Chuyên Đề định hướng cải cách thuế giá trị gia tăng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trường, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, việc sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
    1. Về phạm vi, đối tượng chịu thuế
    - Thu hẹp đối tượng không chịu thuế trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước và thực trạng công tác quản lý thuế qua từng thời kỳ.
    - Một số nhóm mặt hàng không chịu thuế:
    + Nhóm các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp của các tổ chức hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất bán ra, bao gồm: sản phẩm nông, lâm, hải sản, muối chưa qua sơ chế; giống vật nuôi và cây trồng của các hộ sản xuất nhỏ có giá trị sản phẩm sản xuất ra thấp hơn ngưỡng nộp thuế tối thiểu.
    Đối với các sản phẩm nêu trên, cho phép đối tượng nộp thuế có quy mô lớn, chấp hành tốt chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán được tự chọn giữa không nộp thuế hoặc nộp thuế để được khấu trừ thuế đầu vào.
    + Các dịch vụ xã hội cần thiết phục vụ chính sách phát triển con người, bao gồm: y tế, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình công cộng.
    + Các dịch vụ phúc lợi xã hội, bao gồm: vệ sinh, thoát nước đường phố, công viên, cây xanh, chiếu sáng công cộng.
    + Nhóm các mặt hàng chuyên dụng phục vụ an ninh quốc phòng được tài trợ từ Ngân sách Nhà nước, bao gồm các loại vũ khí, khí tài chuyên dụng phục vụ an ninh, quốc phòng.
    + Nhóm các mặt hàng không chịu thuế theo thông lệ quốc tế: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người trong tiêu chuẩn miễn thuế; hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất; dịch vụ vận tải quốc tế và hàng hoá dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế.
    2. Về thuế suất
    Thống nhất một mức thuế suất dương (khoảng 10%) để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa phù hợp với mức bình quân chung của các nước trong khu vực và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu.
    3. Về phương pháp tính thuế
    Cải tiến và đi đến thống nhất sử dụng một phương pháp tính thuế khấu trừ để đảm bảo tính nhất quán, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế trong xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của các đối tượng.
    4. Về hoàn thuế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...