Báo Cáo Định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con của hộ gia đình cư dân ven biển trong nền kinh tế

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: GIỚI THIỆU

    I.1. Lý do chọn đề tài
    Sau 20 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế xã hội của nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực và ngày càng phát triển, từ đô thị đến nông thôn, từ vùng núi vùng biển đến các ngư dân ngư nghiệp . Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao đặc biệt trong lĩnh vực đời sống xã hội đã mở ra nhiều ngành nghề thu hút nhiều lao dộng tham gia. Tuy nhiên việc lựa chọn bậc học, nghề nghiệp phù hợp với khả năng và năng lực của mỗi các nhân, đặc biệt đối với lứa trẻ, tuổi vẫn đang là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, bởi thực tế số người tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học ra trường tìm được một việc làm nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải. Bên cạnh yếu tố về bậc học, nghề nghiệp đã và đang nhận được xã hội quan tâm thì yếu tố về hôn nhân cũng được quan tâm trong xã hội hiện nay.
    Bởi vậy việc định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho giới trẻ hiện nay là rất cần thiết để sau khi tốt nghiệp, số thanh niên có việc làm đúng với khả năng, năng lực và chuyên môn được đào tạo, tránh tình trạng nhiều ngành thì thiếu lao động, còn nhiều ngành lại thừa lao động, lãng phí thời gian và công đào tạo của Nhà nước. Đòi hỏi chúng ta phải có sự đầu tư và định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân một cách đúng đắn cho giới trẻ trong các hộ gia đình hiện nay.
    Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách và phẩm chất của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trở thành người có nhân cách, phẩm chất tốt, có tri thức, có trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa việc chăm sóc dạy dỗ con cái nên người còn là một nhu cầu cấp thiết, một niềm hạnh phúc của người làm cha làm mẹ. Trong gia đình tình thương đặc biệt sâu sắc của cha mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hóa lớn mà nhà trường và xã hội không thể có được. Chính vì lẽ đó công tác giáo dục định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái trong gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay thế.
    Gia đình còn là môi trường xã hội hóa đầu tiên mà phần lớn các các nhân đều phải trải qua. Do vậy vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái cực kỳ quan trọng. Cha mẹ là người gần gũi với con cái vì vậy vai trò của họ trong quá trình giáo dục, định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái cũng rất cần thiết.
    Như vậy việc giáo dục, định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái của gia đình trong giai đoạn hiện nay không chỉ là các nhà trường mà còn là sự giáo dục tổng hợp từ nhà trường và xã hội. Có như vậy mới tạo nên sự giáo dục liên hoàn trong lĩnh vực giáo dục định hướng cho giới trẻ nói riêng và góp phần trang bị kiến thức về kỹ năng sống nói chung cho thế hệ trẻ thanh niên trong giai đoạn hội nhập. Trước thực tế đặt ra, ở nước ta những năm qua cũng có khá nhiều các nghiên cứu, các bài viết về vấn đề lao động và việc làm, tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố gia đình. Sự định hướng của gia đình tác động trực tiếp đến tương lai nghề nghiệp sau này của con cái trong gia đình. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu này “Định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con của hộ gia đình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Qua khảo sát thực tế tại khu 7,8 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức sự quan tâm của người dân khu phố 7,8 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp , hôn nhân cho con cái của họ với mong muốn được bổ sung đóng góp ý kiến về vấn đề bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân để các chủ nhân tương lai của đất nước khi bước vào độ tuổi lao động đều có những lựa chọn, quyết định đúng đắn để mãi là công dân tốt, có ích cho xã hội. Thực hiện thành công công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước đặt ra.

    I.2 Tổng quan về vấn dê nghiên cứu.
    Lao động, việc làm, nghề nghiệp và hôn nhân là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Mặt kác, khi nghiên cứu vấn đền này, các tác giả thường hay đặt mục tiêu tìm hiểu về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân, về những dự định việc làm nghề nghiệp nói chung, về hiện trạng lao động – việc làm - nghề nghiệp hôn nhân xã hội của giới trẻ.
    Trên bình diện định hướng về bậc học, nghề ngiệp và hôn nhân ở thanh niên, nhiều tác giả đã đặc biệt quan tâm tới đối tượng là những học sinh sắp kết thúc trường THPT, THCN, CĐ - ĐH, những đối tượng trong độ tuổi kết hôn. Các tác giả thường nhấn mạnh giá trị việc làm, bên cạnh những giá trị khác của xã hội mà thanh niên cần hướng tới hay những yếu tố như: nơi làm việc, cơ quan, khu vực làm việc, những tiêu chí hôn nhan và sự hôn nhân,
    Tuy nhiên đề tài của tôi khi thực hiện trên địa bàn khu 7, 8 cư đân ven biển của Phường Cao Xanh – Thành Phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh trong nền kinh tế thị trường hiện nay là tôi muốn tìm ra những quan điểm mới trong nhận thức, xu thế của hộ gia đình có con trong độ tuổi đi học, đang theo học và trong độ tuổi hôn nhân trước sự thay đổi của nền kinh tế đất nước cùng với những yếu tố khác như: khoa học kỹ tuật, thông tin đại chúng đã tác động tới những nhận thức, tư duy của bậc làm cha, làm mẹ đối với con em họ như thế nào? Từ đó đưa ra sự thay đổi lớn nhất là trong tư duy, nhận thức cuuar giới trẻ đối với xã hội và suy nghĩ của họ về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân của mình trong tương lai
    trong những năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến vai trò của gia đình đối với việ Quá trình phát triển kinh tế xã hội c giáo dục và định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái. Nhất là khi nhu cầu xã hội đòi hỏi trình độ học vấn ngày càng cao thì việc đặt ra đối với phần lớn gia đình là làm sao tạo điều kiện cho con cái học tập tốt và vấn đề tìm kiếm việc làm cho mỗi thành viên trong gia đình trong tương lai là vấn đề cần thiết. Điều này xảy ra ở hầu hết các gia đình ở nông thôn, vùng miền biển, vùng cư dân ngư nghiệp đến đô thị với nhiều cách thức, phương pháp cùng với mong muốn riêng. Thực tế đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân của gia đình trong giáo dục con cái hiện nay.
    Ngày nay vấn đề giáo dục định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân thực ra là vấn đề quốc giavà của toàn xã hội nói chung cần quan tâm. Vì vậy để thế hệ trẻ ngày nay cú thể hũa nhập với sự phỏt triển của nhõn loại. ở Việt Nam những năm trước đây nền kinh tế bao cấp tất cả con em đi học được được bao cấp của nhà nước. Khi bước sang nền kinh té thị trường, do sự phát triển của xã hội, số người đi học qúa đông, giáo dục cũng như các quan hệ khác cũng thay đổi. Từ đó dẫn đến hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh, số trẻ em bỏ học gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp ngày cảng tăng, trong khi đó một số nguồn lực lại dư thừa. Cùng với sự phát triển của đất nước thì xu hướng hôn nhân ngày nay cũng có sự đổ vỡ nhiều, tỷ lệ ly hôn cũng tăng lên một cách đáng kể. Chính vì vậy thế hệ trẻ đang đứng trước thử thách lớn làm sao để cho cuộc sống ổn định, để thức đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ hiện nay cần được cha mẹ quan tâm hơn nữa và dẫn dắt trẻ bước vào đời một cách tích cực có hiệu quả trong cuộc sống và tương lai sau này. Đòi hỏi những người làm cha, làm mẹ phải quan tâm hơn nữa đến con em mình, hướng dẫn và dẫn dắt các em từng bước để bước vào đời có những kiến thức và có sự tự tin trong cuộc sỗng với mỗi thời đại mà con người chúng ta đang sống và tồn tại. Vì lẽ đó mà những thế hệ trẻ trong tương lai cần được sự dìu dắt của cha mẹ và thầy cô. Cha mẹ phải là những người đầu tiên dìu dẫn và định hướng từng bước để con em mình tiếp thu và nhận thức được những giá trị của cuộc sống.
    I.3 Mục tiên nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ: “Việc định hướng về bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái của các hộ gia đình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”. Qua khảo sát thực tế của đợt thực tập tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong khuôn khổ nghiên cứu với đề tài này tôi tập trung vào những mục tiêu sau:
    I.3.1 Quan điểm của người dân về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái.
    I.3.2 Tìm hiểu xu thế bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân được các gia đình cư dân ven biển lựa chọn để định hướng cho con cái hiện nay.
    I.3.3 Mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha mẹ đối với việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái hiện nay.

    I.4 Câu hỏi nghiên cứu
    I.4.1 Quan điểm của người dân về vấn đề định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái như thế nào?
    I.4.2 Xu thế bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân được các gia đình cư dân ven biển lựa chọn
    để định hướng cho con cái hiện naylà gì?
    I.4.3 Điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái?
    I.5 Giả thuyết nghiên cứu
    I.5.1 Trong các gia đình cư dân ven biển hiện nay đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái.
    I.5.2 Đa số mong muốn của người dân là muốn con cái lựa chọn được bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân phù hợp với con cái.
    I.5.3 Do điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn của người dân khác nhau nên định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái cũng khác nhau.
    I.6 Phạm vi nghiên cứu
    I.6.1 Phạm vi về vấn đề nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện thông qua quá trình khảo sát thực tế tại phu phố 7 phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
    I.6.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu
    Phạm vi khách thể nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình có con đang theo học các bậc học và có con đang trong độ tuổi hôn nhân.
    I.6.3 Phạm vi về thời gian nghiên cứu
    Vấn đề nghiên cứu của đề tài về việc định hướng bậc học, nghề nghiệp, hôn nhân cho con của các hộ gia đình cư dân khu 7, 8 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến nay.

    MỤC LỤC

    [TABLE="width: 604"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Lời cảm ơn
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Phần I: Giới thiệu
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.1
    [/TD]
    [TD]Lý do chọn đề tài
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.2
    [/TD]
    [TD]Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.3
    [/TD]
    [TD]Mục tiêu nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.4
    [/TD]
    [TD]Câu hỏi nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.5
    [/TD]
    [TD]Giả thuyết nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.6
    [/TD]
    [TD]Phạm vi nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.6.1
    [/TD]
    [TD]Phạm vi về vấn đề ngiên cứu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.6.2
    [/TD]
    [TD]Phạm vi khách thể nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.6.3
    [/TD]
    [TD]Phạm vi về thời gian nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.7
    [/TD]
    [TD]Phương pháp thu thập thông tin
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.7.1
    [/TD]
    [TD]Phương pháp phân tích tài liệu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.7.1.1
    [/TD]
    [TD]Phân tích xử lí số liệu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.7.1.2
    [/TD]
    [TD]Mô tả về khảo sát xã hội học của đoàn thực tập K52-PN1
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.7.2
    [/TD]
    [TD]Phương pháp phỏng vấn sâu
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.8
    [/TD]
    [TD]Những hạn chế trong quá trình khảo sát
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Phần II: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.1
    [/TD]
    [TD]Tiếp cận thực tiễn
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.1.1
    [/TD]
    [TD]Lý thuyết và vai trò của Ralph Linton
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.1.2
    [/TD]
    [TD]Lý thuyết xã hội hóa
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.1.3
    [/TD]
    [TD]Lý thuyết hành động xã hội
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2
    [/TD]
    [TD]Hệ thống khái niệm
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.1
    [/TD]
    [TD]Khái niệm về định hướng giá trị
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.2
    [/TD]
    [TD]Khái niệm gia đình
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.3
    [/TD]
    [TD]Khái niệm cư dân
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.4
    [/TD]
    [TD]Khái niệm nghề nghiệp
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.5
    [/TD]
    [TD]Khái niệm chọn nghề
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.6
    [/TD]
    [TD]Khái niệm giá trị
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.2.7
    [/TD]
    [TD]Khái niệm về hôn nhân
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.3
    [/TD]
    [TD]Tổng quan địa bàn nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.3.1
    [/TD]
    [TD]Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.3.2
    [/TD]
    [TD]Tổng quan về phường Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Phần III:
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]“Định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con của hộ gia đình cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay”
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.1
    [/TD]
    [TD]Một số nét chung về định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong các hộ gia đình
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.2
    [/TD]
    [TD]Những quan niệm, xu thế về vấn đề định hướng bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân được các hộ gia đình cư dân ven biển lựa chọn để định hướng cho con cái hiện nay là gì?
    [/TD]
    [TD]22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.2.1
    [/TD]
    [TD]Những quan điểm và xu thế định hướng về bậc học
    [/TD]
    [TD]22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.2.2
    [/TD]
    [TD]Những quan điểm và xu thế định hướng về nghề nghiệp
    [/TD]
    [TD]31
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.2.3
    [/TD]
    [TD]Những quan điểm và xu thế định hướng về hôn nhân
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.3
    [/TD]
    [TD]Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng về bậc học, nghề nghiệp và hôn nhân cho con cái trong hộ gia đình cư dân ven biển
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.3.1
    [/TD]
    [TD]Ảnh hưởng nghề nghiệp của hộ gia đình tới việc định hướng bậc học, định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.3.2
    [/TD]
    [TD]Ảnh hưởng của mức sống hộ gia đình với sự lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho con cái
    [/TD]
    [TD]42
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.3.3
    [/TD]
    [TD]Ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình với lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho con cái họ
    [/TD]
    [TD]42
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III.3.4
    [/TD]
    [TD]Những yếu tố của cha mẹ có ảnh hưởng đên việc định hướng hôn nhân cho con cái
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Kết luận
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Biên bản phỏng vấn sâu
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...