Thạc Sĩ Định hướng các giải pháp phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Định hướng các giải pháp phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc đến năm 2015
    Mục lục trang
    Lời nói đầu
    Chương 1: Tổng quan về phát triển kinh tế-thương mại vùng ven
    biển các tỉnh phía Bắc
    1
    1.Vai trò, vị trí của vùng ven biển các tỉnh phía Bắc trong phát triển
    kinh tế-xã hội chung của nước ta
    1
    1.1.Những vấn đề cơ sở về phát triển kinh tế ở vùng ven biển. 1
    1.2.Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của vùng ven biển các tỉnh phía
    Bắc
    5
    1.3.Vị trí, vai trò vùng ven biển các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh
    tế xã hội chung của cả nước và liên kết phát triển liên vùng 6
    2. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội và hoạt động thương mại của
    vùng ven biển các tỉnh phía Bắc: 7
    2.1.Những vấn đề đặc thù trong phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển
    các tỉnh phía Bắc 7
    2.2.Đặc điểm về thị trường vùng ven biển các tỉnh phía Bắc
    10
    2.3.Đặc điểm về phát triển sản phẩm hàng hoá và dịch vụ 11
    2.4.Đặc điểm về phương thức tổ chức hoạt động thương mại 11
    3. Những lợi thế và hạn chế liên quan đến phát triển thương mại vùng
    ven biển các tỉnh phía Bắc : 12
    3.1.Lợi thế và hạn chế về địa lý kinh tế vùng 12
    3.2.Lợi thế và hạn chế liên quan đến nguồn tài nguyên và môi trường
    và nguồn nhân lực cho phát triển thương mại 13
    3.3.Lợi thế và hạn chế liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng 13
    3.4.Môi trường chính sách 14
    4.Kinh nghiệm ở một số nước về phát triển kinh tế thương mại khu
    vực ven biển 14
    Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh
    phía Bắc thời kỳ 1996 - 2003 20
    1.Thực trạng kinh tế xã hội, sản xuất, đầu tư, thương mại và phát triển
    các hình thức thị trường vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 20
    1.1.Tình hình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 20
    a1.2.Thực trạng đầu tư vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 30
    1.3.Thực trạng phát triển thương mại và các hình thức thị trường vùng
    ven biển các tỉnh phía Bắc 31
    1.4.Vai trò tác động của thương mại đến phát triển kinh tế xã hội của
    vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 39
    1.5.Thực trạng phân công và liên kết giữa các tỉnh để bảo đảm tính
    phát triển đồng bộ của vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 47
    2.Thực trạng cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển
    thương mại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 48
    2.1.Tổng quan về hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến phát triển
    thương mại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 48
    2.2.Đánh giá tác động của hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến
    phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 52
    3.Đánh gía chung 52
    3.1.Những mặt tích cực trong phát triển thương mại vùng ven biển các
    tỉnh phía Bắc thời gian qua 52
    3.2.Những tồn tại hạn chế sự đóng góp của thương mại trong khai thác
    tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội vùng 53
    3.3.Đánh giá nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 53
    Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển thương mại của
    vùng ven biển các tỉnh phía Bắc thời kỳ đến năm 2010
    54
    1.Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến phát triển thương mại vùng
    ven biển các tỉnh phía Bắc 54
    1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực 54
    1.2.Yêu cầu phát triển thị trường và cạnh tranh trong điều kiện hội
    nhập
    56
    b 1.3.Nhu cầu liên kết kinh tế vùng 65
    2.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển các tỉnh phía
    Bắc 66
    3.Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển thương mại vùng ven
    biển các tỉnh phía Bắc 76
    3.1.Quan điểm phát triển 76
    3.2.Mục tiêu phát triển 77
    3.3.Định hướng phát triển: 78
    4.Các giải pháp chủ yếu phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh
    phía Bắc 83
    Các giải pháp tạo lập môi trường 83
    Các giải pháp thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại 86
    Các giải pháp phát triển các ngành dịch vụ 89
    Các giải pháp quản lý 90
    Các giải pháp tăng cường khă năng tiếp cận và thâm nhập thị trường
    của các doanh nghiệp vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 92
    Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của
    các doanh nghiệp vùng ven biển các tỉnh phía Bắc 93
    Kết luận và kiến nghị 95
    Tài liệu tham khảo 96
    Phụ lục 97
    cLời nói đầu
    Vùng ven biển là khu vực có lợi thế đặc biệt về thu hút đầu tư, tiếp
    nhận công nghệ, trao đổi hàng hoá, cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu bên
    ngoài và đặc biệt là cửa mở kết nối các khu vực kinh tế nội địa với bên
    ngoài. Phát triển kinh tế ven biển là xu hướng được nhiều quốc gia đặc biệt
    coi trọng. Trong phát triển kinh tế vùng ven biển, vấn đề phát triển thương
    mại dịch vụ cùng với phát triển hạ tầng luôn được coi như một điều kiện tất
    yếu bảo đảm cho sự thành công và duy trì phát triển ổn định.
    Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến phát triển lĩnh vực kinh tế ven
    biển. Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
    theo hướng CNH, HĐH đã đặt cho kinh tế ven biển một vai trò đặc biệt.
    Nhờ có định hướng đúng đắn của Nhà nước ta, trong thời gian qua, khu
    vực ven biển Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá,
    đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước.
    Vùng ven biển phía Bắc nằm trên địa bàn 6 tỉnh, thành có một vị trí
    quan trọng trong dải ven biển Việt Nam. Đây là khu vực ven Vịnh Bắc Bộ,
    một khu vực được dự báo sẽ phát triển cực kỳ sôi động trong thời gian tới
    do các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên và vị trí địa lý. Với những lợi thế như
    vậy, vùng ven biển các tỉnh phía Bắc hoàn toàn có thể đóng vai trò một
    khu vực cửa mở phát triển hướng ngoại của cả nước.Trong những năm
    qua, hoạt động thương mại tại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc đã có
    nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.
    Tuy nhiên sự phát triển này còn chưa tương xứng với tiềm năng của khu
    vực ven biển,đặc biệt môi trường cho sản xuất hàng hoá, phát triển thương
    mại dịch vụ và thu hút đầu tư vẫn thiếu tính hấp dẫn. Tiềm năng và lợi thế
    tự nhiên còn chưa được khai thác tích cực, sản xuất hàng hoá còn gặp
    nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm.
    iNguyên nhân chủ yếu là do vùng ven biển các tỉnh phía Bắc hiện
    được quản lý cắt khúc theo các tỉnh, thành phố. Mỗi tỉnh đặt ra các mục
    tiêu khác nhau trong phát triển chung cũng như phát triển các vùng kinh tế
    của mình, từ đó chính sách phát triển cũng như cơ cấu kinh tế không đồng
    nhất. Thực trạng này khiến vùng ven biển các tỉnh phía Bắc phát triển thiếu
    tính liên kết, không thể trở thành một dải lãnh thổ có mục tiêu, lợi ích
    chung, hạn chế việc khai thác tiềm năng và phát huy vai trò của vùng.
    Cũng do vậy còn thiếu các định hướng và giải pháp hữu hiệu về tầm chiến
    lược để phát triển kinh tế xã hội nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng
    mang tính đặc thù cho vùng.
    Để giải quyết yêu cầu đó, trước mắt cần sớm nghiên cứu một hệ
    thống định hướng và các giải pháp phát triển thương mại phù hợp với yêu
    cầu liên kết phát triển kinh tế xã hội của vùng, trong đó coi trọng các giải
    pháp mang tính đột phá.
    Vì những lý do trên đây việc có một đề tài nghiên cứu về "Định hướng
    và các giải pháp phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh phía Bắc" là
    cần thiết và cấp bách.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    ƒ Làm rõ lợi thế, vị trí, vai trò, đặc điểm của hoạt động thương mại vùng
    ven biển các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước
    ƒ Đánh giá thực trạng phát triển thương mại của vùng ven biển các tỉnh
    phía Bắc1996-2003
    ƒ Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển thương mại vùng ven
    biển các tỉnh phía Bắc đến 2010
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thương mại của vùng ven biển
    các tỉnh phía Bắc đặt trong mối quan hệ chung về kinh tế-xã hội với cả
    nước
    - Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
    + Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn vùng ven biển các tỉnh
    phía Bắc được giới hạn từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá.
    ii+ Nghiên cứu và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển vùng ven
    biển các tỉnh phía Bắc trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại
    dịch vụ và đầu tư
    + Phạm vi thời gian nghiên cứu : thời kỳ 1996-2003 và thời kỳ tới
    2010
    Phương pháp nghiên cứu :
    - Khảo sát thực tế 6 tỉnh trong vùng nghiên cứu
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã

    - Phương pháp chuyên gia
    Nội dung nghiên cứu : gồm 3 phần chính
    Chương 1: Tổng quan về phát triển kinh tế-thương mại vùng ven
    biển các tỉnh phía Bắc
    Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại vùng ven biển các tỉnh
    phía Bắc thời kỳ 1996 – 2003
    Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển thương mại của
    vùng ven biển các tỉnh phía Bắc thời kỳ đến năm 2010
    iii
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...