Tài liệu điều tra và phân loại rừng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
    ----------------------
    Bài giảng
    ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG
    (DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI)
    Biên soạn: Th.S. Nguyễn Thanh Tiến
    Th.S. Vũ Văn Thông
    Bộ môn: Điều tra quy hoạch rừng
    Khoa Lâm Nghiệp
    Thái Nguyên, 2008
    Bài giảng Phân loại &Điều tra rừng Th.S. Nguyễn Thanh Tiến – Khoa LN
    2 http://www.**************
    Bài mở đâù
    GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
    1. Lý do của môn học
    Để phát triển kinh tế nông thôn miền núi một cách bền vững, thì ngành
    lâm nghiệp đang đóng một vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy trong tổng
    diện tích tự nhiên của Việt Nam, đất đồi núi chiếm 3/4. Việc quản lý và sử
    dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả cao nhất là cần thiết đối với xã hội ngày
    nay. Đặc biệt với mỗi cán bộ làm công tác quản lý đất đai càng quan trọng
    hơn bao giờ hết, việc nắm bắt đầy đủ và chính xác từng loại đất trong đó có
    đất lâm nghiệp là rất cần thiết để định hướng quy hoạch trong tương lai.
    Nhằm đáp ứng công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành Quản lý đất đai của
    trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên một cách toàn diện, môn học này sẽ
    trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về rừng, phân loại rừng và
    cách điều tra phân loại rừng. Từ đó xác định những định hướng quy hoạch sử
    dụng đất hợp lý và tốt nhất cho đối tượng đất lâm nghiệp.
    Bảng 01. Đất lâm nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất toàn Quốc năm 2007
    Đơn vị tính: Nghìn ha
    Loại đất Diện tích
    Đất sản xuất nông nghiệp 9436.2
    Đất lâm nghiệp 14514.2
    Đất nuôi trồng thuỷ sản 715.1
    Đất làm muối 14.1
    Đất nông nghiệp khác 16.5
    Đất bằng chưa sử dụng 340.3
    Đất đồi núi chưa sử dụng 4396.0
    Núi đá không có rừng cây 379.7
    Đất phi nông nghiệp 3309.1
    Tổng diện tích tự nhiên 33121.2
    (Nguồn:Tổng cục thống kê năm 2007)
    2. Mục tiêu của môn học
    Khi học hết môn này sinh viên có khả năng:
    - Phân biệt được rừng và đất rừng, vai trò của rừng và những đặc trưng
    cơ bản của rừng.
    Bài giảng Phân loại &Điều tra rừng Th.S. Nguyễn Thanh Tiến – Khoa LN
    3 http://www.**************
    - Phân loại được các loại rừng khác nhau.
    - Điều tra, đánh giá, phân loại rừng và định hướng quy hoạch cho đất
    lâm nghiệp.
    3. Nội dung của môn học
    Môn học với những kiến thức tổng hợp rộng về lĩnh vực lâm nghiệp,
    tuy nhiên chỉ tập chung vào những kiến thức cơ bản nhất trong lâm nghiệp
    như:
    - Kiến thức cơ bản về sinh thái rừng: Những khái niệm về rừng, vai trò
    của rừng với đời sống hàng ngày và một số kiến thức về cấu trúc rừng.
    - Kiến thức cơ bản về điều tra quy hoạch rừng: Diễn biến, phân bố tài
    nguyên rừng, một số phương pháp điều tra rừng cơ bản nhất để phân
    loại rừng và đất rừng.
    - Những kiến thức cơ bản trong phân loại rừng: Phân loại rừng theo mục
    đích sử dụng, phân theo chức năng và phân theo hiện trạng .
    4. Yêu cầu của môn học
    - Từ những hiểu biết kiến thức cơ bản về rừng, sinh viên có thể đưa ra
    những phương pháp điều tra phân loại cơ bản đất rừng và rừng theo chuyên
    môn của ngành lâm nghiệp. Vì vậy cần kết hợp các kiến thức chuyên môn của
    công tác quản lý Đất đai như Trắc địa I, bản đồ học, quy hoạch vùng và lãnh
    thổ, định giá đất để hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý đất đai nói chung
    và đất lâm nghiệp nói riêng. Đồng thời đưa ra những định hướng quy hoạch
    phù hợp cho từng loại đất trong từng điều kiện khác nhau
    - Môn học được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm vì vậy sinh
    viên muốn nắm chắc kiến thức cơ bản của môn cần đọc thêm rất nhiều tài liệu
    khác theo hướng dẫn ở mục tài liệu tham khảo.
    5. Khung chương trình môn học
    TT Nội dung Thời gian PP
    Chương 1: Rừng và một số đặc trưng của rừng (8 tiết)
    1 1.1. Khái niệm về rừng
    1.2. Vai trò của rừng
    - Vai trò về môi trường
    - Vai trò về kinh tế
    - Vai trò về xã hội
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    Bài giảng Phân loại &Điều tra rừng Th.S. Nguyễn Thanh Tiến – Khoa LN
    4 http://www.**************
    2 1.3. Một số đặc trưng của rừng
    1.3.1. Đặc trưng về cấu trúc
    - Khái niệm về cấu trúc rừng
    - Cấu trúc tổ thành
    - Cấu trúc tầng thứ
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    3 - Cấu trúc tuổi
    - Cấu trúc mật độ
    - Cấu trúc nguồn gốc
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    4 1.3.2. Đặc trưng về phân bố rừng
    - Đặc điểm phân bố
    - Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng
    - Một số đăc trưng khác
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    5 Chương 2. Phân loại rừng (12 tiết)
    2.1. Mục đích của phân loại rừng
    2.2. Các phương pháp phân loại rừng trên thế
    giới
    - Khái niệm kiểu rừng
    - Phân loại kiểu rừng theo G.F.Môrôdốp
    - Kiểu rừng theo Sucasép
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    6 - Kiểu rừng của P.S. Pôgrépnhiắc
    - Kiểu rừng ở Nga và các nước khác
    - Các kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    7 2.3. Phân loại rừng ở Việt Nam
    2.3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
    - Rừng kinh doanh gỗ lớn
    - Rừng kinh doanh gỗ nhỏ
    - Rừng tre nứa
    - Rừng đặc sản
    - Rừng Nông lâm kết hợp (vườn rừng)
    xuất
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    8 2.3.2. Phân loại theo nguồn gốc
    - Rừng tự nhiên
    - Rừng nhân tạo
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    Bài giảng Phân loại &Điều tra rừng Th.S. Nguyễn Thanh Tiến – Khoa LN
    5 http://www.**************
    - Rừng hạt, chồi
    9 2.3.3. Phân loại theo chức năng
    - Rừng phòng hộ
    - Rừng đặc dụng
    - Rừng sản xuất
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    10 2.3.4. Phân loại theo hiện trạng (trạng thái)
    - Rừng trồng: Hôn giao và thuần loài
    - Rừng tự nhiên: Phân theo Loeschau
    năm 1966
    + Đất chưa có rừng (Ia; Ib; Ic)
    + Rừng phục hồi (IIa và IIb)
    + Rừng thứ sinh (IIIa và IIIb)
    + Rừng nguyên sinh (IV)
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    11 Chương 3. Điều tra rừng (10 tiết)
    3.1. Khái niệm lâm phần
    3.2. Điều tra cây riêng lẻ
    - Thân cây và các bộ phận của cây
    - Công thức đơn giản tính thể tích thân
    cây
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    12 3.3. Điều tra lâm phần
    - Đặc điểm của lâm phần
    - Phương pháp xác định mật độ lâm phần
    - điều tra nhanh trữ lượng lâm phần
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    13 3.4. Điều tra tài nguyên rừng
    - Phương pháp điều tra
    - Phương pháp thống kê tài nguyên rừng
    - Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng
    2 tiết
    Thuyết
    trình
    trên lớp
    14 Bài tiểu luận: Phân tích cấu trúc và vai trò của
    rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát
    triển kinh tế xã hội và môi trường hiện nay?
    2 tiết Về nhà
    15 Bài tập xác định trữ lượng lâm phần 2 tiết Về nhà
    6. Nội dung chi tiết của môn học:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...