Luận Văn Điều tra tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong hoạt động nuôi tôm Thẻ Chân Tr

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    A. Lý do chọn đề tài

    Ngành thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sả ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
    Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản cao hơn các ngành khác cả về trị số tuyệt đối lẫn tương đối, đặc biệt là so với ngành gần gũi nhất là nông nghiệp. bên cạnh có tra, cá ba sa thì sản phẩm chế biến từ tôm có vị trí hết sức quan trọng. đạc biệt là giai doạn hiện nay, sản phẩm từ tôm Thẻ Chân Trắng đòng vị trí quan trọng trong thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
    Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành thuỷ sản nước ta đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động nông thôn. Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn 1990 - 2000, thuỷ sản Việt Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, đến năm 2007 Việt Nam đó vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin), được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Năm 2009 cả nước đã xuất khẩu được 1,15 triệu tấn sản phẩm thủy sản, đạt giá trị 4,04 tỷ USD chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, giá trị cỉa tôm là 1,59 tỷ USD chiếm 39,26%.
    Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, mục tiêu củng cố và phát triển thị trường của ngành trở nên khó thực hiện. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về VSATTP, trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, quy định IUU về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn Global GAP, BRC của EU ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất được những sản phẩm đảm bảo “sạch từ trang trại tới bàn ăn”. Trong khi đó, nghề nuôi tôm của nước ta hiện nay chỉ là mô hình sản xuất nhỏ, manh mũn, hộ gia đình, trình độ học vấn có hạn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức, thiếu kỹ thuật . Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực hiện tốt vấn đề quy hoạch và giám sát chất lượng vùng nuôi, đặc biệt là chưa quản lý chật chẽ vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm.
    Trong thời gian qua vấn đề dư lượng thuốc khác sinh trong sản phẩm thủy sản nói chung, và sản phẩn từ tôm thẻ nói riêng vẫn còn tồn tại trong sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, cũng như các thị trường mới và lơn của Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người nuôi trồng cũng như người tiêu dung trong và ngoài nước, đồng thời ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của mặt hàng thủy sản Việt Nam.Điều đó, dẫn đến:
    1) Gây thiệt hại lớn cho người nuôi trồng, đặc biệt là các hộ dân sử dụng nguồn vốn đi vay để tham gia hoạt đông nuôi tôm. khi các loại hóa chất đem sử dụng không đạt hiệu quả, dẫn đến nghèo lại nghèo thêm.
    2) Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho doanh nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ cả số lượng và chất lượng, gây nên nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
    Đứng trước những vấn đề trên, yêu cầu đạt ra hiện các sản nay là phải tạo ra phẩm sạch, tạo điều kiện nuôi và thông tin tốt nhất về các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học cho người nuôi tôm Thẻ Chân Trắng, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    Điều tra tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong hoạt động nuôi tôm Thẻ Chân Trắng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị”.

    B. Mục tiêu chọn đề tài
    1) Đánh giá được hiện trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
    2) kiến nghị một số giải pháp trong vấn đề sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.

    Phần II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu.
    - Các loại thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi tôm Chân Trắng trong thời gian qua.
    - Tôm thẻ chân trắng (panaeus vannamei) giai đoạn nuôi thương phẩm.
    2.2. Vật liệu điều tra.
    - Phiếu điều tra.
    - Các ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng.
    - Nhật ký nuôi tôm ở các ao.
    - Sổ, bút ghi, phương tiện đi lại.
    2.3. Nội dung
    - Điều tra đánh giá hịên trạng và hiệu quả quản lý sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học từ người dùng.
    - Điều tra hoạt động kinh doanh thuốc, hoá chất và CPVS từ nhà phân phối.
    - Đánh giá hiện trạng quản lý của các cơ quan hữu trách.
    - kiến nghị một số giải pháp quản lý dựa trên kết quả phân tích điều tra.
    2.4.Tthời gian và địa điểm nghiên cứu.
    - Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/04/2011 đến ngày 30/06/2011.
    - địa điểm ngiên cứu: tại vùng nuôi tôm huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
    2.5. Phương pháp nghiên cứu
    Điều tra phỏng vấn phi thực nghiệm.
    - Điều tra từ các hộ dân tham gia hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
    - Điều tra từ các đại lý kinh doanh thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học.
    - Điều tra từ các phòng ban quản lý thuốc thú y thuỷ sản của huyện, xã.

    Phần III. Kết quả và thảo luận.
    3.1. kết quả điều tra sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản
    3.1.1. mục đích sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học
    3.1.2. mức độ sử dụng.
    3.1.3. hiệu quả sử dụng
    3.2. các cơ sở kinh doanh.
    3.2.1. đại lý cấp I
    * thông tin chung
    * tình hình quản lý
    * khó khăn trong kinh doanh
    3.2.2. đại lý cấp II và bán cho người dân.
    * Thông tin chung.
    * các mặt hàng kinh doanh
    3.3. Tình hình nhập khẩu các sản phẩm.

    Phần IV. Kết luận và kiến nghị.
    4.1. Kết Luận.

    - Hiện trạng sử dụng thuốc
    - Hiệu quả sử dụng thuốc
    - Nhận thức của người nuôi và các chủ đại lý
    - Hoạt động kinh doanh.
    - Quản lý của cơ quan chức năng.
    4.2. Kiến nghị.
    - kiến nghị dành cho các nhà quản lý
    - Kiến nghị dành cho các nhà kinh doanh
    - kiến nghị dành cho người n
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...