Thạc Sĩ Định giá tài sản và xác định lợi nhuận trên các báo cáo tài chính

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 18/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, kế toán - ngôn ngữ của kinh doanh - cũng từng bước thay đổi nhằm phù hợp và trở thành công cụ thiết yếu phục vụ cho công việc quản lý vi mô cũng như vĩ mô trong nền kinh tế. Hệ thống kế toán Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 11 năm 1995 theo quyết định 1141 TC/CĐKT của Bộ tài chính với mục tiêu đặt ra là “xây dựng và vận hành một hệ thống kế toán phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời hòa nhập với hệ thống kế toán các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, trên cơ sở vận dụng có sáng tạo những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế và mô hình kế toán của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển tương xứng với nền kinh tế thị trường nước ta”. Về cơ bản, hệ thống kế toán hiện hành đã và đang được xây dựng theo xu hướng phù hợp với các thông lệ kế toán quốc tế nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trong môi trường pháp lý chung của nền kinh tế Việt nam và góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của Việt nam với sự phát triển các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hiện nay trên thế giới đang có nhiều thay đổi cơ bản. Sự thay đổi này xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi cần phải đáp ứng một cách đầy đủ và đa dạng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng trong nền kinh tế toàn cầu. Hệ thống kế toán Việt nam trong nền kinh tế thị trường được thiết kế và phát triển với nhận thức mới về đối tượng sử dụng thông tin. Thông tin trên báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng của các quyết định quản lý, đầu tư và vay nợ, vì thế các báo cáo tài chính cần cung cấp các thông tin cần thiết, và phù hợp với nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng đã được xác lập. Tuy nhiên, các quy định về lập và trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính trong hệ thống kế toán Việt nam hiện nay vẫn còn chịu ràng buộc bởi các quy định theo hướng đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu là Nhà nước với mục tiêu kiểm soát, một số các quy định vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng, cụ thể để có thể đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu thông tin của các đối tượng trong nền kinh tế thị trường cũng như sự phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
    Cụ thể, các phương pháp định giá tài sản vẫn có những quy định chưa hoàn chỉnh trong từng trường hợp cụ thể, vẫn còn sự trùng lắp, hay mâu thuẫn giữa các quy định gây khó khăn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
    Bên cạnh đó, việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay vẫn chịu sự chi phối trực tiếp bởi luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa việc xác định lợi nhuận theo mục tiêu tài chính và việc xác định lợi nhuận theo mục tiêu tính thuế. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng lợi nhuận theo mục tiêu tính thuế hay lợi nhuận chịu thuế mới chính là lợi nhuận được các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp chấp nhận, còn lợi nhuận theo mục tiêu tài chính hay lợi nhuận kế toán là thông tin chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp.
    Hệ thống báo cáo tài chính trong hệ thống kế toán Việt nam hiện nay về cơ bản đã có những thay đổi phù hợp với nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, việc định giá tài sản và xác định kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận trên các báo cáo tài chính vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng và cụ thể để có thể đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu thông tin đa dạng của các đối tượng trong nền kinh tế thị trường cũng như sự phù hợp với hệ thống các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đứng trước thực trạng này, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định hướng dẫn cho việc lập và trình bày các báo cáo tài chính liên quan đến vấn đề định giá phục vụ cho nhu cầu thông tin cần thiết của các đối tượng sử dụng trong mối quan hệ với việc xác định và phân biệt kết quả hoạt động kinh doanh theo mục tiêu tài chính và mục tiêu tính thuế thực sự là một trong những nhu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kế toán Việt nam hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới. Từ nhận định đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Định giá tài sản và xác định lợi nhuận trên các báo cáo tài chính.”

    2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu chính:

    - Xác định rõ mối quan hệ giữa việc chọn lựa các phương pháp định giá tài sản và xác định lợi nhuận trên báo cáo tài chính và nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng trong lý luận và thực tiễn.
    - Hoàn thiện các nội dung trong hệ thống kế toán Việt nam liên quan đến vấn đề định giá tài sản nhằm nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng.
    - Xác định rõ sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán theo mục tiêu tài chính và lợi nhuận kế toán theo mục tiêu tính thuế.
    - Thiết lập các báo cáo kết quả kinh doanh tách biệt giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu tính thuế.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể có liên quan việc định giá tài sản và xác định lợi nhuận trên báo cáo tài chính.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Luận án nghiên cứu các phương pháp định giá tài sản và xác định lợi nhuận trên các báo cáo tài chính trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt nam để đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết của các đối tượng sử dụng khác nhau trong nền kinh tế thị trường.
    * Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu 2 vấn đề chính:
    - Việc định giá tài sản trình bày trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đề tài không đi vào nghiên cứu việc đánh giá tài sản doanh nghiệp nói chung.
    - Lợi nhuận kế toán với 2 dữ liệu đầu ra là lợi nhuận theo mục tiêu tài chính và lợi nhuận theo mục tiêu tính thuế trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


    3. Phương pháp nghiên cứu:
    - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng chỉ đạo việc nghiên cứu.
    - Sử dụng phương pháp quy nạp để nghiên cứu các vấn đề lý luận và trình bày quan điểm về các vấn đề liên quan.
    - Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
    - Sử dụng phương pháp tổng hợp đưa ra các đề xuất theo các mục tiêu đã định hướng.
    4. Những đóng góp của luận án:
    Luận án đã có những đóng góp mới như sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về tài sản và định giá tài sản trên báo cáo tài chính.
    - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về lợi nhuận và xác định lợi nhuận theo mục tiêu tài chính và theo mục tiêu tính thuế.
    - Đề xuất sử dụng giá thị trường trong việc định giá tài sản trên báo cáo tài chính, kết hợp với thuyết minh giá gốc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa chiều của các đối tượng sử dụng.
    - Tổng hợp thực trạng, chỉ ra các khiếm khuyết về vấn đề định giá tài sản và xác định lợi nhuận trên các báo cáo tài chính trong hệ thống kế toán hiện nay.
    - Thiết lập sự tách biệt giữa bảng kết quả kinh doanh theo mục tiêu tài chính và theo mục tiêu tính thuế.
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc định giá tài sản và xác định lợi nhuận nhằm nâng cao chất lượng của các báo cáo tài chính và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu sử dụng thông tin trong nền kinh tế thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...