Luận Văn Digital library

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 28/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: DIGITAL LIBRARY



    MỤC LỤC
    
    Trang
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
    1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ .2
    1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI . 2
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
    2.1. TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ 4
    2.1.1. TÌM HIỂU CÁC QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN 4
    2.1.2. CHUẨN MÔ TẢ DỮ LIỆU TRÊN INTERNET: Z39.50 16
    2.1.3. CHUẨN MÔ TẢ DỮ LIỆU TRÊN INTERNET: DUBLIN CORE METADATA . 18
    2.1.4. TTÌM HIỂU CÁC CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ 20
    2.2. GIẢI PHÁP 38
    2.2.1. PHÁT BIỂU BÀI TOÁN . 38
    2.2.2. KIẾN TRÚC HỆ THỐNG . 42
    2.2.3. KẾT QUẢ HỆ THỐNG XÂY DỰNG ĐƯỢC . 47
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 53
    3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 53
    3.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54
    PHỤ LỤC 54
    1.HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 54
    1.1. DSPACE . 54
    1.1.1.YÊU CẦU KỸ THUẬT 54
    1.1.2. CÀI ĐẶT TRÊN UBUNTU . 54
    1.1.3. CÀI ĐẶT TRÊN WINDOW 32 . 59
    1.2. KOHA 70
    1.2.1. YÊU CẦU KỸ THUẬT 70
    1.2.2. CÀI ĐẶT TRÊN UBUNTU . 70
    1.2.3. CÀI ĐẶT TRÊN WINDOW 32 . 81
    1.3. CÀI ĐẶT OPENDS - LDAP . 93
    1.4. CẤU HÌNH SSO (SINGLE SIGN ON) TRÊN DSPACE 99
    1.5. CẤU HÌNH SSO (SINGLE SIGN ON) TRÊN KOHA . 103



    TÓM TẮT
    Tên đề tài
    “DIGITAL LIBRARY”
    Nội dung nghiên cứu
    Nghiệp Vụ Thư Viện
    Dspace
    Koha
    CAS – Single Sign On
    OpenDS - LDAP
    Wikipedia
    Hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề
    Nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật liên quan.
    Tiếp cận thực tế quy trình, nghiệp vụ của một thư viện thực.
    Tìm hiểu, tùy chỉnh và sử dụng các opensource liên quan.
    Kết quả đạt được
    Nêu được quy trình nghiệp vụ của một thư viện thật.
    Cài đặt và tùy chỉnh thành công Koha và Dspace.
    Việt hóa Koha và Dspace.
    Nhập liệu cho Koha và Dspace.
    Quản lý người dùng bằng LDAP.
    Đăng nhập SSO giữa các ứng dụng.
    Hoàn thành tài liệu trên wikipedia cho Digital Library .
    Public hệ thống ra ngoài và đưa vào sử dụng thật cho Khoa CNTT.



    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển và nhu cầu công nghệ
    thông tin hóa ở các thư viện của các trường trung học và các trường đại học
    càng cao. Tổ chức quản lý và khai thác dữ liệu Thư viện điện tử là một vấn đề
    cấp bách trong môi trường thông tin hiện nay. Nhằm dễ dàng hơn cho việc
    quản lý tài liệu và học sinh, sinh viên truy cập tìm thông tin bài học cần thiết
    và hiệu quả.
    Là những thế hệ anh chị đi trước cũng đã thấy được những khó khăn trong tìm
    tài liệu học tập, cả những khó khăn trong quản lý tài liệu của các cô chú trong
    trường phổ thông mà chúng ta đã đi qua và cũng để tiết kiệm kinh phí cho nền
    giáo dục Việt Nam, thay vì phải mua phần mềm có phí, vậy tại sao chúng ta
    không vận dụng những cái đã có sẵn. Đem đến cho khoa Công Nghệ Thông
    Tin trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và các trường Trung
    Học một phần mềm thư viện hỗ trợ cho nhu cầu tìm hiểu và thu hút học sinh,
    sinh viên tìm tài liệu học và đến thư viện nhiều hơn.
    Nâng cao kinh nghiệm và tiếp thu kiến thức mới cho các thành viên trong
    nhóm từ việc nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở đang ngày càng phổ
    biến trên thế giới, cụ thể là Dspace và Koha, CAS, LDAP.
    Tất cả những điều trên là lý do chúng em chọn đề tài này.
    1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hầu hết các trường sử dụng các phần mềm có phí, mua từ các công ty và không
    thống nhất, một số trường còn sử dụng hình thức lưu trên giấy. Trong khi đó,
    hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý thư viện là mã nguồn mở, không tốn
    phí. Và nhiều nước trên thế giới đã áp dụng vào cho nền giáo dục nước họ.
    Vấn đề đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam là đưa vào các phần mềm thư viện
    miễn phí áp dụng cho các trường trung học cấp 2, cấp 3 và các trường đại học
    trên cả nước. Thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu và thu hút học sinh, sinh viên đến
    thư viện nhiều hơn và thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu để có thể trao đổi lẫn
    nhau.
    Trong phạm vi của đề tài chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ hai phần mềm mã nguồn
    mở, đó là thư viện số - Dspace và thư viện vật lý - Koha về: giới thiệu, cài đặt,
    hướng dẫn sử dụng.
    1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Tìm hiểu, cài đặt và sử dụng thành thạo hai phần mềm thư viện Opensource
    Dspace và Koha.
    Việt hóa Dspace và Koha.
    Tìm hiểu và cài đặt thành công LDAP và CAS.
    Hiện thực thành công hệ thống thư viện số Dspace và thư viện vật lý Koha cho
    khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
    Minh và các trường trung học phổ thông.
    Public hệ thống thư viện và đưa vào sử dụng thực tế cho khoa Công Nghệ
    Thông Tin trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và các trường
    trung học phổ thông.
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Trong khoảng thời gian nhất định, đề tài chúng em tìm hiểu các mục sau:
    1. Tìm hiểu nghiệp vụ thư viện.
    2. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng thư viện điện tử Dspace.
    3. Việt hóa Dspace.
    4. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng thư viện thật Koha.
    5. Việt hóa Koha.
    6. Xây dựng hệ thống quản lý người dùng tập trung LDAP Server
    7. Xây dựng hệ thống chứng thực tập trung CAS Server
    8. Hiện thực thư viện cho khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Nông
    Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.



    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    2.1. Tìm Hiểu Công Nghệ
    2.1.1. Tìm Hiểu Các Quy Trình Nghiệp Vụ Thư Viện
     Nghiệp Vụ Thư Viện
    Nghiệp vụ của một thư viện gồm các phân hệ quản lý chính như sau:
    1. Phân Hệ Bổ Sung
     Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu
    cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu
    kho và đưa ra khai thác cho đến những thay đổi như mất mát, thanh lý, bổ
    sung thêm của ấn phẩm trong thư viện.
     Có các nội dung chủ yếu: đơn đặt, quỹ, xếp giá, kho, thống kê, báo cáo.
     Cho phép vẽ các biểu đồ thống kê về quá trình bổ sung ấn phẩm hàng
    năm, hàng tháng, hàng ngày hay trong 1 khoảng thời gian bất kỳ.
     Cho phép tạo phích và các thư mục sách để phục vụ cho các ấn phẩm đầu
    ra trên giấy.
     Có thể tích hợp với các quỹ, phân hệ kế toán để quản lý ngân quỹ mua ấn
    phẩm của thư viện.
    2. Phân Hệ Biên Mục
     Phân hệ biên mục thực hiện việc thay đổi nội dung của cơ sở dữ liệu, biên
    mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế.
     Những người thuộc bộ phận biên mục có quyền truy cập vào phân hệ này
    và được cấp phát cho người dùng theo 2 mức:
    - Mức 1: được quyền nhập, xóa và sửa một ấn phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...