Luận Văn Định chế bán lẻ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ BÀI
    Ngày nay do thu nhập của người dân ngày càng gia tăng, họ có khuynh
    hướng thích mua sắm ở những nơi sang trọng, tiện nghi, nơi có thể vừa mua sắm,
    vừa thư giãn, giải trí, Nắm bắt được nhu cầu đó các nhà kinh doanh sáng tạo ra
    nhiều loại định chế bán lẻ khác nhau như là: cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng
    bách hóa, chuỗi cửa hàng, cửa hàng giảm giá, siêu thị, Nếu như khách hàng
    muốn mua một loại sản phẩm độc đáo, mới lạ, khác xa với những người khác, họ
    có thể vào cửa hàng chuyên doanh. Ở đó họ sẽ tha hồ lựa chọn những sản phẩm
    mà mình yêu thích nhưng không sợ đụng hàng. Còn nếu muốn mua sản phẩm của
    các thương hiệu nổi tiếng, hoặc vừa mua sắm vừa thưởng thức các loại hình giải trí
    thì không lựa chọn nào tốt hơn là vào cửa hàng bách hoá. Khi đi dạo phố chắc hẳn
    chúng ta cũng thấy các cửa hàng có cách bài trí, phục vụ, thương hiêu, giống nhau,
    đó chính là các chuỗi cửa hàng. Trong các cửa hàng giảm giá có nhiều chủng loại
    hàng hoá tha hồ cho bạn lựa chọn nhưng giá lại rất mềm. Khi bạn quá bận rộn,
    muốn chế biến một loại thức ăn để tạo không khí gia đình thì chắc hẳn nơi đó là
    siêu thị. Vì ở đây có các loại thực phẩm tươi sống đã được chế biến sơ cộng với tài
    nấu ăn của bạn thì sẽ tạo nên một món ăn tuyệt vời. Ngoài ra, khi các chủ doanh
    nghiệp kinh doanh các cửa hàng, siêu thị đó đã làm cho họ trở nên chuyên nghiệp
    hơn, cung cấp các lọai dịch vụ tốt hơn, khả năng thuyết phục người tiêu dùng cao
    hơn do họ đã xây dựng được những thương hiệu uy tín. Do đó sẽ thúc đẩy được sự
    phát triển của nền kinh tế thị trường, làm cho đất nước ta ngày một giàu mạnh
    hơn.
    Với đề tài “Các định chế bán lẻ” chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết
    về các loại định chế bán lẻ, cũng như cách thức bán hàng của các cửa hàng này để
    bạn có thể hiểu biết thêm về chúng. Mong rằng Thầy và các bạn đóng góp ý kiến
    để đề tài này tốt hơn.
    Nhóm sinh viên thực hiện.
    Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
    Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ.
    1.1.Bán lẻ là gì ?
    Bán lẻ là tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm vật
    chất và các dịch vụ trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng đáp ứng nhu cầu cá
    nhân, gia đình và các tổ chức không kinh doanh.
    Bán lẻ đã có từ lâu đời, từ việc bán hàng đơn giản ở các chợ từ thành thị
    đến nông thôn, các quầy hàng cố định hoặc lưu động,đến các cửa hiệu dịch vụ,của
    hàng tổng hợp hoặc chuyên doanh,các trung tâm thương mại lớn nhỏ, hệ thống
    siệu thị ở các trung tâm thành phố Kinh tế càng phát triển, hoạt động bán lẻ
    được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể tiến hành trực tiếp qua
    người bán hàng, hoặc qua điện thoại, thư từ, catalogue, máy bán hàng tự động,
    internet Sản phẩm bán lẻ cho người sử dụng cuối cùng rất đa dạng từ các mặt
    hàng tiêu dùng thông thường cho cá nhân,gia đình, tổ chức không kinh doanh đến
    các dịch vụ như: pháp lý, tư vấn, kế toán,y tế,đào tạo,bảo hiểm,ăn uống,khách sạn,
    vui chơi, giải trí, sử chữa, cắt tóc,uốn tóc, thẩm mỹ, vận chuyển hành khách,và
    hàng hoá
    Ngày nay, bán lẻ được tiến hành tại các cửa hàng hoặc không qua cửa hàng,
    người bán lẻ có thể là người bán hàng chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp và
    sử dụng linh hoạt các hình thức bán lẻ để phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng của
    người tiêu dùng khắp nơi.
    Ơ Việt Nam, hoạt động bán lẻ được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia
    hoạt động, bao gồm: hệ thống các chợ có qui mô lớn hoặc nhỏ thừ thành thị đến
    nông thôn, các hình thức bán lẻ đa dạng trong nhân gian, các hình thức cửa hàng,
    hệ thống siêu thị của các công ty thương mại, các công ty dịch vụ công cộng (vận
    chuyển hành khách, khu vui chơi – giải trí, dịch vụ khác ), hệ thống cửa hàng ăn
    uống , dịch vụ sửa chữa
    Ngoài ra, căn cứ vào một số tính chất trong các hoạt động, nhiều loại hình
    tổ chức trong xã hội đang cung cấp các dịch vụ cho các tầng lớp nhân dân cũng có
    các đặc điểm của hoạt động bán lẻ ( ví dụ : bệnh viện, trường học, cơ quan nhà
    nước, tổ chức xã hội ). Vì vậy, các tổ chức này cũng cần xem xét để vận dụng
    các nguyên tắc bán hàng nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả phục vụ công chúng.
    1.2.Tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ.
    Qua thực tế hoạt động bán lẻ ở nước ta cũng như các nước khác trên thế
    giới như: số nơi bán lẻ hàng hoá, doanh số bán lẻ trong từng kỳ ở mỗi khu vực địa
    lý, số người thực hiện công việc bán lẻ hàng hóa trên thị trường ; bán lẻ là loại
    hình hoạt động có tầm quan trọng bậc nhất trong nhiều lĩnh vực bán hàng của các
    ngành kinh tế. Đây là công việc liên quan trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng sản
    phẩm hữu hình và vô hình của tất cả các tầng lớp dân cư ở mỗi quốc gia. Vì vậy,
    bán lẻ có các vai trò quan trọng tiêu biểu như:
    - Phục vụ rộng rãi nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong xã hội.
    Các Định Chế Bán Lẻ GVHD: Ths. Trần Thanh Sơn
    Nhóm Sinh Viên Thương Mại 1&2 3
    - Giải quyết việi làm cho đông đảo người lao động ở mỗi quốc gia, nhất là lao
    động nữ
    - Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư từ
    thành thị đến nông thôn.
    - Thúc đẩy sự luân chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhanh
    chóng.
    1.3.Đặc điểm của hoạt động bán lẻ.
    Bán lẻ dù được tiến hành ở đâu, bán trong cửa hàng hay không qua cửa
    hàng, thực hiện theo hình thức này hay hình thức khác điều có một số đặc điểm cơ
    bản sau:
    1.3.1.Khách hàng chủ động và độc lập trong quyết định mua hàng.
    Thông thường đối với hoạt động bán lẻ, ngưòi bán hàng không có quá trình
    thăm dò nhu cầu trước khi tiếp xúc với người tiêu dùng. Khách hàng có khả năng
    tài chính, có động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định mua tương đối độc lập so
    với người mua hàng cho các tổ chức. Vì vậy trong quá trình tiếp xúc, người bán
    hàng phải nhạy cảm với nhu cầu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
    1.3.2.Nhiều hình thức và cạnh tranh rất mạnh mẽ.
    Bán lẻ hàng hoá được nhiều thành phần kinh tế trong mỗi quốc gia cùng
    tham gia hoạt động,tiến hành kinh doanh theo nhiều qui mô lớn nhỏ khác nhau,
    cách thức bán hàng đa dạng và linh hoạt. Bán lẻ còn tập trung theo các khu vực,
    chuyên doanh về một số loại hàng hoá giống nhau hoặc tương tự, các gian hàng
    hoặc cửa hiệu nằm cạnh nhau thành chuỗi liên hoàn ( buôn có bạn, bán có phường
    ). Vì vậy, cạnh tranh trong bán lẻ diễn ra rất gay gắt giữa các công ty thương mại,
    giữa các cửa hàng và giữa những người bán hàng với nhau. Hiệu quả cao hay thấp
    và lâu dài hay không phụ thuộc phần lớn vào quan điểm kinh doanh; đạo đức, kỹ
    năng của người quản lý và người bán hàng.
    1.3.3.Bán nhiều loại hàng hoá.
    Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp nhiều loại hàng hoá khác nhau, vừa đáp
    ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng cường hiệu quả kinh doanh trong
    từng kỳ. Thậm chí trong các cửa hàng chuyên doanh:tuỳ theo chủng loại sản
    phẩm, nhà sản xuất còn đa dạng hóa thành nhiều mặt hàng có kích cỡ, chất lượng,
    màu sắc, kiểu dáng khác nhau để tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng. Cho
    nên người bán hàng phải hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của sản phẩm, mới có thể
    giúp khách hàng lựa chọn mặt hàng phù hợp như mong muốn, có cơ sở vững chắc
    để trả lời các câu hỏi và thuyết phục được khách hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...