Luận Văn Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Điều tra tình hình sảnPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Đặt vấn đề
    Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phát triển nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người - xã hội mà nó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển như công nghiệp, chế biến, lâm - ngư nghiệp, chăn nuôi và giải quyết vấn đề việc làm cho con người, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho con người. Trong đó ngành trồng nấm đang dần chiếm một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp. Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm năm nay.
    Nấm ăn có nguồn gốc từ tự nhiên hoang dại, chúng được con người phát hiện ra sau những trận mưa rào ở trong rừng, trên đồng cỏ, trên các thân gỗ mục, trên đống rơm rạ . Lúc đầu con người chỉ hái mang về ăn, khi phát hiện đây là một loại sản phẩm quý, con người đã tìm mọi cách để bảo quản và nhân giống nó lên. Nhờ sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tìm ra các cách chọn tạo ra các giống nấm có năng suất cao để đưa vào sản xuất.
    Nấm ăn bao gồm nhiều loại như nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Mộc Nhĩ, nấm Hương . là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao như rất giàu protêin, gluxit, các axit amin, vitamin, chất khoáng các hoạt chất sinh học khác. Vì thế mà nấm được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Ngoài ra nấm còn có tác dụng làm thuốc như làm thuốc phòng chống khối u, tăng cường khẳ năng miễn dịch của cơ thể, thuốc trợ tim, làm giảm lượng mỡ trong máu, giải độc bổ gan, bổ dạ dày, hạ đường huyết, chống phóng xạ (như nấm Linh Chi, Mộc Nhĩ trắng, nấm Hương ).
    Việt Nam, có điều kiện tự nhiên(khí hậu nhiệt đới) kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc sản xuất nấm, có khí hậu rất phù hợp cho các loại nấm ăn phát triển quanh năm, giá thể dùng để sản xuất rất dồi dào, tiềm năng lao động trong nông thôn còn rất lớn .
    Nước ta, trong một số năm gần đây là một trong những nước có sản lượng nấm lớn. Đặc biệt là xuất khẩu nấm Rơm đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng nấm. Mỗi năm xuất khẩu khoảng 100.000tấn sang các thị trường Châu Âu, Châu Mĩ .
    Tính đến nay nước ta có trên 40 tỉnh thành phố sản xuất nấm ăn như Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên , Hải Dương, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang , Phú Thọ .
    Trong ngành sản xuất nấm ăn thì sản xuất nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ, Mộc Nhĩ là loại nấm đang được sản xuất chủ yếu tại các địa phương, nấm sinh trưởng nhanh, nguyên liệu sản xuất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng, kỹ thuật sản xuất và chế biến không phức tạp, nhà xưởng sản xuất đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư cao. Đây là một mặt hàng đang được người tiêu dùng tin dùng do có hàm lượng dinh dưỡng cao, là sản phẩm sạch, là loại rau cao cấp. Ngày nay có rất nhiều loại nấm khác có giá tri dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao như nấm Linh Chi, nấm Đùi Gà, nấm Trân Trâu.
    Ngoài ra việc sản xuất nấm còn mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, làm giàu cho bà con nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, các sản phẩm phụ của ngành sản xuất nấm còn làm phân vi sinh bón cho cây trồng rất hiệu quả(nguyên liệu làm nấm Linh Chi, nấm Mỡ, nấm Rơm ) và còn tận dụng được các sản phẩm phụ như bông phế liệu, rơm rạ, mùn cưa, cỏ, bã mía làm nguyên liệu cho sản xuất nấm, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường. Không những thế, ngành sản xuất nấm còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng nấm, làm tăng thu nhập quốc dân(GDP) cho quốc gia, và còn kéo theo các ngành khác phát triển mạnh như chế biến, công nghiệp . Chính vì thế mà việc gây trồng và phát triển nấm ăn đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng.
    Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là huyện sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh trong tỉnh. Hàng năm các phế thải trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là từ sản xuất lúa, mỗi năm có tới hàng trăm nghìn tấn rơm rạ thải ra mà chưa sử dụng hết. Trong một số năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nấm ăn nhằm thu hút sử dụng lao động dư thừa, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tăng thu nhập.
    Nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm trong huyện và đề xuất những giải pháp phát triển nghề trồng nấm sau này cho địa phương để tận dụng lợi thế sẵn có ở địa phương giúp phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang”.
    MỤC LỤC

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích 3
    1.3. Yêu cầu 3
    2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn . 4
    2.2. Ý nghĩa kinh tế . 6
    2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh 7
    2.3.1. Đối với nấm Mỡ: . 7
    2.3.2. Đối với nấm Sò: 8
    2.3.3. Đối với nấm Rơm: 8
    2.3.4. Đối với nấm Mộc Nhĩ: . 8
    2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới 9
    2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam 11
    3.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 18
    3.2. Nội dung nghiên cứu 18
    3.2.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Việt Yên. 18
    3.2.2. Điều tra về hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên 18
    3.2.3. Điều tra về hiện trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Việt Yên 18
    3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm ở huyện . 19
    3.2.5. Đánh giá tiềm năng phát triển sản xuất nấm của huyện 19
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 19
    4.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên 20
    4.1.1. Vị trí địa lý: . 20
    4.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp . 23
    4.1.3. Điều kiện kinh tế: 25
    4.1.4. Điều kiện xã hội: . 27
    4.1.5. Điều kiện về cơ sở hạ tầng: 27
    4.1.6. Về dân số: . 28
    4.1.7. Về giáo dục: 29
    4.1.8. Về y tế: 29
    4.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện . 30
    4.3 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ nấm trên địa bàn huyện . 34
    4.4. Phương hướng sản xuất trồng nấm trên địa bàn huyện 36
    4.5. Một số quy trình sản xuất một số nấm được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên 36
    4.5.1. Quy trình sản xuất nấm Sò được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên. 36
    4.5.2. Quy trình sản xuất nấm Rơm được áp dụng trên địa bàn huyện . 38
    4.5.3. Quy trình sản xuất nấm Mỡ được áp dụng trên địa bàn huyện Việt Yên 39
    4.6. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ một số loại nấm của một số nông hộ trên địa bàn huyện Việt Yên 40
    4.6.1. Hiện trạng sản xuất nấm Sò của một số nông hộ trên địa bàn huyện Việt Yên. 40
    4.6.2.Hiện trạng sản xuất nấm Rơm của một số nông hộ trên địa bàn huyện Việt Yên 42
    4.6.3 Hiện trạng sản xuất nấm Mỡ của một số nông hộ trên địa bàn huyện Việt Yên 44
    4.6.4. Hiện trạng sản xuất nấm Mộc Nhĩ của một số nông hộ trên địa bàn huyện Việt Yên 46
    4.6.5. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm . 47
    1. Kết luận . 50
    5.2 Đề nghị . 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...