Luận Văn Điều Tra Và Đánh Giá Tình Hình Kinh Tế Hộ Của Xã Viên HTX.NN Hòa Thuận Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Giới Thiệu
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong phong trào phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) của cả nước, An Giang
    là một trong những tỉnh đi đầu của phong trào đó và cũng đã gặp không ít khó khăn.
    Sau một thời gian hoạt động mô hình HTX đã bộc lộ những hạn chế làm cho khá
    nhiều HTX bị phá sản hay sản xuất không hiệu quả cho đến khi Luật HTX kiểu mới
    ban hành (năm 1996) đã khẳng định vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh tế hàng hoá
    nhiều thành phần. Cho đến nay, mô hình HTX An Giang tăng cả về mặt số lượng và
    hiệu quả hoạt động với hình thức hoạt động ngày càng mở rộng. Tuy giá trị đóng góp
    của kinh tế HTX trong tổng thu nhập của cả nước nói chung của tỉnh An Giang nói
    riêng là không đáng kể nhưng có giá trị về mặt xã hội rất lớn, HTX ra đời đã giải
    quyết một số lao động tại địa phương, thông qua công tác thị trường của HTX giúp
    nông dân đầu ra sản phẩm nông sản dễ dàng hơn và họ mạnh dạn đầu tư sản xuất. Sự
    tồn tại và phát triển mô hình HTX cho thấy nhu cầu liên kết hợp tác trong sản xuất –
    kinh doanh là cần thiết, nhất là lĩnh vực nông nghiệp trong việc ứng dụng khoa học kỹ
    thuật để tạo nên chất lượng sản phẩm đồng loạt và khối lượng sản phẩm lớn để đáp
    ứng nhu cầu ngày càng cao của thi trường. Với yêu cầu đó, HTX.NN Hoà Thuận được
    thành lập (năm 1997) theo kiểu HTX kiểu mới. Giống như các HTX khác ở An Giang,
    HTX.NN Hoà Thuận lúc đầu cũng thực hiện dịch vụ bơm tưới lúa 3 vụ cho các xã
    viên và ngay năm đầu hoạt động HTX đã có lãi. Từ thành công ban đầu HTX.NN Hoà
    Thuận ngoài dịch vụ bơm tưới đã mở rộng thêm hoạt động kinh doanh - dịch vụ như:
    dịch vụ đầu tư và bao tiêu trồng bắp thu trái non do HTX liên kết và hợp đồng với
    Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp tỉnh (Antesco), dịch vụ chăn nuôi bò cho hộ
    xã viên, các hoạt động HTX hằng năm thu lãi trên 60.000.000 đồng/năm. Cán bộ
    quản lý HTX được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm quản lí
    thêm các dịch vụ theo yêu cầu sản xuất của xã viên như: cung ứng vật tư nông nghiệp,
    dịch vụ lúa giống, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, công cụ sau thu hoạch, để thực hiện
    được cần có thêm nguồn vốn nhưng HTX cũng đang trong tình trạng khó khăn chung
    của các HTX trên cả nước đó là thiếu vốn hoạt động và trang thiết bị. Vì vậy những
    phúc lợi mà HTX đem lại cho xã viên còn hạn chế. HTX chưa có kế hoạch cụ thể,
    thiết thực để giúp hộ xã viên có đầu ra cho sản phẩm mà chủ yếu là lúa. Vì thu nhập
    5
    chủ yếu của hộ xã viên từ lúa nhưng trong thời gian gần đây giá cả hàng nông sản bấp
    bênh và ngày càng có xu hướng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung,
    sản xuất lúa gạo nói riêng; thêm vào đó các mặt hàng phục vụ cho ngành nông nghiệp
    lại tăng cao như phân bón điển hình như phân urê, vào năm 2002 nhập khẩu phân urê
    từ Nga là 110 USD/tấn nhưng đến 09/2004 giá urê đã đạt kỷ lục là 270 USD/tấn. Vì
    thế người sản xuất nông nghiệp càng ít có cơ hội đạt được hiệu quả cao trong hoạt
    động sản xuất của họ, tuy năm nào HTX cũng có lãi nhưng lãi cổ phần còn quá thấp
    (128.000 đồng/cổ phần/năm). Do đó đa số xã viên sản xuất nông nghiệp đời sống vẫn
    còn gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do thực đề tài "Điều tra và đánh giá tình hình
    kinh tế hộ của xã viên HTX.NN Hòa Thuận huyện Chợ Mới tỉnh An Giang " để
    có thể nắm rõ hơn tình trạng đời sống vật chất và nguyện vọng của các xã viên.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Điều tra tình hình kinh tế tài chính của các xã viên trong HTX.NN Hoà
    Thuận.
    Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra để hiểu được tình hình kinh tế hộ và
    đánh giá được mô hình kinh tế nào là phù hợp.
    Nêu ra những khó khăn và thuận lợi chung về đời sống kinh tế, điều kiện tự
    nhiên của người dân trong xã. Đề xuất hướng để khắc phục đối với lãnh đạo các cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...