Đồ Án Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phần i: đặt vấn đề

    Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Thực hiện nhiệm vụ đó trong những năm qua, nhất là những năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn đẩy tới một bước công nghiệp hoá nước nhà. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá những năm trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chủ quan, đốt nóng giai đoạn chúng ta đã mắc phải một số khuyết điểm sai lầm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và thứ VII đã vạch ra.
    Muốn tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục yếu kém đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất ra đời phù hợp với quan hệ sản xuất mới thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với các yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nôị dung cơ bản của đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước do Đại hội lần thứ VII và VIII của Đảng đề ra. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 ở nước ta có cơ cấu GDP theo ngành là: Tỷ trọng nônh nghiệp khoảng 19-20%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản khoảng 34-35%, tỷ trọng dịch vụ khoảng 45-46%. Để đạt được mục tiêu đề ra trên đây, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mỗi nhóm ngành phải đạt tốc độ tăng trưởng: Nông nghiệp từ 4-4.5%, công nghiệp và xây dựng cơ bản: 14-15% và dịch vụ 12-13% và chung của nền kinh tế là 9-10% một năm. Nhằm tìm kiếm các phương hướng và giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương và nhiệm vụ quan trọng này, đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành và thử nghiệm trong những năm vừa qua. Nhiều ấn phẩm khoa học đã được xuất bản. Qua các nghiên cứu đó, nhiều vấn đề lý luận, quan điểm định hướng đã từng bước được luận giải và làm sáng tỏ, nhiều chính sách, giải pháp .Đã được triển khai và áp dụng trong thực tế. Tuy vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp, mục tiêu, yêu cầu và bước đi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được xem xét gắn mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó của đề tài: “Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực và sự vận dụng vào Việt Nam” tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo của các thầy cô giáo. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, song đây là vấn đề phức tạp, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp đông đảo bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn về ý kiến đóng góp quý báu đó.




    Mục lục

    Phần I: Đặt vấn đề 1
    Phần II: Giải quyết vấn đề 3
    I. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
    1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
    2. Các lý luận chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH - HĐH 4
    3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hoá 7
    II. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta 9
    1. Thực trạng công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
    2. Thực trạng ngành thương mại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
    III. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới15
    Phần III: Kết luận21
    Tài liệu tham khảo23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...