Luận Văn Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý Do chọn đề tài
    1.1. Những biến đổi xã hội nhờ công cuộc đổi mới đất nước và quá trình hội nhập thế giới đã và
    đang tác động mạnh mẽ đến từng cá nhân, từng cộng đồng và diễn ra trong toàn bộ đời sống xã
    hội. Những biến đổi xã hội này dẫn đến những thay đổi về giá trị, định hướng giá trị nói chung,
    định hướng giá trị nhân cách nói riêng.
    1.2. Thế hệ trẻ là nguồn nhân lực đầy tiềm năng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    Những giá trị làm người, những giá trị nhân cách mà thế hệ trẻ hướng đến sẽ phần nào phác thảo
    mô hình con người của xã hội tương lai. Mô hình này có đáp ứng được với yếu cầu của sự
    nghiệp CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh mới hay không là mối quan tâm không chỉ của công
    tác giáo dục mà của toàn xã hội.
    1.3. Tuổi học sinh THPT là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, được đặc trưng bởi
    “ngưỡng” bước vào giai đoạn trưởng thành về thể chất, xúc cảm và phát triển năng lực xã hội.
    Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình xã hội hoá ban đầu mà một trong những đặc điểm
    quan trọng là sự hình thành và dần dần ổn định của thế giới quan, hệ giỏ trị, thang giỏ trị và định
    hướng giá trị. Giúp các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện phải bắt đầu từ việc hỡnh
    thành định hướng giá trị nhân cách phự hợp.
    1.4. Việc tìm hiểu định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT thể hiện trong hoạt động học
    tập, trong quan hệ với bản thân, trong quan hệ với người khác, và tìm hiểu những yếu tố tác động
    đến định hướng giá trị nhân cách của các em cú thể tham vấn, giúp các em củng cố và phát triển
    định hướng giá trị nhân cách phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội là cấp bỏch và cần thiết trong
    giai đoạn hiện nay.
    Xuất phát từ tính cấp thiết về lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
    “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    2.1. Phát hiện thực trạng định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT và các yếu tố tác
    động đến định huớng giá trị nhân cách này.
    2.2. Đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc giáo dục định hướng giá trị nhân cách cho học
    sinh THPT ở nước ta hiện nay.
    3. Giả thuyết khoa học
    3.1. Định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT được thể hiện trong hoạt động học tập,
    trong quan hệ với bản thân, trong quan hệ với người khác, nhưng rõ nét nhất là ở hoạt động học
    tập. Các mặt biểu hiện của định hướng giá trị nhân cách ở học sinh THPT có mối tương quan
    chặt chẽ với nhau.
    3.2. Định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (giáo
    dục gia đình, quan điểm sống, hoạt động tập thể - hoạt động xã hội và nhóm bạn bè .), trong
    đó yếu tố giáo dục gia đình có ảnh hưởng mạnh nhất.
    3.3. Không có sự khác biệt trong biểu hiện định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT
    theo giới tính và khối lớp nhưng có sự khác biệt nhất định khi so sánh theo địa dư.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị nhân cách như: các khái niệm, biểu hiện của
    định hướng giá trị nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nhân cách của
    học sinh THPT.
    4.2. Khảo sát thực trạng định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT biểu hiện trong hoạt
    động học tập, trong quan hệ với bản thân, trong quan hệ với người khác, những yếu tố ảnh
    hưởng đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT hiện nay.
    -2
    4
    2
    4.3. Đề xuất một số kiến nghị với gia đình, nhà trường, đoàn thể và xã hội về giáo dục định
    hướng giá trị nhân cách cho học sinh THPT.
    5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    5.1. Đối tượng nghiên cứu
    Định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT.
    5.2. Khách thể nghiên cứu
    Tổng số khách thể khảo sát: 729 người, gồm:
    a. Học sinh trung học phổ thông: 709 học sinh THPT, trong đó:
    - Khảo sát thử để phát hiện các đinh hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT: 200 học
    sinh.
    - Khảo sát chính thức: 509 học sinh, trong 509 học sinh có 503 học sinh điều tra định lượng
    và 6 học sinh trong phỏng vấn sâu trường hợp. Trong đó, có 237 nam học sinh THPT, 266 nữ
    học sinh THPT; có 181 học sinh khối 10; có 152 học sinh khối 11, có 170 học sinh khối 12; có
    245 học sinh THPT Hà Nội , có 258 học sinh THPT Tuyên Quang
    b. Giáo viên, phụ huynh, cán bộ đoàn: 20 người (5 giáo viên chủ nhiệm lớp; 5 giáo viên bộ
    môn; 5 phụ huynh học sinh; 5 cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
    6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
    Định hướng giá trị nhân cách là vấn đề rất phức tạp. Do vậy, trong phần nghiên cứu thực
    trạng luận án chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh sau:
    1) Phát hiện thực trạng định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT.
    2) Tìm hiểu định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT qua ba chiều cạnh trong
    hoạt động học tập, trong quan hệ với bản thân và trong quan hệ với người khác. Tìm hiểu
    mối quan hệ giữa ba mặt biểu hiện này.
    3) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT
    như: giáo dục gia đình; hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; quan điểm sống; nhóm bạn bè;
    nhận thức về mục tiêu cuộc sống.
    6.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu
    Đề tài được tiến hành tại địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Tuyên Quang. Hà Nội là thành phố
    lớn, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn rất
    khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Luận án sẽ xem xét liệu môi trường sống có ảnh
    hưởng đến mức nào đến việc hình thành định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên một số cơ sở phương pháp luận cơ bản sau:
    1) Nguyên tắc tiếp cận hoạt động -giá trị-nhân cách;
    2) Nguyên tắc tiếp cận hệ thống.
    7.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể
    (sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2)
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản.
    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
    - Phương pháp phỏng vấn sâu.
    - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
    - Phương pháp thống kê toán học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...