Tiểu Luận Định giá sản phẩm

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Trong kinh doanh hiện đại không ai là không biết đến công thức 4P nổi tiếng đó là: Product (sản phẩm), Price(giá), place (địa điểm), Promotion (xúc tiến thương mại). Trong đó sản phẩm tốt và giá cả phù hợp là 2 yếu tố căn bản đầu tiên cho việc kinh doanh thành công. Và định giá là một yếu tố quan trọng hàng đầu để một sản phẩm bước vào và định hình trên thị trường. Có nhiều yếu tố chi phối đến định giá sản phẩm. Trước hết là giá thành sản xuất tiếp đó là các yếu tố bên ngoài như sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế phân khúc đối tượng khách hàng và xu hướng tiêu dùng Tiếp theo là các yếu tố được hình thành nên từ chiến lược truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Nếu định giá quá thấp thì người tiêu dùng sẽ đánh đồng sản phẩm của doanh nghiệp đó với những sản phẩm kém chất lượng. Ngược lại, nếu định giá sản phẩm quá cao so với giá trị sử dụng cũng như tâm lý tiêu dùng của thị trường thì cũng làm cho sản phẩm không thể xâm nhập và tồn tại lâu trên thị trường. Và lẽ đương nhiên khi sản phẩm thất bại sẽ mang đến những hệ lụy tất yếu cho doanh nghiệp.

    Chính vì vậy, sau khi tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thì việc định giá sản phấm chuẩn xác, đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật và hiệu quả kinh doanh là cơ sở vững chắc cho thành công của sản phẩm.
    PHẦN NỘI DUNG
    Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế bằng tiền. Trong các biến số của Marketing-mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá.
    Theo học thuyết giá trị thì giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đồng thời biểu hiện mối quan hệ lớn trong nền kinh tế .
    Theo quan niệm của người mua: giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hóa dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hóa, dịch vụ đó.
    Còn theo quan niệm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định.
    Giá sản phẩm còn là động lực tác động mạnh mẽ vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Định giá, do vậy, trở thành quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, định giá quyết định sự thành bại một sản phẩm của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, giá sản phẩm lại phụ thuộc và chiụ sự tác động của rất nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất, năng suất lao động, thù lao lao động đến quan hệ cung – cầu, xu hướng tiêu dùng, sản phẩm thay thế, chính sách kinh tế, .

    Định giá sản phẩm còn là giải pháp trực tiếp tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường. Giá cả không là bất biến theo thời gian trong suốt vòng đời sản phẩm.
    Với tầm quan trọng, độ phức tạp, mức độ liên đới của giá sản phẩm đến doanh nghiệp đòi hòi doanh nghiệp phải xem xét vấn đề định giá một cách cẩn trọng và dưới góc nhìn chiến lược.

    Một cách cơ bản nhất, chiến lược định giá là quyết định lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường trên cơ sở phân tích đầy đủ về quan hệ cung cầu, mức chi trả của khách hàng mục tiêu trong mối tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của doanh nghiệp.

    Chiến lược định giá gần như là một bộ phận không tách rời chiến lược Marketing. Cùng với chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị, chiến lược định giá giúp doanh nghiệp tạo dựng một định vị phù hợp cho sự phát triển lâu dài cuả công ty.

    Để xây dựng được chiến lược giá chúng ta hãy cùng nhau phân tích các yếu tố tác động đến giá cả. Về mặt căn bản, chiến lược giá tác động trực tiếp bởi chính sản phẩm. Đó là giá cả của nguyên vật liệu, thù lao lao động, mức lợi nhuận biên của sản phẩm.



    Thông thường, các doanh nghiệp định giá dựa trên sản phẩm sẽ đảm bảo được mức giá bán bù đắp được chi phí sản xuất và mức lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sản phẩm, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro khi giá cả nguyên vật liệu biến động, rủi ro khi khách hàng không chấp nhận giá, rủi ro khi không đạt được mức sản lượng kỳ vọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...