Báo Cáo Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hoá bền vững tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ
    BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM TỪ SAU 1990 ĐẾN NAY


    Phát triển bền vững (PTBV) đã được thế giới tiếp nhận và từng bước thực
    hiện từ hơn 30 năm trước đây. Tuy nhiên mức độ phát triển đô thị bền vững phụ
    thuộc vào tỷ lệ đô thị hóa của từng quốc gia. Đối với các nước công nghiệp phát
    triển ở mức độ cao như Tây Âu, Mỹ, Nhật v.v tỷ lệ dân tập trung ở các đô thị
    đạt trên 80% thì xây dựng phát triển đô thị đã đi vào ổn định và từng bước đáp
    ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững đô thị.
    Ở Việt Nam, trong hơn 10 năm từ 1991 đến nay, dân số đô thị có sự tăng
    trưởng tương đối ổn định ở mức thấp, tỷ lệ dân số cố định tăng từ 17% năm
    1990 lên 23,45% năm 1999, hơn 24% năm 2002 và gần 26% năm 2004 [1]. Tính
    đến 2004, cả nước đã có 708 đô thị, phân loại thành 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô
    thị loại I, 14 đô thị loại II, 20 đô thị loại III, 52 đô thị loại IV và 618 đô thị loại
    V. Trong đó 5 đô thị trực thuộc Trung ương, 82 thành phố thị xã thuộc Tỉnh, và
    621 thị trấn [2].
    Trên bình diện rộng các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng,
    dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn (ví dụ: nhóm di dân có 80% thời gian
    sống ở đô thị đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội có khoảng 10-
    12 vạn và Hồ Chí Minh có 30-35 vạn [2] dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ
    thống hạ tầng cơ sở sẵn có, rồi việc hình thành các khu bần cư quanh đô thị, ô
    nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao trên
    phạm vi rộng. Bên cạnh đó môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu
    được đầu tư phục hồi nâng cấp dẫn đến sự mất cân bằng về tài nguyên ở nhiều
    nơi.
    Nhìn chung phát triển đô thị (PTĐT) và đô thị (ĐT) hoá tại Việt Nam còn
    chưa cân đối (vùng chậm phát triển chiếm đến 82% tổng diện tích đất đô thị
    trong khi chỉ có 18% diện tích thuộc vùng đô thị phát triển [2] ). Tình trạng
    PTĐT và ĐT hoá hiện nay chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương của Vùng, Miền
    và đặc điểm khí hậu và ít nhiều tạo sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Về tài
    chính đô thị cũng chưa kích thích và chưa huy động được sự tham gia của khối
    kinh tế tư nhân và từ cộng đồng do nhận thức về PTĐT và ĐT hoá còn bị hiểu
    sai lệch, nhiều nơi đô thị hoá tạo nên hình ảnh PTĐT lộn xộn thiếu quản lý.
    Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở phần lớn các đô thị Việt
    Nam đều chậm so với phát triển kinh tế - xã hội đô thị. Quy hoạch chung xây
    dựng đô thị đã được lập cho hầu hết các đô thị lớn nhỏ, tuy nhiên quy hoạch
    chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị như cấp nước, thoát nước và xử lý nước
    thải chỉ mới được lập cho một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí
    Minh. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, kinh phí đầu tư chủ
    yếu vẫn trông chờ vào cơ chế cấp phát ngân sách của Nhà nước và chờ đợi vào
    các nguồn tài trợ từ nước ngoài [3]. Quá trình xây dựng các dự án phát triển đô
    thị, đặc biệt các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật diễn ra còn chậm và
    khả năng hội nhập quốc tế chưa cao. Chính vì vậy cho đến nay việc thực hiện
    chiến lược PTĐT và ĐT hoá trên toàn quốc vẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc.

    QUAN ĐIỂM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ BỀN
    VỮNG TẠI VIỆT NAM

    Trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, PTĐT và ĐT hoá BV
    cần thể hiện một cách suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị hoá mà trong
    đó việc xây dựng các đô thị sẽ được tiến hành một cách toàn diện cân đối và
    vững chắc trên cơ sở phát trển kinh tế, duy trì và phát huy những hiểu biết về
    văn hoá xã hội, có ý thức tiết kiệm đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên
    nhiên và có thái độ đúng đắn hữu hiệu với công tác quản lý bảo vệ môi trường.
    PTĐT cần phát huy những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần phối hợp đa ngành, đa
    cấp và cần được xây dựng dựa trên các kế hoạch PTĐT ngắn và dài hạn mà quy
    hoạch xây dựng đô thị (QHXDĐT) được duyệt đã quy định. Đối với từng đô thị
    để tích cực thực hiện vòng tuần hoàn lành mạnh về phát triển kinh tế - xã hội -
    bảo vệ môi trường, từng đô thị cần tập trung xử lý môi trường ô nhiễm, cải thiện
    sinh thái đô thị, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và quản lý được tốc
    độ tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đai đô thị.
    Trên phạm vi toàn quốc sự hình thành và phát triển các đô thị bền vững của
    Việt Nam trong tương lai phải đạt được những yêu cầu sau:
    1. Xác định mức độ đô thị hoá trên toàn quốc cho phù hợp với quy mô dân số,
    động thái chuyển dịch dân cư và chiến lược phân bố lực lượng sản xuất, lực
    lượng lao động và định hình rõ công tác phân loại đô thị theo trình độ của
    tiến trình PTĐT và ĐT hoá BV;
    2. Xác định rõ vai trò các đô thị trong hệ thống đô thị toàn quốc cũng như xác
    định vai trò các đô thị trọng tâm trong các vùng lãnh thổ là các đô thị cấp
    vùng, cấp quốc gia hay cấp quốc tế;
    3. Quy hoạch chiến lược PTĐT và ĐT hoá BV toàn quốc phải được xây dựng
    phù hợp với chương trình đầu tư phát triển đô thị của Chính phủ. Dựa trên
    các chiến lược phát triển liên ngành xác định rõ yêu cầu PTKT-XH, nhu cầu
    sử dụng đất đai, nhu cầu tôn vinh giá trị văn hoá lịch sử và bảo vệ tài nguyên
    thiên nhiên của từng địa phương. Trong đó phải hết sức chú ý gắn kết chặt
    chẽ giữa tổ chức kỹ thuật liên vùng với hạ tầng kỹ thuật từng đô thị và các
    điểm dân cư xung quanh;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...