Tài liệu định giá trái phiếu

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU


    1. TỔNG QUAN VỀĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH


    Tài sản tài chính, nhưđã trình bày trong bài 1, là những tài sản mà giá trị của nó thể hiện ở
    trái quyền mà chủ sở hữu tài sản sẽ nhận được trong tương lai. Cụ thể tài sản tài chính bao
    gồm các loại chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chấp nhận ngân
    hàng, và các chứng khoán dài hạn như trái phiếu và cổ phiếu. Giám đốc tài chính công ty
    thường quan tâm đến tài sản tài chính dưới hai góc độ: khi thừa vốn công ty quan tâm đến tài
    sản tài chính dưới góc độ nhà đầu tư (investor), khi thiếu hụt vốn công ty quan tâm đến tài
    sản tài chính dưới góc độ người phát hành (issuer). Dù dưới góc độ nào, muốn ra quyết định
    có nên đầu tư hoặc có nên phát hành một loại tài sản tài chính nào đó hay không, điều quan
    trọng trước tiên là phải định giá được tài sản đó. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ xem xét
    định giá trái phiếu, một trong những loại tài sản tài chính dài hạn nhằm mục tiêu ra quyết
    định đầu tư hoặc huy động nợ vay dài hạn. Trước khi xem xét cách thức định giá tài sản tài
    chính, có một số khái niệm cần làm rõ.


    1.1 Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động


    Cặp khái niệm này dùng để chỉ giá trị của doanh nghiệp dưới hai giác độ khác nhau. Giá trị
    thanh lý (liquidation value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hay tài sản
    không còn tiếp tục hoạt động nữa. Giá trị hoạt động (going-concern value) là giá trị hay số
    tiền thu được khi bán doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục hoạt động. Hai loại giá trị này ít khi nào
    bằng nhau, thậm chí giá trị thanh lý đôi khi còn cao hơn cả giá trị hoạt động.


    1.2 Giá trị sổ sách và giá trị thị trường


    Khi nói giá trị sổ sách (book value), người ta có thểđề cập đến giá trị sổ sách của một tài sản
    hoặc giá trị sổ sách của một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản tức là giá trị kế toán của
    tài sản đó, nó bằng chi phí mua sắm tài sản trừđi phần khấu hao tích lũy của tài sản đó. Giá
    trị sổ sách của doanh nghiệp hay công ty tức là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừđi
    giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được liệt kê trên bảng cân đối tài sản
    của doanh nghiệp. Giá trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc doanh nghiệp được
    giao dịch trên thị trường. Nhìn chung, giá trị thị trường của doanh nghiệp thường cao hơn giá
    trị thanh lý và giá trị hoạt động của nó.


    1.3 Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết


    Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, tức là giá trị của các loại tài sản
    tài chính. Giá trị thị trường (market value) của một chứng khoán tức là giá trị của chứng
    khoán đó khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường. Giá trị lý thuyết (intrinsic value) của
    một chứng khoán là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa trên những yếu tố có liên quan khi


    1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...