Báo Cáo định hướng điều chỉnh chính sách nông nghiệp nông thôn của trung quốc trong hội nhập wto

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nông nghiệp nông thôn của Trung Quốc đang phải chịu những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập WTO. Đó là sức ép cạnh tranh mạnh, tình trạng nhiều ngành hàng suy yếu bị đào thải, thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp, bất bình đẳng thu nhập tăng gây ra nguy cơ bất ổn định về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đối phó với những tác động bất lợi của hội nhập, Trung Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp điều chỉnh chính sách trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Những hướng tập trung là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tăng thu nhập cho nông dân; Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nông sản.

    Thời điểm Việt Nam tham gia WTO không còn xa. Để giảm tổn thương không đáng có trong quá trình hội nhập, chúng ta cần có những biện pháp ứng phó thích hợp. Việc xem xét kinh nghiệm của các nước đi trước có thể đem lại những bài học bổ ích để xây dựng chính sách có hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo về điều chỉnh chính sách nông nghiệp nông thôn của Trung Quốc trong hội nhập WTO.


    Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho nông nghiệp Trung quốc. Bước sang giai đoạn mới, thay đổi cơ bản về thương mại nông sản, chính sách nông nghiệp của Trung quốc có những thay đổi mang tính căn bản. Công cuộc điều chỉnh chính sách nông nghiệp Trung Quốc bao gồm những nội dung chính sau:

    ã Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn

    ã Tăng thu nhập cho nông dân

    ã Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nông sản

    Mục tiêu của việc điều chỉnh chính sách này là :

    ã Chuyển nền nông nghiệp từ tăng trưởng theo số lượng sang hướng phát triển theo chất lượng.

    ã Chuyển dịch từ hướng lo cơm ăn áo mặc cho dân sang tăng thu nhập cho dân.

    ã Chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tập trung phát triển lợi ích kinh tế và tạo sự ổn định

    ã Thay đổi từ hướng sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường trong nước sang vươn ra thị trường quốc tế.


    1. Cơ sở để điều chỉnh chính sách nông nghiệp


    Về thực chất, nền nông nghiệp Trung quốc đã bước sang giai đoạn mới đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách nông nghiệp. Việc gia nhập WTO chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình này nhanh hơn. Trong giai đoạn mới, nền nông nghiệp Trung quốc có những đặc điểm sau:

    1.1. Quan hệ cung cầu nông sản thay đổi, chuyển từ nền nông nghiệp thiếu hụt thường xuyên sang cân đối cơ bản về lượng và có dư thừa.

    Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã có bước tăng trưởng đáng kể, nhất là đối với các mặt hàng nông sản cơ bản. Sản xuất lương thực tăng từ 300 triệu tấn (năm l978) lên xấp xỉ 500 triệu tấn hiện nay. Nếu coi mỗi một bước tiến tương ứng với 50 triệu tấn lương thực thì trong giai đoạn qua Trung quốc đã tiến thêm được 4 bước với mức tăng bình quân hàng năm là 2,4%, cao hơn so với mức tăng dân số. Hiện nay, bình quân lương thực đầu người đạt 335kg/ người, cao hơn mức bình quân của thế giới. Các sản phẩm chính khác như bông, dầu thực vật, rau quả, thịt và thuỷ sản đều đứng hàng đầu thế giới về mức bình quân đầu người (bông: 4,2 kg, dầu thực vật: 8,9 kg, quả: 51,2 kg, rau: 336 kg, thịt: 47,9 kg, thuỷ sản: 34,3 kg). Trừ quả, còn lại đều cao hơn mức bình quân thế giới.

    Giai đoạn 1978-2001, thu nhập của nông dân tăng từ 133,6 nhân dân tệ (NDT) lên 2.366 NDT, gấp 5 lần so với năm 1978. Trong thời kỳ này, cùng với sự tăng lên về khối lượng nông sản, đời sống dân cư nông thôn và thành thị cũng cải thiện đáng kể, ngược lại, tỷ trọng chi tiêu dành cho thực phẩm thiết yếu lại giảm dần.

    Sự tăng trưởng bền vững về khối lượng nông sản đã tạo ra sự thay đổi có tính lịch sử trong quan hệ cung cầu. Hiện nay, trong số 118 sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc, trừ dầu cọ, hầu hết cung đã vượt cầu ở mức độ khác nhau. Nếu như trước đây chỉ có một vài sản phẩm sản xuất ra để bán thì nay hầu hết sản xuất ra là để bán. Thị trường hiện nay là của người mua, thay cho thị trường của người bán trước đây.

    1.2. Tăng trưởng nông nghiệp thay đổi từ dựa vào nguồn lực đất đai và lao động chuyển sang dựa vào đầu tư kỹ thuật và vốn:

    Giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 8 và 9, cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc đã có sự thay đổi đáng kể. Mức đóng góp của vốn và công nghệ vào tăng trưởng nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, tốc độ di chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng tăng lên.Trong giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 9, tỷ lệ đóng góp của khoa học kỹ thuật vào tăng trưởng nông nghiệp là 42%, tăng 8% so với kế hoạch lần thứ 8. Lao động nông nghiệp giảm từ 47% vào cuối kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1995) xuống còn 45,5% vào cuối kế hoạch 5 năm lần thứ 9 ( l999) và 43,9% (200 l ).

    Trong 730 triệu lao động, số lao động làm việc tại các thành phố là 239 triệu và gần 200 triệu lao động làm trong các Xí nghiệp hương trấn hoặc ra thành phố tìm việc. Đầu tư từ ngân sách trung ương cho nông nghiệp tăng từ 57,4 tỷ NDT vào năm 1995 lên 108,5 tỷ NDT vào năm 1999. Năm 2002, Ngân sách Nhà nước TW đầu tư cho nông nghiệp khoảng 117,9 tỷ NDT.

    Những thay đổi về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cho thấy phát triển nông nghiệp dựa vào sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động trong bối cảnh hiện nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Thay vào đó, số vốn đầu tư vào nông nghiệp và trình độ xã hội đang dần tăng lên.

    1.3 Chuyển đổi trong hoạt động sản xuất của nông hộ. Hệ thống quản lý nông nghiệp, và thị trường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên:

    Cải cách hướng nông trại ra thị trường mang lại sự thay đổi trong điều hành kinh tế từ phân bổ các nguồn tài nguyên theo kế hoạch sang phân bổ bởi thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Hiện nay, hơn 90% nông sản được điều tiết theo cơ chế thị trường. Hoạt động này không những làm tăng thu nhập cho nông dân mà còn giúp họ điều chỉnh sản xuất, đầu tư một cách linh hoạt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...