Thạc Sĩ định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh



    MỞ ĐẦU



    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI



    Khi xem xét và đánh giá về con người nói chung hay về nhân cách nói riêng, chúng

    ta không thể bỏ qua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trị sẽ phản ánh nhu

    cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích và cho là quý giá. Định

    hướng giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người, bởi vì con người thường hướng vào

    một loạt giá trị để xác định lối sống cho riêng mình. Biết được định hướng giá trị của con

    người là biết được thái độ, hành vi của họ và sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong

    quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động.

    Giá trị và định hướng giá trị luôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn về nhân cách sống

    của mỗi con người. Từ đại hội lần thứ VIII, Đảng đã đề xuất “xây dựng con người Việt nam

    về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực

    xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].

    Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp những nội

    dung phát biểu được đề cập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thế kỷ XXI”, “sự biến đổi”,

    “sự khủng hoảng giá trị”, “sự quay về với những giá trị truyền thống” [63, tr.21]. Có thể nói

    việc tìm hiểu giá trị và định hướng giá trị đang là vấn đề có tính toàn cầu, là nhu cầu cấp

    bách của mỗi quốc gia, nhất ở các nước đang phát triển.

    Tại Việt nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan tâm

    rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để cùng hoà nhập

    với thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức,

    quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp

    và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con

    người đón nhận, tìm kiếm, nhưng dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu

    cực của sự phát triển - sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa sự

    phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông

    minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung. Trong

    một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa

    thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản

    đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là

    năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất. Hiện nay, hơn 1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và

    Cao đẳng trên cả nước, họ là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động có trình

    độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất

    nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trị trong cuộc sống một

    cách hài hoà, phù hợp để có lối sống lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp

    các ngành có liên quan.

    Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang

    có hơn 334.797 sinh viên theo học, họ được thụ hưởng sự phát triển năng động và các

    phong trào đổi mới của thành phố nhưng cũng đang bị thử thách không ít về đạo đức, lối

    sống. Những năm gần đây, một số vấn đề trong lối sống của sinh viên tại TP.HCM được

    báo chí đề cập nhiều và dư luận xã hội rất quan tâm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên,

    việc nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là động cơ

    thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên trong cuộc sống? Dưới góc độ Tâm lý

    học, đó là định hướng giá trị lối sống.

    Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải đặt

    trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải tạo được sự

    chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống

    văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sự quan tâm đến những thay đổi trong lối sống

    của sinh viên ở vào thời điểm hiện nay tại địa bàn TP.HCM, đặc biệt về mặt định hướng giá

    trị lối sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Thực trạng định hướng giá trị lối sống

    sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM”.



    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


    Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên ở một số

    trường đại học tại TP.HCM hiện nay; nguyên nhân của thực trạng này, trên cơ sở đó đề xuất

    một số biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.


    3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI


    Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải thực

    hiện như sau:


    3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: giá trị, định hướng giá trị,

    lối sống, lối sống sinh viên, định hướng giá trị lối sống, định hướng giá trị lối sống sinh

    viên.


    3.2. Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại

    học tại TP.HCM. So sánh thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo: giới

    tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình.


    3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống

    sinh viên.


    3.4. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên trên

    cơ sở đó có những biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.


    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU


    4.1. Đối tượng nghiên cứu


    Thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên


    4.2. Khách thể nghiên cứu


     Sinh viên thuộc năm thứ I và năm IV tại 3 trường đại học trên địa bàn

    TP.HCM, năm học 2006-2007:

    - Trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) TP.HCM

    - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) TP.HCM

    - Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) TP.HCM

    Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 3 trường và phát phiếu tập trung có hướng

    dẫn. Tổng số phiếu thu về là 611 phiếu, trong đó có 12 phiếu phải loại bỏ vì không đạt yêu

    cầu. Như vậy, tổng số phiếu đưa vào xử lý là 599 phịếu và được phân bố như sau:

    Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, trường học, năm học,

    khu vực và điều kiện kinh tế gia đình

    Giới tính Trường học Năm học Khu vực

    Điều kiện kinh tế

    gia đình

    Nam Nữ SP

    SP

    KT

    BK I IV

    TP

    HCM

    Tỉnh

    Khó

    khăn

    Trung

    bình

    Khá

    367 232 202 200 197 302 297 112 487 91 439 69

    599 599 599 599 599



    Phương thức xác định các nhóm sinh viên khi so sánh:

    - Các nhóm sinh viên theo trường, phái tính, năm học lấy số liệu toàn thể 599 người.

    - Các nhóm sinh viên theo khu vực : 100% sinh viên TPHCM, chọn ngẫu nhiên 25%

    sinh viên Tỉnh để ghép chung. - Các nhóm sinh viên theo điều kiện kinh tế gia đình: 100% sinh viên thuộc nhóm có

    điều kiện kinh tế khó khăn và nhóm có điều kiện kinh tế khá. Chọn ngẫu nhiên 20% sinh

    viên trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình để ghép chung.

     Một số giáo viên tại các trường đại học có sinh viên được nghiên cứu và được xem

    là khách thể nghiên cứu hỗ trợ.


    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


    Đa số sinh viên tại TP.HCM đều định hướng giá trị lối sống đúng đắn. Các sinh viên

    biết chọn lọc một cách hài hòa giữa các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị chính trị -

    pháp luật và giá trị kinh tế. Có sự khác biệt định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo:

    giới tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình. Có nhiều yếu tố ảnh

    hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên, phần lớn do sự tác động của

    các yếu tố bên ngoài xã hội.


    6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


    Lối sống là một phạm trù rất rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con

    người. Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu mặt định hướng giá

    trị lối sống của sinh viên ở một số trường sau:

    - Trường ĐHSP TP.HCM

    - Trường ĐHSPKT TP.HCM

    - Trường ĐHBK TP.HCM

    Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống trong đề tài này tập trung nghiên cứu nhận

    thức, thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị lối sống của sinh viên.

    Từ đó biết được phần nào nhân cách sống của sinh viên tại TP.HCM trong giai đoạn hiện

    nay.


    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu, đề tài được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

    sau:


    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu


    Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ phận,

    từng mặt, theo lịch sử thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Từ đó liên kết các

    thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và

    sâu sắc phù hợp với đề tài nghiên cứu.


    7.2. Phương pháp thực tiễn


    7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi



    Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng định hướng giá trị lối sống và những

    yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh

    viên tại TP.HCM. Bảng câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài.

    Việc xây dựng bảng câu hỏi tiến hành theo 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Dựa vào cơ sở lý luận về định hướng giá trị lối sống sinh viên, người

    nghiên cứu soạn 2 phiếu thăm dò mở:

    - Phiếu thứ nhất: Lấy ý kiến của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại các trường

    đại học tại TP.HCM.

    - Phiếu thứ hai: Lấy ý kiến của sinh viên tại 3 trường đại học: ĐHSP TP.HCM,

    ĐHSPKT TP.HCM, ĐHBK TP.HCM, năm học 2006 – 2007.

    Giai đoạn 2: từ kết quả của hai phiếu thăm dò mở, kết hợp với cơ sở lý luận, người

    nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức gồm 10 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi bao gồm

    nhiều ý (câu hỏi nhỏ).

    Cấu trúc của phiếu điều tra gồm có 5 phần

    Phần I: Khảo sát sự lựa chọn lối sống của sinh viên gồm có:

    Câu 1: Khảo sát sự lựa chọn kiểu lối sống của sinh viên: gồm 15 kiểu lối sống cả tích

    cực lẫn tiêu cực. Mỗi kiểu lối sống được đánh giá theo 5 mức độ: rất phù hợp (4 điểm), phù

    hợp (3 điểm), ít phù hợp (2 điểm), không phù hợp (1 điểm) và hoàn toàn không phù hợp (0

    điểm). Người được hỏi sẽ chọn 1 trong 5 mức phù hợp với họ nhất.

    Câu 2: Khảo sát các kiểu lối sống được giới trẻ quan tâm nhất theo cách xếp hạng

    của sinh viên.

    Phần II: Khảo sát định hướng giá trị lối sống sinh viên:

    Câu 3: Khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của 4 nhóm giá trị lối

    sống. Gồm 40 giá trị chia đều cho 4 nhóm:

    - Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 10

    - Nhóm giá trị đạo đức: từ 11 đến 20

    - Nhóm giá trị chính trị - pháp luật : từ 21 đến 30

    - Nhóm giá trị kinh tế: từ 31 đến 40

    Mỗi giá trị được đánh giá theo 5 mức: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm),

    bình thường (2 điểm), không quan trọng(1 điểm) và hoàn toàn không quan trọng (0 điểm). Câu 4: Khảo sát thái độ của sinh viên về các nhóm giá trị lối sống, gồm 20 nhận định

    chia đều cho 4 nhóm giá trị:

    - Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 5

    - Nhóm giá trị đạo đức: từ 6 đến 10

    - Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: từ 11 đến 15

    - Nhóm giá trị kinh tế: từ 16 đến 20

    Thang thái độ được soạn gồm các nhận định tích cực có xen kẽ các nhận định tiêu

    cực. Người trả lời chọn 1 trong 5 mức độ: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), phân vân (2

    điểm), không đồng ý (1 điểm) và hoàn toàn không đồng ý (0 điểm).Với các câu tiêu cực (*),

    các điểm số được quy đổi ngược lại.

    Câu 5: Khảo sát biểu hiện lối sống sinh viên về các hành vi tích cực, gồm 10 ý, người

    trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ thực hiện các hành vi ấy: rất thường xuyên (4 điểm),

    thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không

    thường xuyên (0 điểm).

    Câu 6: Khảo sát những hành vi tiêu cực còn tồn tại trong lối sống sinh viên, gồm 18 ý

    được đánh giá theo 5 mức độ tương tự như các hành vi tích cực: rất thường xuyên (4 điểm),

    thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không

    thường xuyên (0 điểm).

    Câu 7: Khảo sát xu hướng lựa chọn lối sống trong sinh viên, gồm 10 câu hỏi nhỏ đo

    những biểu hiện của lối sống được chia thành 3 nhóm

    - Về học tập và nghiên cứu khoa học: từ câu 1 đến câu 4

    - Về quan hệ giao tiếp - ứng xử: từ câu 5 đến câu 7

    - Về sinh hoạt cá nhân: từ câu 8 đến câu 10

    Mỗi câu hỏi nhỏ gồm 4 lựa chọn được đánh giá mức độ tích cực từ cao đến thấp,

    người trả lời chọn 1 lựa chọn thích hợp nhất.

    Phần III: Câu 8: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống sinh

    viên, người nghiên cứu đưa ra 30 yếu tố và sắp xếp thành 6 nhóm, người trả lời chọn 1 trong

    5 mức phù hợp nhất: rất nhiều (4 điểm), nhiều (3 điểm), trung bình (2 điểm), không (1

    điểm) và hoàn toàn không (0 điểm).

    Nhóm yếu tố gia đình: từ yếu tố 1 đến yếu tố 5

    Nhóm yếu tố nhà trường: từ yếu tố 6 đến yếu tố 10

    Nhóm yếu tố bạn bè: từ yếu tố 11 đến yếu tố 15 Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: từ yếu tố 16 đến yếu tố 23

    Nhóm yếu tố kinh tế: từ yếu tố 24 đến yếu tố 27

    Nhóm yếu tố cá nhân: từ yếu tố 28 đến yếu tố 30

    Phần IV: Câu 9: khảo sát nguyên nhân của định hướng giá trị lối sống sinh viên, là

    câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.

    Phần V: Câu 10: thu thập các biện pháp giáo dục định hướng giá trị lối sống sinh

    viên, cũng là câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.


    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn


    Với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số giáo viên và sinh

    viên tại các trường Đại học được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về lối sống và sự

    lựa chọn các giá trị lối sống của sinh viên hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ thể,

    sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về thực trạng định hướng giá trị lối

    sống sinh viên.



    7.3. Phương pháp thống kê toán học


    Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê

    được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.



    [​IMG]







     

    Các file đính kèm:

Đang tải...