Tiến Sĩ Định danh sự vật liên quan đến sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phương ngữ Nam Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    0.1. Lí do chọn đề tài . 1
    0.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    0.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát . 3
    0.4. Phương pháp nghiên cứu 4
    0.5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài . 6
    0.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu định danh 6
    0.7. Cấu trúc của luận án 14

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 15
    1.1. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC 15
    1.1.1. Định danh 15
    1.1.1.1. Lí thuyết về định danh 15
    1.1.1.2. Định danh sự vật ở cấp độ từ vựng . 20
    1.1.1.3. Về tính võ đoán trong định danh 23
    1.1.1.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy 26
    1.1.2. Phương ngữ Nam Bộ 27
    1.1.2.1. Khái niệm phương ngữ 27
    1.1.2.2. Vấn đề phân vùng phương ngữ tiếng Việt và xác định vùng
    phương ngữ Nam Bộ 29
    1.1.2.3. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ . 30
    1.1.2.4. Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Đồng bằng sông Cửu Long . 36
    1.2. CƠ SỞ VĂN HOÁ HỌC 37
    1.2.1. Văn hoá, đặc trưng văn hoá và vùng văn hoá 37
    1.2.1.1. Về khái niệm văn hoá . 37
    1.2.1.2. Đặc trưng văn hoá 38
    1.2.1.3. Vùng văn hoá và việc phân vùng văn hoá Việt Nam . 38
    1.2.2. Đặc trưng văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long 39
    1.2.2.1. Vài nét về vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long 39
    1.2.2.2. Đặc trưng văn hoá vật chất vùng Đồng bằng sông Cửu Long 46
    1.2.2.3. Đặc trưng văn hoá tinh thần vùng Đồng bằng sông Cửu Long 48
    1.2.2.4. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 50
    1.3. TIỂU KẾT 51

    Chương 2: CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TÊN GỌI SỰ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 54

    2.1. CẤU TẠO TÊN GỌI . 54
    2.1.1. Thành tố và mô hình cấu tạo 54
    2.1.1.1. Tên chung . 54
    2.1.1. 2. Tên riêng . 55
    2.1.2. Hình thức ghép yếu tố trong cấu tạo tên gọi . 60
    2.1.2.1. Yếu tố ghép 60
    2.1.2.2. Cơ chế ghép 64
    2.1.2.3. Số lần ghép . 64
    2.2. PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH SỰ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC . 66
    2.2.1. Phương thức cơ sở 67
    2.2.1.1. Sử dụng yếu tố ngôn ngữ biểu thị đặc trưng của đối tượng hoặc
    biểu thị sự vật, yếu tố có quan hệ gần gũi với đối tượng . 67
    2.2.1.2. Ghép chữ số, chữ cái, yếu tố Hán . 89
    2.2.2. Phương thức chuyển hoá 90
    2.2.2.1. Chuyển đổi loại hình . 91
    2.2.2.2. Chuyển đổi từ tên người sang tên kênh rạch 96
    2.2.3. Phương thức vay mượn 97
    2.2.4. Hiện tượng lặp tên, trùng tên khác đối tượng . 101
    2.3. TIỂU KẾT 101

    Chương 3: NGUỒN GỐC, NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA TÊN GỌI SỰ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 105
    3.1. NGUỒN GỐC CỦA TÊN GỌI 105
    3.1.1. Nguồn gốc thuần Việt của tên gọi . 105
    3.1.2. Nguồn gốc vay mượn của tên gọi . 106
    3.1.2.1. Vay mượn tiếng Hán . 106
    3.1.2.1. Vay mượn tiếng Khmer 106
    3.1.2.1. Vay mượn ngôn ngữ khác 108
    3.2. NGỮ NGHĨA CỦA TÊN GỌI . 108
    3.2.1. Nghĩa phân biệt của tên gọi 108
    3.2.1.1. Tên chung . 109
    3.2.1.2. Tên riêng 119
    3.2.2. Nghĩa chuyển của tên gọi 121
    3.2.3. Ý nghĩa của tên gọi . 123
    3.2.3.1. Tên gọi phản ánh hiện thực 123
    3.2.3.2. Về mức độ rõ lí do của tên gọi . 128
    3.2.4. Hiện tượng đồng sở chỉ của tên gọi 133
    3.3. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG TÊN GỌI . 136
    3.3.1. Đặc trưng văn hoá biểu hiện qua phương thức định danh 136
    3.3.2. Đặc trưng văn hoá biểu hiện qua hiện tượng biến đổi tên gọi . 138
    3.3.3. Đặc trưng văn hoá biểu hiện qua cấu tạo tên gọi . 139
    3.3.4. Đặc trưng văn hoá biểu hiện qua nguồn gốc của tên gọi 139
    3.3.5. Đặc trưng văn hoá trong ý nghĩa của tên gọi 140
    3.4. TIỂU KẾT 141
    KẾT LUẬN 144




    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong cuộc sống, con người có thể chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà không cần định danh - tức là phi định danh hoá sự vật, hiện tượng, . Tuy nhiên, định danh không chỉ là một chức năng của ngôn ngữ mà còn là nhu cầu của con người trước thế giới khách quan. “Con người cần đến các tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” [15,167]. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ khó nhận biết được mình đang ở đâu. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [15,167].
    Định danh thể hiện khả năng tư duy của con người và có vai trò quan trọng trong tư duy của con người, vì “ các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa” [16,99]. Bởi vậy, nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
    Những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng . trong hiện thực khách quan ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những phản ánh cách phân cắt hiện thực của những con người vùng sông nước nơi đây trong quá trình định danh mà còn thể hiện những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới này. Đây là đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học,
    Nghiên cứu tên gọi sự vật, đặc biệt là sự vật liên quan đến sông nước ĐBSCL, là một nội dung khá thú vị, có nhiều ý nghĩa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá của vùng đất. Thế nhưng vấn đề này vẫn chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm một cách sâu sắc và toàn diện.
    ĐBSCL thuộc miền Tây Nam Bộ (TNB) là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên nơi đây có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tính cách, tâm hồn và nếp sinh hoạt của con người TNB có những nét rất riêng so với những vùng đất khác, thậm chí so với cả người miền Đông Nam Bộ (ĐNB). Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, cần cù, chịu khó, yêu nước, thương nòi - truyền thống vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang sông nước và những con người nhân hậu có sức lôi cuốn mạnh mẽ những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống của những con người vùng đất tận cùng Tổ quốc.
    Đề tài “Định danh sự vật liên quan đến sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phương ngữ Nam Bộ” xuất phát từ nhu cầu lí luận và thực tiễn trên.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án muốn chỉ ra đặc điểm riêng về định danh sự vật liên quan đến sông nước qua các tên gọi (bao gồm cả tên chung và tên riêng) ở ĐBSCL, qua đó làm rõ những nét đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của vùng sông nước này.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu các vấn đề về lí thuyết định danh và một số vấn đề khác có liên quan như ngôn ngữ học tri nhận, văn hóa học, phương ngữ học, từ vựng học tiếng Việt, . làm cơ sở lí luận để triển khai đề tài;
    - Thu thập và thống kê các tên gọi sự vật liên quan đến sông nước vùng ĐBSCL; mô tả và phân tích các cứ liệu (ở một số nội dung, có sự so sánh với ngôn ngữ toàn dân, so sánh giữa tên chung và tên riêng, .) để rút ra những nhận xét cần thiết về đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, phương thức định danh, ngữ nghĩa và đặc trưng văn hoá của tên gọi sự vật liên quan đến sông nước vùng ĐBSCL. Từ đó, luận án trình bày khái quát những đặc điểm định danh sự vật liên quan đến sông nước của vùng đất này.
     
Đang tải...