Tiểu Luận Dinh dưỡng cho bệnh loãng xương

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng tiểu luận file word kèm slide thuyết trình




    Mục Lục

    I. Thực trạng bệnh loãng xương. 2
    II. Giới thiệu chung về bệnh loãng xương. 2
    1. Bệnh loãng xương. 2
    2. Biểu hiện của bệnh loãng xương. 4
    3. Nguyên nhân bệnh loãng xương. 4
    4. Hậu quả của bệnh loãng xương. 5
    5. Phòng ngừa bệnh loãng xương. 6
    III. Chế độ dinh dưỡng. 6
    1. Dinh dưỡng cho xương chắc khoẻ. 6
    2. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh loãng xương. 10
    2.1 Thực phẩm nên dùng. 10
    2.2 Thực phẩm nên hạn chế. 12
    IV. Kết luận. 13




    Mở đầu

    Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta đều muốn được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó có bệnh lý của con người khi có tuổi là các bệnh tim mạch, xương khớp và chuyển hóa. Tuổi già đang là một thách thức lớn của nhân loại, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người có tuổi là yêu cầu rất chính đáng của xã hội. Riêng đối với ngành thấp khớp học, loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, rất cần được quan tâm để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ cho người có tuổi và giảm bớt các chi phí về y tế xã hội cho việc điều trị các biến chứng mà bệnh có thể gây nên như: gãy lún cột sống, gãy cổ xương đùi,
    I. Thực trạng bệnh loãng xương.
    Hiện nay, loãng xương đang được xem là một "bệnh dịch âm thầm" (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu canxi, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh loãng xương còn gặp rất nhiều khó khăn. Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
    II. Giới thiệu chung về bệnh loãng xương.
    1. Bệnh loãng xương.
    Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và không có triệu chứng rõ rệt, làm cho người bị loãng xương thường không biết mình bệnh. Căn bệnh này được ví như “một kẻ cắp thầm lặng”, từng chút một, đánh cắp đi các khoáng chất trong ngân hàng xương của cơ thể. Khi xương bị loãng, cơ thể sẽ mất đi một số lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ thể tích xương làm độ đặc của tổ chức xương giảm đi. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ đặc của xương bao gồm: thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, chế độ dinh dưỡng thấp, nhất là nghèo canxi, bệnh làm cho xương dễ gãy sau những va chạm rất nhẹ ở người cao tuổi, và rất khó liền trở lại, ở mức độ nặng hơn có thể gây tàn phế suốt đời và giảm tuổi thọ của người bệnh.



    Loãng xương và bình thường

    Phân loại bệnh loãng xương:
    v Loãng xương người già (loãng xương tiên phát):
    Đặc điểm: Tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương.
    v Loãng xương sau mãn kinh
    Đặc điểm: Tăng hóa trình hủy xương, quá trình tạo xương bình thường.
    v Loãng xương thứ phát
    Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây :
    - Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Canxi.
    - Ít hoạt động thể, ít hoạt động ngoài trời (các tiền vitamin D nên ảnh hưởng tới việc hấp thu Canxi).
    - Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại.
    - Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dày, ruột, ) làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protid
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...