phát triển của hoạt động DGHN đã được
    phát triển từ khá lâu đời. Ở Pháp, vào năm 1849 đã xuất hiện cuốn sách "Hướng dẫn
    lựa chọn nghề". Năm 1883 ở Mỹ, nhà tâm lý học Ph. Ganton đã trình bày công trình
    thử nghiệm (Test) với mục đích lựa chọn nghề. Vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Pháp,
    Thụy Điển đã xuất hiện các cơ sở dịch vụ hướng nghiệp.
    Trên thế gới đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về các nhân tố
    ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh: Theo nghiên cứu của tác giả D.W.
    Chapman (1981) và nhóm tác giả Hossler và Gallagher và tác giả Bromley H.
    Kniveton đều cho rằng gia đình có ảnh hưởng mạnh đến việc chọn nghề của học sinh.
    Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Bromley H. Kniveton (2008) cho thấy
    công việc của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh.
    Cũng theo nhóm tác giả Hossler và Gallaghel từ bạn bè cũng có ảnh hưởng
    mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh. Tác giả Bromley H. Kniveton đưa ra
    kết luận cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và ảnh hưởng
    trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Nhóm tác giả
    Cuzzocrea Francesca, Larcan Rosalba, Murdaca Anna Maria (2012) nghiên cứu nhân
    tố chọn nghề của học sinh theo học các cấp học.
    Tác giả Julie và cộng sự (1999) cho rằng việc chọn nghề của học sinh là một
    tiến trình bao gồm những kỳ vọng về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Trong
    nghiên cứu của tác giả Jae Yup Jung (2009) có trích dẫn nội dung thuyết hành động
    hợp lý của Greve (2001) và Westaby (2005) về mối tương quan giữa niềm tin, suy
    nghĩ dẫn đến lựa chọn hành vi.
    Tiếp thu xu hướng phát triển từ nền giáo dục của các nước trên thế giới, ở Việt
    Nam giáo dục hướng nghiệp cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
    của các nhà nghiên cứu khoa học và toàn xã hội. Có nhiều công trình nghiên cứu liên
    quan đến đề tài giáo dục hướng nghiệp, trong đó phải kể đến GS. Phạm Tất Dong ông
    đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn của giáo dục hướng nghiệp,
    ngoài ra tác giả cũng đi vào tìm hiểu nhu cầu và động cơ nghề nghiệp để từ đó đưa ra
    những phương pháp giáo dục hướng nghiệp phù hợp. Giáo sư Nguyễn Văn Hộ cũng có
    nhiều đóng góp trong lĩnh vực GDHN, ông là người xây dựng các luận chứng cho hệ
    thống GDHN trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
    Một số công trình của các tác giả trong nước như: nhóm tác giả Trần Văn Quý
    và Cao Hào Thi (2009) đưa ra năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại
    học của các em học sinh. Trong đề tài nghiên cứu của TS. Huỳnh Văn Sơn về hiệu quả
    hướng nghiệp. Tác giả Ngô Tăng Tuấn đã nghiên cứu đề tài (8/2008) về các biện pháp
    quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN.
    Như vậy, các công trình nghiên cứu về đề tài GDHN của các tác giả trong nước
    và ngoài nước đã chỉ rõ vai trò, phản ánh thực trạng của hoạt động hướng nghiệp và
    đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh.
    Qua những trải nghiệm từ thực tế giảng dạy trong nhà trường phổ thông, cùng
    với những trải nghiệm của bản thân, tác giả nhận thấy học sinh lớp 12 gặp rất nhiều
    khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề khi làm hồ sơ dự thi vào các trường cao
    đẳng, đại học. Vì vậy, với mong muốn có thể góp phần giúp các học sinh vượt qua
    những khó khăn này tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Định hướng nghề
    nghiệp: ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12
    ” và thực
    hiện nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu tập trung
    vào tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của yếu tố gia đình, bạn bè, nhà trường đến
    quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh khối 12. Qua đó có thể đưa ra những gợi
    ý đề xuất trong việc xây dựng những chương trình hành động phù hợp với việc định
    hướng nghề nghiệp cho học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...