Báo Cáo Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 5555

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương I: GIỚI THIỆU 4

    I. Cơ sở hình thành đề tài 4

    II. Mục tiêu nghiên cứu 4

    1. Mục tiêu chung 4

    2. Mục tiêu cụ thể 4

    III. Phạm vi nghiên cứu 5

    IV. Phương pháp nghiên cứu 5

    V. Ý nghĩa nghiên cứu 5

    Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

    I. Tổng quan về thương hiệu 6

    1. Quan niệm về thương hiệu 6

    2. Đặc điểm của thương hiệu 6

    3. Yếu tố cấu thành nên thương hiệu 7

    3.1. Phần đọc được 7

    3.1.1. Tên gọi 7

    3.1.2. Slogan 7

    3.2. Phần không đọc được 8

    3.2.1. Logo 8

    3.2.2. Màu sắc của logo, bao bì 9

    3.2.3. Bao bì 9

    3.2.4. Tem, nhãn 10

    3.2.5. Mã vạch 10

    3.2.6. Đoạn nhạc 11

    4. Vai trò của thương hiệu 11

    4.1. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp 11

    4.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng 11

    5. Giá trị của thương hiệu 12

    5.1. Sự nhận biết thương hiệu 12

    5.2. Chất lượng cảm nhận vượt trội 13

    5.3. Sự liên tưởng thương hiệu 13

    5.4. Sự trung thành thương hiệu 13

    5.5. Những giá trị thương hiệu khác 13

    II. Mô hình nghiên cứu 13

    III. Các định nghĩa liên quan đến thương hiệu 14

    1. Giá trị thương hiệu 14

    2. Định vị thương hiệu 14

    3. Sự nhận biết thương hiệu 14

    4. Mở rộng thương hiệu 14

    5. Lời hứa thương hiệu 14

    6. Tài sản thương hiệu 14

    7. Tầm nhìn thương hiệu 15

    8. Kiến trúc thương hiệu 15

    9. Sứ mạng thương hiệu 15

    3.10 Hợp tác thương hiệu 15

    Chương III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV BGK 55555 16

    I. Giới thiệu tổng quan về công ty 16

    1. Hoàn cảnh ra đời 16

    2. Quá trình hình thành 16

    3. Địa điểm thành lập 16

    4. Những thông tin khác về công ty 17

    5. Lĩnh vực kinh doanh 17

    6. Thị trường tiêu thụ và khách hàng 17

    II. Tình hình hoạt động 17

    III. Qui trình làm mắm 17

    VI. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 19

    1. Thuận lợi 19

    2. Khó khăn 19

    Chương IV: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TH 20

    I. Nhận thức về thương hiệu và chiến lược phát triển TH tại công ty 20

    1. Nhận thức về thương hiệu của công ty 20

    2. Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty 20

    II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty 20

    1. Thực trạng về kiến trúc thương hiệu 20

    1.1. Tên thương hiệu 20

    1.2. Logo và biểu tượng đặc trưng 20

    1.3. Sologan 21

    1.4. Đoạn nhạc 21

    1.5. Bao bì sản phẩm 21

    1.6. Chiến lược quảng bá 22

    2. Thực trạng phát triển thương hiệu trong năm vừa qua 22

    Chương V: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 23

    I. Phân tích thị trường 23

    1. Phân tích thương hiệu cạnh tranh 23

    2. Phân tích thị trường kinh doanh 23

    2.1. Thị trường mục tiêu 23

    2.2. Khách hàng mục tiêu 23

    II. Phân tích SWOT 24

    1. Điểm mạnh 24

    2. Điểm yếu 24

    3. Cơ hội 24

    4. Nguy cơ 24

    5. Sơ đồ SWOT 24

    5.1. Chiến lược phát triển sản phẩm 25

    5.2. Chiến lược phát triển thị trường 25

    5.3. Chiến lược HĐH công nghệ - đào tạo nguồn nhân lực 25

    5.4. Chiến lược liên kết 25

    6. Kết luận – kiến nghị 25

    III. Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu 26

    1. Nguồn nguyên liệu 26

    2. Nguồn lao động 26

    3. Nguồn tài chính 26

    4. Kiến trúc thương hiệu 27

    5. Các hoạt động truyền thông 27

    Chương VI: KẾT LUẬN 29


    Chương I: GIỚI THIỆU

    1. Cơ sở hình thành đề tài:

    Ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ “Mắm” được xem là một trong những thực phẩm quen thuộc và đặc trưng đối với người dân bản địa nơi đây, đặc biệt là ở Thị Xã Châu Đốc – Tỉnh An Giang. Khi gọi Châu Đốc là vương quốc mắm quả không sai bởi vì làng nghề này đã được hình thành ở đây khá lâu mặt khác đây còn là nơi sản xuất các loại mắm cá hàng đầu miền nam với số lượng thành phẩm hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, chúng ta có thể thấy chỉ ở Châu Đốc mắm mới thể hiện hết sự phong phú của loại thực phẩm độc đáo này, nó không chỉ phong phú về mặt chủng loại mà còn phong phú về cả mùi vị và có lẽ chính vì thế mà mắm đã dần trở thành một sản phẩm “độc chiêu” của Thị Xã Châu Đốc, hàng năm đóng góp được hàng tỉ đồng vào ngân sách của thị xã. Hiện nay ở Châu Đốc có rất nhiều thương hiệu cũng như nhiều công ty, cơ sở sản xuất và kinh doanh mắm nổi tiếng như: bà Giáo Khỏe 55555, cô Tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh, bà Giáo Thảo . Trong đó, đặc biệt phải kể đến thương hiệu Mắm bà Giáo Khỏe 55555 bởi đây là một những thương hiệu gia truyền đã có từ rất lâu đời, mặc khác đây còn là một trong những thương hiệu hàng đầu của tỉnh An Giang.

    Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua cho thấy hiện nay thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi những thương hiệu mắm nổi tiếng khác ở trong nước chẳng hạn như: Cô Tư Ấu, bà Giáo Thảo Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho thương hiệu này là phải làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những thương hiệu khác? Và thực tế cho thấy chỉ có nâng cao giá trị của thương hiệu mới là biện pháp để giải quyết được vấn đề này. Nhưng có thể nhận định rằng việc phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu lên một tầm cao mới không phải là chuyện một sớm một chiều mà đó là cả một sự chuẩn bị kĩ lưỡng, toàn vẹn về mặt. Do đó đòi hỏi cần có một định hướng chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý để đưa thương hiệu này ngày càng phát triển hơn nữa và đây cũng chính là lý do hình thành nên đề tài “Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 Châu Đốc – An Giang trong năm 2010”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    2.1. Mục tiêu chung:

    Hiện nay có thể nhận thấy thương hiệu này đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các thương hiệu khác trên thị trường, mặc khác tên tuổi cũng dần dần bị phai mờ do sự xuất hiện hàng loạt các mặt hàng có nhãn hàng gần giống với tên thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555. Chính vì vậy mục tiêu tổng quát hiện nay là cần phải có một chiến lược phát triển thương hiệu cho thương hiệu này để nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của thương hiệu này đối với các thương hiệu khác trên thị trường.

    2.2. Mục tiêu cụ thể:




    - Phân tích thị trường và môi trường kinh doanh hiện tại, tìm ra những điểm mạnh, yếu của thương hiệu này. Từ đó phát huy điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    - Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu trong năm 2009 sau đó đưa ra định hướng chiến lược phát cho thương hiệu vào năm 2010.

    3. Phạm vi nghiên cứu:

    - Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Bà Giáo Khỏe 55555 ở Thị Xã Châu Đốc.

    - Thời gian nghiên cứu: đánh giá lại thực trạng xây dựng thương hiệu trong năm 2009 của công ty từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty trong năm 2010.

    - Không gian nghiên cứu: trong phạm vi địa bàn Thị Xã Châu Đốc.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    - Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực diện nghĩa là thu thập những thông tin, số liệu cần thiết liên quan từ công ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 ở Thị Xã Châu Đốc thông qua trao đổi trực tiếp với GĐ công ty. Bên cạnh đó còn thu thập thêm những thông tin từ các phương tiện truyền thông: sách, internet để phục vụ tốt cho đề tài nghiên cứu.

    - Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đưa ra những chiến lược phát triển thích hợp.

    5. Ý nghĩa của nghiên cứu:

    Kết quả nghiên cứu đề tài đem lại những ý nghĩa sau đây:

    Đối với cơ sở:

    - Giúp cho công ty nhận thức được tầm quan trọng của giá trị thương hiệu.

    - Giúp công ty thấy được những mặt nào đã làm được và những mặc nào chưa làm được để có thể khắc phục và phát triển ngày càng tốt hơn cho thương hiệu mình.

    - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai bằng sự khẳng định thương hiệu, bên cạnh đó giúp cho công ty có khả năng tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm mang thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555.

    Đối với nhà nghiên cứu:

    - Rút ra được những bài học kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng và phát triển một thương hiệu.

    - Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của giá trị thương hiệu

    Đối với khách hàng:

    Giúp người tiêu dùng biết rõ hơn về thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 từ đó yên tâm hơn trong việc sử dụng sản phẩm mang tên thương hiệu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...