Định hướng chương trình công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2011-07 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Trịnh
    Các thành viên tham gia: GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường; ThS. Đinh Ngọc Bích Khuyên
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2011/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang có chủ trương triển khai một chương trình GDPT mới cho giai đoạn sau 2015 đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc. Các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý GD đưa ra thảo luận và đề cập đến CT mới với những định hướng mới như phát triển GD theo định hướng phát triển NL người học. Theo xu hướng đó, thì việc tổ chức các lĩnh vực GD hay các môn học trong CT GDPT sau 2015 như thế nào là một trong những câu hỏi quan trọng. Các lĩnh vực GD cũng như các môn học hiện nay đáp ứng đến đâu và cần phải có những nhìn nhận như thế nào trong tương lai là một trong những yêu cầu đặt ra và mỗi một chuyên gia, cán bộ nghiên cứu lĩnh vực, môn học cần sớm có những nghiên cứu cụ thể.

    CT GD Công nghệ ở Việt Nam hiện nay với hình thức CT môn Công nghệ, và ở Tiểu học do đặc thù của môn mà có tên gọi là Thủ công, Kĩ thuật, ở THCS và THPT được gọi là môn Công nghệ. Trong quá trình triển khai thực hiện ở nhà trường phổ thông, cùng với các môn học khác, môn Công nghệ đã góp phần vào việc phát triển toàn diện cho các em HS, nhưng qua đó cũng thể hiện những bất cập, những khó khăn, và những yêu cầu mới trong bối cảnh phát triển về KT-XH, cũng như những phát triển vượt bậc về khoa học, kĩ thuật. Việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về xu hướng phát triển CT môn Công nghệ cũng được đặt ra, đã và đang được nghiên cứu. Nhưng cần có những đề xuất đáng kể định hướng cho CT môn Công nghệ trong tương lai về các vấn đề như nội dung, mục tiêu, cách thức đưa vào các cấp học .

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xác lập định hướng CT Công nghệ trong CT GDPT Việt Nam sau 2015, trên cơ sở đó đề xuất những hình dung ban đầu về hình thức, mục tiêu, nội dung môn Công nghệ trong các cấp học trong CT GDPT sau 2015.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài đã xác định một số khái niệm cơ bản: công nghệ, CT giáo dục, GD công nghệ trong nhà trường phổ thông; tìm hiểu lịch sử phát triển CT Công nghệ ở phổ thông của Việt Nam và một số đặc điểm của CT Công nghệ trong CT GDPT hiện hành.

    Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và một số đặc điểm của CT Công nghệ của một số nước trên thế giới; từ đó xác định một số định hướng cho CT Công nghệ từ dự thảo Đề án đổi mới CT, SGK GDPT sau 2015; đề xuất phương hướng phát triển CT môn Công nghệ trong CT GDPT sau 2015; và có những hình dung ban đầu về hình thức, mục tiêu, nội dung CT Công nghệ trong các cấp học trong CT GDPT Việt Nam sau 2015.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nhóm nghiên cứu xem xét lịch sử phát triển CT môn Công nghệ từ sau năm 1945 đến nay, đồng thời đối chiếu với nội dung CT môn Công nghệ hiện hành.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm, và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Xác định một số khái niệm cơ bản
    1.1. Khái niệm công nghệ và GD công nghệ trong nhà trường phổ thông
    1.2. Khái niệm về CT và CT công nghệ ở phổ thông
    1.3. Những vấn đề đặt ra trong định hướng phát triển CT môn Công nghệ ở phổ thông

    Chương 2: Lịch sử phát triển CT môn Công nghệ ở phổ thông của Việt Nam
    2.1. Tổng quan về những thay đổi trong lịch sử phát triển CT môn Công nghệ ở phổ thông của Việt Nam qua các giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay
    2.2. Những bài học kinh nghiệm qua việc phân tích lịch sử phát triển CT môn Công nghệ ở phổ thông của Việt Nam
    2.3. Những đề xuất cho việc xây dựng CT môn Công nghệ ở phổ thông sau 2015

    Chương 3: Một số đặc điểm của CT Công nghệ trong CT phổ thông hiện hành ở Việt Nam

    Chương 4: Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng CT Công nghệ của một số nước trên thế giới

    4.1. Môn học Công nghệ trong CT GDPT của một số nước
    4.2. Một số định hướng cho CT môn Công nghệ trong CT GDPT của một số nước
    4.3. Tham khảo CT Công nghệ theo NL của New Zealand và Canada (Quesbec)

    Chương 5: CT Công nghệ theo định hướng trong đề án CT GDPT sau 2015

    Chương 6: Đề xuất phương hướng phát triển CT môn Công nghệ của Việt Nam sau 2015
    6.1. Các định hướng chính phát triển CT môn Công nghệ ở phổ thông sau 2015
    6.2. Một số hình dung ban đầu đối với CT Công nghệ trong CT GDPT Việt Nam sau 2015

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã hệ thống những khái niệm liên quan đến đề tài trong đó có khái niệm công nghệ, giáo dục công nghệ trong nhà trường phổ thông, từ đó xác định các vấn đề liên quan đến CT, CT môn Công nghệ và các vấn đề đặt ra trong định hướng phát triển CT môn Công nghệ ở phổ thông sau 2015; Nghiên cứu lịch sử phát triển CT Công nghệ ở phổ thông của Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay và phân tích một số đặc điểm của CT Công nghệ trong CT GDPT hiện hành; Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, hồi cứu các tư liệu về CT và phát triển CT môn Công nghệ ở một số nước.

    Nhóm nghiên cứu đã phân tích 6 quan điểm cơ bản về đổi mới CT và 9 định hướng chính trong xây dựng và triển khai CT sau 2015, tập trung vào 6 định hướng cho CT môn học từ đó đề xuất các định hướng cho CT môn Công nghệ sau 2015; Đề xuất các định hướng chính xây dựng CT Công nghệ sau 2015 theo hướng phát triển năng lực, trong đó xác định các năng lực chuyên biệt của môn học Công nghệ; và đưa ra một số hình dung ban đầu đối với CT Công nghệ trong CT GDPT Việt Nam sau 2015.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Nhóm nghiên cứu dự định sẽ phát triển đề tài nghiên cứu tiếp theo như sau: Nghiên cứu cụ thể về các NL chuyên biệt môn Công nghệ, vận dụng trong xây dựng chuẩn môn Công nghệ sau từng cấp học, trong dạy học và kiểm tra đánh giá ở mỗi giai đoạn học tập cho giai đoạn sau 2015; nghiên cứu xây dựng văn bản Danh mục các thiết bị bộ môn Công nghệ mới đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn sau 2015.

    Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị như sau: 1/Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng và ban hành CTGDPT trong đó có CT Công nghệ; 2/Địa phương quản lý, giám sát, điều chỉnh một phần nội dung CT theo tinh thần trên và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GD; 3/Đa dạng hóa về tài liệu dạy học; 4/Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch đào tạo GV môn Công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển NL của HS, định biên cho GV Công nghệ và đồng thời huy động GV của các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề tham gia giảng dạy để chia sẻ bớt gánh nặng của nhà trường Phổ thông; 5/Quản lí CT: cần phân cấp mạnh hơn cho địa phương; cho phép nhà trường chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện CT.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...