Luận Văn Điều tra tổng kết kỹ thuật và hiệu quả nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ xã Vĩnh Thạnh Trung, huy

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 GIỚI THIỆU
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam và lúa là cây lương thực truyền thống quan trọng nhất được trồng ở đây. Hệ thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài hơn 5000 km vì thế được đánh giá là vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thủy sản (Ủy Ban Sông MêKông, 1992). Trong nhiều năm qua lũ thường xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở các tỉnh thượng nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cư dân và các hoạt động sản xuất nông - ngư nghiệp. Vì vậy vấn đề kiểm soát lũ đang là một cố gắng lớn của Chính phủ nhằm ổn định sản xuất và đời sống người dân sống trong vùng. Một trong những biện pháp quan trọng là phải tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong mùa lũ. Do đó, diện tích mặt nước ở dạng đất ruộng ngập lũ có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Qua phát triển đa dạng canh tác sản xuất trong mùa lũ, những mô hình này đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người dân. Cho đến nay, một số mô hình nuôi thuỷ sản - đặc biệt là nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mùa lũ đã được thực hiện với kết quả ban đầu rất khả quan, mở ra hướng chủ động sản xuất trong mùa lũ.
    An Giang phát động mô hình nuôi TCX vào năm 2001. Khi chưa phát động mô hình này trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài hộ nuôi với diện tích nhỏ hẹp. Nhưng một vài năm sau, khi phong trào này được phát động thì diện tích nuôi TCX trên ruộng lúa đã phát triển rất nhanh. Năm 2001 toàn tỉnh có 199,26 ha ruộng nuôi tôm, đến năm 2004 diện tích tăng lên 566,90 ha. Vì mô hình nuôi TCX trên ruộng cho thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm cho dân nghèo (làm thuê, bắt ốc bươu vàng bán cho các hộ nuôi tôm) và phù hợp với đa dạng hóa sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế của huyện (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2003).
    Một số huyện đã thực hiện triển khai mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa có hiệu quả như Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn, Trong đó Châu Phú là địa phương có tổng diện tích nuôi TCX đứng thứ hai toàn tỉnh. Những năm gần đây, số hộ cũng như số diện tích nuôi TCX ở huyện không ngừng tăng lên: năm 2001 diện tích 26,68 ha với 23 hộ nuôi đến năm 2004 tăng lên 85,65 ha với 42 hộ nuôi (tập trung ở các xã Vĩnh Thạnh Trung, Bình Phú, Ô Long Vĩ, ), và hiện nay xã Vĩnh Thạnh Trung đứng đầu với tổng diện tích 25,3 ha với 15 hộ nuôi.
    Mục tiêu:

    Để tìm hiểu hiệu quả kinh tế - xã hội do mô hình đem lại và kỹ thuật nuôi của nông hộ tại địa phương.
    Đồng thời tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của các nông hộ trong quá trình canh tác.
    Đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho người sản xuất và đồng thời qua đó cũng nhân rộng mô hình nuôi tôm.
    Chính những mục tiêu trên đề tài: “Điều tra tổng kết kỹ thuật và hiệu quả nuôi TCX trên ruộng lúa trong mùa lũ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004” được thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...