Tiến Sĩ Định hướng đổi mới cơ cấu đầu tư nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    Mục lục
    Trang
    Lời cam đoan 2
    Danh mục các chữ viết tắt 4
    Danh mục các bảng 5
    Danh mục các hình, biểu đồ 6
    Danh mục các phụ lục 7
    mở đầu 8

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .23
    1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
    sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .23
    1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
    sản xuất nông nghiệp .39
    1.3. Nội dung của Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
    nông thôn 43
    1.4. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
    sản xuất nông nghiệp .48
    1.5. Kinh nghiệm về đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất nông
    nghiệp ở các nước trong khu vực châu á 53

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2005 .64
    2.1. Khái quát quá trình phát triển kinh tế và sản xuất nông nghiệp của Việt
    Nam thời kỳ 1996 - 2005 .64
    2.2. Phân tích thực trạng Đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
    nông nghiệp thời kỳ 1996 -2005 .74
    2.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết .137
    Chương 3: định hướng và giải pháp chủ yếu đổi mới đầu tư phát triển cơ
    sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp từ
    nguồn vốn ngân sách Nhà nước 143
    3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ
    tầng nông nghiệp đến 2020 143
    3.2. Những giải pháp chủ yếu đổi mới đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát
    triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 156
    kết luận và Kiến nghị 192
    Những công trình của tác giả đã công bố 195
    Danh mục Tài liệu tham khảo 196
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2



    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đ% có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế, khu vực nông nghiệp, bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp với gần 80% dân số,có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế - x% hội của cả nước và những bước phát triển khá cao và ổn định. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, thiếu lương thực triền miên đến nay về cơ bản đ% phát triển thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có tỷ suất hEng hoá ngày càng cao; một số mặt hàng xuất khẩu có thị phần khá lớn trong khu vực và thế giới,
    như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, thuỷ sản, đồ mộc, .Đồng thời, đ% hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến, như lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, chè ở Trung du miền núi phía Bắc, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, .Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn có bước phát triển vượt bậc. Đời sống của tuyệt đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện. Nông nghiệp nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần to lớn vào sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế - x% hội của đất nước. Trong những năm tới, ngành nông nghiệp nước ta vẫn phải tiếp tục phát Triển nhanh, phải đổi mới mạnh mẽ về chất lượng; thực thi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và đạt hiệu quả cao của hEng hoá nông lâm sản trên thị trường trong nước và quốc tế.
    Để đạt được mục tiêu đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, yêu cầu bức bách đối với ngEnh nông nghiệp trong những năm tới phải tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống CSHT một cách đồng bộ, hiện đại phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đầu tư CSHT dịch vụ quy mô vừa và nhỏ, hệ thống kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toEn thực phẩm là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng để nông nghiệp, nông thôn nước ta tiếp tục phát triển nhanh với chất lượng và hiệu quả cao hơn, bền vững hơn, có thể ứng phó kịp thời khi có diễn biến thiên tai, dịch bệnh. Trong giai đoạn phát triển vừa qua, Nhà nước đ% có nhiều cố gắng tăng
    mức ngân sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nhưng tỷ trọng rất thấp và liên tục giảm so với các ngành kinh tế khác. Cơ cấu đầu tư chậm được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển của cơ cấu kinh tế mới. Năng lực, phương thức và cơ chế quản lý vốn đầu tư nông nghiệp, cơ cấu đầu tư giữa các lĩnh vực nông lâm thuỷ lợi, cũng như sự phối hợp quản lý trung ương với địa phương trong kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hEng năm còn chưa phù hợp, yếu kém, chưa khắc phục được tình trạng xin, cấp.
    Tất cả những vấn đề trên đang là một những nhân tố làm cản trở quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta theo hướng sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu với năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả cao hơn, bền vững hơn. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích thực trạng ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp tìm ra những giải pháp thích hợp trong xây dựng những chính sách cơ chế nhằm tạo ra động lực mới, huy động mọi nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp,
    nông thôn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết nhất hiện nay. Việc lựa chọn đề tài: "Định hướng đổi mới ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hoá”, làm đề tài luận án nghiên cứu là kịp thời góp một phần trước những đòi hỏi của thực tiễn phát triển sản xuất của nông nghiệp, nông thôn nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...